LỤC VỊ ĐIAN HOÀNG HOÀN
六味地黄丸
Liùwèi dìhuáng wán
Tiền Ất
Phần 5
Trương Trọng Cảnh dùng hoàn này để chữa chứng tiêu khát cho Hán Vũ Đế, Dụ Gia Ngôn nói:”Chứng hạ tiêu uống nước một đấu, tiểu tiện cũng một đấu, cho nên dùng bài này để bẻ gãy cái uống nước nhiều khiến cho thuận chiều. Nghĩ như Thận thủy bị hãm ở dưới thì tiêu, Thận thủy không bốc lên nhiều thì sinh ra khát, bỏ nguyên lý ấy còn chữa cái gì. Sách ” Kim Quỹ” lại dùng phương thuốc này để chữa Cước khí xông lên làm cho bụng dưới tê dại; lại chữa chứng chuyển Bào ở Phụ nữ, tiểu tiện không thông; đổi tên bài này là Thận khí hoàn bởi vì theo nghĩa thu nhiếp thận khí về nguồn.
Bài này gia Hoàng Bá, Tri Mẫu mỗi thứ 2 lạng gọi là Tri Bá Bát vị hoàn chữa chứng âm hư hỏa động, Xương yếu, Tủy khô. Vương Băng bào như thế là làm mạnh thủy khống chế dương quang, mạch của Xích bộ phải vượng mới dùng phương này, đây là bổ thiên nhất để sinh ra thủy.
Chu Đan Khê nói:” Quân hỏa tức Tâm hỏa, Nhân hỏa tức Quân hỏa; hỏa này có thể dập tắt, có thể bẻ gẫy được, cho nên những loại như Hoàng Liên có thể khống chế được. Tường hỏa là thiên hỏa mà thiên hỏa là Long Lôi hỏa là âm hỏa; hỏa này không thể lấy cái ẩm của nước mà bẻ gãy được, phải nên theo loại đó để chinh phục, chỉ có loại như hoàng Bá mới có thể giáng được. Xét bài Tri Bá Bát vị hoàn với Quế Phụ Bát vị hoàn, hai bài này hàn nhiệt trái ngược hẳn với nhau mà uống váo đều thu hoạch được công hiệu, nguyên do là vì bẩm tố cơ thể người ta nó khác nhau cho nên mới có bổ âm, bổ dương nên rất thỏa đáng. Việc dùng thuốc vốn để bổ xung vào chỗ thiếu thốn mà đặt ra bài thuốc này.
Sách Y Quán nói:” Bộ Xích ở bên Tay trái Mạch Hư Tế Sác là chân âm của Thận bất túc nên dùng Lục vị hoàn để bổ âm, Xích Mạch bên Tay Phải mạch trầm Tế Sác đó là tướng hỏa của Mệnh Môn bất túc nên dùng Bát vị hoàn để bổ dưỡng. Nếu như 2 bộ Xích Vi Nhược đó là Âm Dương đều hư, nên cho uống Thập bổ hoàn; đấy đều là tư dưỡng nguồn sinh hóa của tiên thiên. Từ đó các đời sau đều dùng tất cả Tri Bá để bổ âm, Trái lại làm tổn hại cho Tỳ Vỵ phần nhiều không chịu nổi, không thể cảm thấy hiểu biết, cho nên nêu ra để nói rõ.