HUYỆT TẤT QUAN
膝關穴
Liv 7 Xiguàn (Sikoann, Tcheu Koann).
Xuất xứ của huyệt Tất Quan:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Tất Quan:
– “Tắt” có nghĩa là xương đầu gối.
– “Quan” có nghĩa là khớp.
Huyệt nằm sát khớp đầu gối, nên có tên là Tất quan (khớp xương đầu gối).
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Tất quan. Quan là chỉ quan tiết có nghĩa là lắc léo, là khớp. Huyệt ở chỗ hỏm dưới Độc tỷ 2 thốn. Chủ trị các chứng bệnh đau khớp gối do phong tý, bệnh thuộc đầu gối. Do đó được gọi là Tất quan”.
Huyệt thứ:
7 Thuộc Can kinh
Mô tả của huyệt Tất Quan:
1. Vị trí xưa :
Ở chỗ hõm dưới gối 2 thôn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Xác định huyệt Âm Lăng-tuyền. Huyệt Tất quan ở chỗ hỏm ngang với huyệt Âm Lăng-tuyền và sau huyệt này độ 1 khoát ngón tay. Ngồi co chân để điểm huyệt.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Tất Quan:
là phần trên cơ sinh đôi trong cơ khoeo, chỗ bám của gân cơ bán mạc vào mặt sau xương chày than kinh vận dộng cơ là nhánh của dây chày sau và nhánh của dây thần kinh hông khoeo to. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tất Quan:
Thường có tác dụng tại chỗ trị viêm khớp gối, thống phong.
Lâm sàng của huyệt Tất Quan:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Ủy trung, Tam lý, Âm lăng tuyền trị sưng nhức 2 đầu gối (Đại thành). Phối ủy trung trị sưng nhức đỏ đau 2 đầu gối (Đại thanh).
2. Kinh nghiêm hiện nay :
Phối Lương khâu, Độc tỵ, Huyết hải trị viêm khớp gối.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1,5-2 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 phút.
Tham khảo của huyệt Tất Quan:
«Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau bên trong đầu gối lan ra cả đầu gối làm chân không co duỗi được, chạy vào bụng, gây đau ở họng- thanh quản dùng huyệt Tất quan làm chủ”.