TỀ TỨ BIÊN

臍四邊穴
EP 68 Qí sìbiān xué.

TỀ TỨ BIÊN
TỀ TỨ BIÊN

Xuất xứ của huyệt Tề Tứ Biên:

«Thiên kim.»

Tên Hán Việt khác của huyệt Tề Tứ Biên:

Tề-trung tứ biên, Tề- trung tứ huyệt.

TỀ TỨ BIÊN
TỀ TỨ BIÊN

Đặc biệt của huyệt Tề Tứ Biên:

Kỳ huyệt.

Mô tả của huyệt Tề Tứ Biên:

1. VỊ trí xưa :

Trên, dưới, hai bên của giữa rốn đo ra mỗi bên 1 thốn (Thiên kim).

2. VỊ trí nay:

Nằm ngửa, ở giữa huyệt Thần khuyết đo lên, xuống, phải, trái mỗi nói 1 thốn. Tất cả là 4 huyệt.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tề Tứ Biên:

Viêm trường vị cấp mãn tính, co thắt dạ dày, phù thũng, tiêu hóa kém.

TỀ TỨ BIÊN
TỀ TỨ BIÊN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa hoặc bầu.

Tham khảo của huyệt Tề Tứ Biên:

1. <<Thiên kim>> ghi rằng: “Trị trẻ em động kinh, mình cứng thắng như người chết, trong bụng sôi, cứu Thái dương và huyệt ở trên dưới và hai bên rốn mỗi bên đo ra một thốn. Tất cả là 6 huyệt.
2. <<Châm cứu không huyệt cập kỳ liệu pháp tiện lãm>> ghi rằng: “Tề-trung tứ biên là kỳ huyệt, ở chính giữa rốn và hai bên, trên dưới mỗi nơi đo ra 1 thốn. Tất cả là 5 huyệt. Châm 5-8 phân (giữa rốn không châm), cứu 3 – 7 lửa, chủ trị viêm ruột mãn tính, các loại co giật của trẻ con, còn trị đau nhức vùng bụng, co thắt dạ dày, bệnh phù thũng, sôi ruột, đau do thoát vị, giãn dạ dày, tiêu hóa kém”.
3. Có sách lấy huyệt này bằng cách đo hai mép miệng làm thành 1 thon. Từ rốn đo trên, dưới, trái phải mỗi nơi một thốn miệng. Tất cả 4 huyệt.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.