Một điều rất thông thường là mắt của các bé sơ sinh cử động biệt lập với nhau cho đến khi được từ tám đến mười tuần tuổi. Vào khoảng thời gian này, đôi mắt của em bé sẽ phải trở nên thẳng hàng vĩnh viễn. Nếu điều này không xảy tới, và một hoặc cả hai mắt lệch lạc đi, người ta gọi hiện tượng này là lác hay lé, chứng bệnh này rất thường là do một tình trạng mất cân đối cơ bắp con mắt, nó cũng có thể kết hợp với những dị tật khác với thị giác như là tật viễn thị hay cận thị. Não bù trừ lại hiện tượng con mắt đi lạc, bằng cách chặt bớt những gì con mắt thấy.
Triệu chứng có thể gặp?
Mắt có vẻ nhìn về hai hướng khác nhau.
Việc gì phải làm trước tiên?
Nếu bạn nghĩ là mắt con bạn ngó lạc trọng điểm, bạn hãy kiểm tra điều này bằng cách cho cháu nhìn theo ngón tay của bạn hoặc một món đồ chơi màu mè. Hãy nhìn coi cả hai mắt có cùng theo dõi đồ vật không hay nếu có một con mắt đi lạc sàng một bên.
Có cần đi khám bác sĩ không?
Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu chứng lác mắt kéo dài tới sau khi con bạn được ba tháng tuổi.
Bác sĩ sẽ có thể làm gì?
- Bác sĩ sẽ chữa trị căn bệnh bằng cách bịt con mắt khỏe bằng một miếng đệm bông hay một tấm che. Miếng bịt mắt này buộc các cơ bắp của con mắt đi lạc làm việc và trở nên mạnh hơn. Phép chữa trị này chỉnh lại tính trễ nải của con mắt trong vòng bốn hoặc năm tháng.
- Nếu con bạn lớn hơ. Một nhà chuyên môn về mắt sẽ dậy cho con bạn một loại những bài tập bắt trước đơn giản để giúp làm mạnh các cơ bắp mắt.
- Nếu chứng lác của con bạn đi kèm với một dị tật thị giác nào đó, và cần đeo kính, bạn sẽ được giới thiệu tới một chuyên gia về mắt kính.
- Nếu chứng lác không khỏi, ngời ta có thể thực hiện phẫu thuật để sửa lại tình trạng mất cân đối cơ bắp con mắt. Việc sẽ không nên tính tới cho đến khi con bạn được ít nhất hai năm tuổi.
Việc gì có thể làm để giúp?
- Hãy cho con bạn đi kiểm tra mắt mỗi năm.
- Nếu bạn băn khoăn về đôi mắt con bạn, hãy yêu cầu được giới thiệu tới gặp một bác sĩ nhãn được một ý kiến khác.