BÀI THUỐC CHỮA SUY NHƯỢC CƠ THỂ
Công thức:
Hột mít 400g
Cám gạo nếp 200g
Đường trắng 220g
Mầm non mạ 40g
Gừng tươi 20g
Mơ tươi 20g
Cách bào chế:
1. Hột mít tươi (nếu không có dùng khô cũng được):
rửa sạch, bỏ vỏ cứng, đồ lên cho chín giã nát cho thật nhỏ.
2. Cám gạo nếp:
lấy tinh chất cám bỏ hết tạp chất không để lẫn mày thóc vỏ chấu để sông không sao cho vào thuyền tán tán nhỏ giây kỹ cho thật nhỏ mịn nấu thành cháo cám thật dẻo.
3. Mầm non mạ:
dùng mầm tươi giã nát nhỏ cho thật nhỏ (Bất đắc dĩ mói dùng mầm khô).
Cách ủ mầm mạ:
ủ thuốc như ủ đế gieo mạ: lấy 3 phần nước sôi, 2 phần nước lạnh hòa đều đô dâm dấp vào thóc (Không cứ gì thóc nếp tẻ hoặc chiêm mùa) ngày ngâm đêm vót mai đổ vào cái giàng dùng rơm, dạ hoặc lá chuối, lá sen ủ. Phải tùy theo loại lúa từng thời tiết mà ủ lâu hoặc chóng thường thường mùa nóng ủ từ 3 hoặc 4 ngày, mùa rét ủ độ 7, 8 ngày, lúa mùa chóng được, lúa chiêm lâu hơn khi mầm chồi ra độ 1 phân rưỡi tây nếu là lúa chiêm, độ 2 phân rưỡi nếu là lúa mùa thì được, bỏ hết vỏ thóc chỉ dùng mầm lúa giã nát cho thật nhỏ, nếu muốn trữ sẵn có thế phơi khô dùng dần.
4. Gừng tươi:
rửa sạch gọt bỏ vỏ sát vào bàn mai rồi đem giã mới khỏi bị sơ nếu còn sơ phải nhặt bỏ hết.
5. Mơ vừa chín tới:
không xanh mà cũng không quá chín, rửa sạch gọt vỏ ngoài và hột bỏ đi, chỉ dùng thịt mơ, giã nhừ cho mịn.
Cách ủ thuốc cho lên men:
– Cả 6 thứ giã nhỏ lẫn với nhau cho đểu và mịn, đựng vào cái nồi hồng bằng đất hoặc bằng nồi sành, rồi để nồi vào trong giữa 1 cái bồ, dưới bồ lót độ 10 phân tây trấu, chung quanh nồi để lá tre giã 1 ít lá khoai nước hay lá sen ủ cẩn thận để giữ sức nóng trên bồ lại dạy nắp cho thật kín.
– Trước khi ủ phải vẩy 1 ít nước lã đun sôi để còn âm ấm vào thuốc, trộn cho đều. Trong khi ủ cứ độ 3 giờ lặi mở lá phủ trên nồi quấy cho đều thuốc để khỏi lên mốc, mùa rét độ 4, 5 giò lại quấy 1 lần. Mỗi lần quấy lại vảy một ít nước âm ấm. Mùa nóng ủ chừng 7 ngày, mùa rét ủ chừng 15 ngày là được.
– Khi ủ được rồi nêu khô quá thì cho trên mặt ít 1 ít nước đun sôi vào cho loãng như cháo đặc để lên bếp đun chừng 30 phút (kể từ lúc bắt đầu sôi). Khi đun phải quấy luôn tay cho đặc lại và khỏi bị bén nồi, không được cho thêm nước lã vào, nếu còn thì cho thêm một ít nước đang sôi già vào.
– Đun xong bỏ ra để nguội viên nhỏ bằng hạt ngô.
Cách dùng:
người lởn mỗi ngày uống 2 lần 30 viên. Uống vào lúc đói (không cứ buổi nào). Uống chiêu với tý rượu. Dùng 15-20 ngày. Nghỉ 5 ngày dùng đợt sau.
Trẻ em: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 đên 20 viên (tuỳ theo lứa tuổi mà uống nhiều hay ít). Uổng vào lúc đói, chiêu với nước chè tươi (nếu không có chè tươi dùng nước lã đun sôi). Dùng liền từ 10 ngày đên 25 ngày đã có kết quả tốt.
Chủ trị:
là thuốc bổ Tỳ Vị, dùng cho những em bé biếng ăn, chậm lớn, hay chảy rãi, nhất là dùng cho cả người lớn và trẻ em sau khi ốm mới khỏi, trẻ còn yếu, khí huyết còn suy nhược.
Cẩm kỵ:
không cấm kỵ gì, có thai cũng dùng được.
Phản ứng:
vài hôm đầu mới dùng thuốc thấy trung tiện nhiều hơn thường lệ.
Nhận xét và phân tích về kết quả: cha tôi sở dĩ nghiên cứu được bài thuốc này dùng có hiệu quả là nhờ đã đọc sách thuốc và sách khoa học Nhật Bản dịch sang tiêng Trung quốc như trong bài này dùng mầm mạ là chất Xúc tác trong đó có chất làm việc lên men, chất men sẽ làm biến tinh bột thuốc và đường kính (Sarcarose) từ chỗ hạt mít ăn hay đầy đến chỗ ăn không đầy mà thành chất bổ, chóng tiêu, đường kính biến chất thành đường mật (Maltose) ngọt gấp 3 lần trước khi ủ nhiều chất bổ và dễ tiêu hơn.
– Gừng tươi có tính tiêu thực khi ủ thì tinh bột lên men hợp với chất cay trở nên thơm hơn, bổ hơn, ngoài ra còn có tác dụng giữ nhiệt độ trong khi ủ thuốc.
– Mơ phải vừa chín tới vì chín quá thì ít vitamin A và c, xanh quá thì ít vitamin B ở đây dùng ít để giúp cho việc lên men vì thêm chất vitamin mà chủ yếu bài này lấy hạt mít vị quân, cám vị thần vì trong hai chất này có nhiều chất đạm, chất kích thích dạ dày..vv… ngoài rá có nhiều sinh tố và là thức ăn có chất bổ làm tăng nhiệt lượng, mỗi một gam thuốc có thể cho tới 6, 7 calo nhiệt lượng nên đối vối người hư hàn rất thích hợp nhưng không phải vì thế mà những những người đang không hàn phải kiêng. Mà trái lại vẫn dùng được vì thuốc không thuộc loại nóng do đó lúc dùng thuốc đại tiện vẫn bình thường. Những người đi đại tiện lỏng dùng thuốc sẽ đặc lại, những người đi táo sẽ nhuận hơn và trong cần có số thực vật như ở trong rau nên kích thích ruột làm cho sự tiêu hóa được nhẹ nhàng.
Ghi chú: đường cốt lấy cho tinh khiết nếu không có đường kính dùng đường cát (đường vàng) trưng vào thăng lên rồi đánh cho đặc lại dùng cũng được hoặc thay bằng mật mía cũng được.
Kết quả:
hồi ông thân sinh tôi còn sống làm bài thuốc này bán đã nổi tiếng ở Hải Phòng. Trong thòi kháng chiến tôi phổ biến cho rất nhiều người dùng đều có kết quả tốt. Đặc tính của thuốc là có kết quả hiển nhiên mà lại dùng toàn bằng vị thuốc nam dễ kiếm. Bệnh nhân dùng đều rất tin tưởng. Kinh nghiệm tôi dùng 20 năm nay thấy có kết quả 100%.
Lịch sử phương thuốc:
do ông thân sinh là lương y ích Thái ở Hải Phòng nghiên cứu từ năm 1920. Bản thân được truyền lại từ khi còn ít tuổi.
Lương y Nguyễn Tử Hoàng