HUYỆT TÚC THÔNG CỐC Ở ĐÂU?
足通谷穴
B 66 Zú tōng gǔ xué (Trong Kou)

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

Xuất xứ của huyệt Thông Cốc ở đâu?

Từ Sách «Linh khu – Bản du».

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Thông Cốc là gì?

– “Thông” có nghĩa là ngang qua hay đi qua.
– “Cốc” có nghĩa là thung lũng, nói đến chỗ hỏm xuống.
“Túc” có nghĩa là chân.
Xương bàn chân có chỗ trũng xuống phía trước ví như mạch khí của Túc Thái-dương đi qua, lại thông với Nhiên cốc của Túc Thiếu-âm kinh. Mặt khác, huyệt là thuộc Vinh thủy của Thái-dương Bàng-quang, vì thế kinh khí đi ngang qua nó một cách nhanh chóng, nên gọi là Thông cốc.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

Tên Hán Việt khác của huyệt Thông Cốc là gì?

Thông cốc, Mi bản, Mi thượng

Huyệt thứ:

66 Thuộc Bàng-quang kinh.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

Đặc biệt của huyệt Thông Cốc là gì?

“Vinh” huyệt, thuộc “Thủy”.

Vị trí của huyệt Thông Cốc nằm ở đâu?

1. Vị trí xưa:

Bờ ngoài ngón chân út, huyệt nơi chỗ hỏm trước khớp bàn ngón chân (Giáp ất, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

2. VỊ trí nay:

Chỗ hỏm bờ ngoài phía trước khóp xương ngón chân 5. Huyệt ở trên đưòng tiếp giáp da gan chân-mu chân.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Thông Cốc là gì?

là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân út. Đầu sau đót thứ nhất xương ngón chân út – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S1.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thông Cốc là gì?

1. Tại chỗ, Theo kinh:

Đau đầu, chóng mặt.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

2. Toàn thân:

Suyễn, xuất huyết mũi, bệnh tâm thần.

Lâm sàng của huyệt Thông Cốc:

 

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

a. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thúc cốt, Đại- trường du trị có cục có hòn cuộn trong bụng, đau quặn cuộn lên xuống ở ruột non (Đại thành).

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

b. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Tuyệt cốt, Khiếu âm trị có vị giác đắng trong miệng. Phối Thiên trụ, Phong trì, Thái dương trị đau đầu hoa mắt.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,2 – 0,3 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

Tham khảo của huyệt Thông Cốc:

1. «Linh khu – Vân khẩu» ghi rằng: “Con người bệnh hắt hơi. Dương khí hòa lợi đầy lên đến Tâm, xuất ra ỏ mũi, gây thành hắt hơi. Bổ Vinh huyệt của Túc Thái-dương ỏ huyệt Mi bản, cũng có nơi cho là Mi thượng”.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Mình đau nhức, hay kinh sợ, chảy máu cam, chọn huyệt Thông cốc làm chủ”.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

3. «Đại thành» quyển thứ 6, ghi rằng: “Thông cốc chủ về đau đầu hoa mắt, hay sợ sệt, chảy máu cam chảy mũi nước hắt hơi, đau gáy, mắt lờ mờ hoa hoa, đau sườn ngực, ăn không tiêu”.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

4. «Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Kiết lỵ, thoát vị, đau Tiểu-trường, chọn Thông cốc (cứu 100 lửa), Thúc cốt, Đại-trường du”.
5. Theo “Linh khu – vấn khẩu” huyệt này còn gọi là Mi bảo, Mi thượng.
6. Theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi rằng huyệt này là “Vinh huyệt” của Túc Thái dương kinh.

HUYỆT TÚC THÔNG CỐC
HUYỆT TÚC THÔNG CỐC

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.