PHÉP CHÂM BỔ TẢ TRƯỚC SAU
A- NGUYÊN VĂN :
Âm thịnh nhi dương hư, tiên bổ kỳ dương111, hậu tả kỳ âm nhi hòa chi. Âm hư nhi dương thịnh, tiên bổ kỳ âm(1), hậu tả kỳ dương nhi hòa chi.
(Linh khu : Thủy chung)
B- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Kinh âm tà khí thinh, kinh dương chính khí hư, phải bổ chính khí của kinh dương trước, rồi mới tả tà khí của kinh âm sau, qua đó mà điều hòa sự thái quá và bất cập. Kinh âm chính khí hư, kinh dương tà khí thịnh thì nên bổ chính khí của kinh âm trước, rồi mới tả tà khí của kinh dương sau, qua đó mà điều hòa sự thái quá và bâ’t cập.
C- CHÚ THÍCH :
(1) Tiên bổ kỳ dương, tiên bổ kỳ âm Trương Giới Tân giải thích:“Đấy là dựa vào mạch Thôn khẩu và mạch Nhân nghinh để phân biệt âm dương. Nếu mạch Thốn khẩu thịnh thì kinh âm thịnh mà kinh dương hư, nên bổ dương trước tả âm sau để điều hòa. Nếu mạch Nhân nghinh thịnh thì kinh dương thịnh, kinh âm hư, nên bổ kinh âm trước, tả kinh dương sau để điều hòa. Vì sao ? Bởi vì việc trị bệnh điều trước tiên là phải lo nâng đỡ chính khí rồi sau mới trị tà khí, việc công tà không khó, việc phạt hư thì phải tránh, qua đoạn kinh văn này cho thấy phép châm hay dùng thuôc đều có cùng một đạo lý vậy”.