PHÉP CHỮA CHỨNG UẤT
A- NGUYÊN VĂN :
uất(1)chi thậm giả, trị chi nại hà ?
Mộc uất đạt(2ichi, hỏa uất phát(3)chi, thổ uất đoạt(4)chi, kim uất tiết(5)chi, thủy uất chiết(6)chi. Nhiên điều kỳ khí, quá giả chiết chi, dĩ kỳ uý(7)dã, sở vị tả chi.
Giả(8)giả hà như ?
Hữu giả kỳ khí, tắc vô cấm dã.
(Tô’ vấn : Lục nguyên chính kỷ đại luận)
B- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Bệnh uất nặng nên chữa như thế nào ?
Can mộc uất phải dùng thuốc thư sướng điều đạt; Tâm hỏa uất thì phải dùng thuốc phát tán; Tỳ thổ uất thì phải dùng thuốc hạ để cướp đoạt; Phế kim uất thì phải dùng thuốc sơ tiết tuyên thông; Thận thủy uất thì phải dùng thuốc trục thủy bẻ gãy sau đó mới có thể điều chỉnh khí cơ của ngũ tạng, phàm khí thái quá thì phải ức chế bẻ gãy nó, vì thái quá thì sợ bị bẻ gãy, tức là phép tả.
Nếu là tà khí khác đến gây bệnh thì nên chữa trị như thế nào ?
Nếu vì lý do chính khí hư mà tà khí khác đến gây bệnh thì không cần phải tuân thủ phép tắc cấm kỵ “dùng thuốc hàn tránh hàn, dùng thuốc nhiệt tránh nhiệt”nữa.
C- CHÚ THÍCH :
(1) Uất: Chỉ bệnh uâ’t của ngũ tạng.
(2) Đạt: Chỉ thư sướng điều đạt.
(3) Phát: Tuyên hóa phát tán.
(4) Đoạt Trương Cảnh Nhạc chú giải:“Đoạt là chữa thẳng vào. Bệnh thổ uât, thuộc tính tháp trệ, tạng của nó là tỳ vị, bệnh chủ tại cơ nhục tứ chi, tổn thương tại vùng ngực bụng. Tính thổ sợ đùn trệ, hễ trệ ở thượng tiêu thì chữa thẳng bên trên, nên dùng phép thổ, trệ ở trung tiêu thì chữa thẳng vào trung tiêu, nên dùng phép công trục, trệ ở hạ tiêu thì chữa thẳng vào hạ tiêu, nên dùng phép tả hạ. Cách chữa đó gọi là đoạt, không chỉ dùng phép tả hạ thôi”.
(5) Tiết M: Vương Băng chú:“Tiết có nghĩa là thâm tiết, giải biểu, lợi tiểu tiện
(6) Chiết ịỈỴ’. Vương Băng chú:“Chiết là bẻ lại, ức chế khí xung nghịch”.
(7) Dĩ kỳ úy úy có nghĩa là úy kỵ, chỉ bẻ lại, khí thái
quá phải bẻ lại, tức dùng phép tả, thế cho nên nói khí thái quá kỵ bị bẻ lại.
(8) Giả Ý nói mượn. Vương Băng chú:“Chính khí bất túc, khí giá lâm lân lên, mượn hàn, nhiệt, ôn, lương để thay bốn chính khí”.
E- LỜI BÀN :
Đoạn kinh văn này luận giải nguyên tắc trị liệu chứng bệnh ngũ uất, đây là chỉ bệnh uất do khí ngũ vận gây ra, điều này rất có ý nghĩa chỉ đạo trên lâm sàng. Đời sau các y gia đều dựa trên tinh thần này liên hệ cách trị liệu chứng uất do ngũ khí và ngũ tạng sinh ra, đồng thời còn tổng kết và phát huy thêm về mặt lý luận. Y gia Ông Tảo luận giải rất đáng tham khảo, nay xin trích lục lại như sau:“Mộc đạt là nói mộc uất thì phải điều đạt. Chữ đạt có nghĩa là thư sướng. Bệnh thuộc chứng mộc uất, dùng phép thanh liễm can phong, nên dùng vị thuốc cay sơ tán, dùng vị thuốc cam để hòa hoãn, dùng vị thuốc khổ gây nôn để cân bằng lại khí cơ. Nói chung những cách làm cho mộc khí thư sướng điều đạt đều là phép trị mộc uất.
Hỏa phát, là nói hỏa uất thì phải phát tán. Chữ phát có nghĩa là cho phát tán hóa giải. Bệnh thuộc chứng hỏa uất là bên ngoài bị hàn bó lại, nên dùng vị thuốc tân ôn để phát tán, dùng vị tân cam để đưa lên, dùng vị tân lương để giải biểu, dùng tân khổ để hóa giải, những cách làm cho hỏa khí phát tán, hóạ giải đều gọi là phép trị hỏa uâì.
Kim tiết, là nói kim uất thì phải tiết hạ. Chữ tiết có nghĩa là tuyên tiết, sơ giáng. Bệnh thuộc chứng kim uất là do táo khí bị hỏa vây khổn, nên dùng vị thuốc cay để tuyên phát, sơ tán, tư nhuận, dùng vị thuốc đắng để tiết, để giáng, để thanh, những cách làm cho táo khí tuyên thông, thông sướng, đều là phép trị chứng kim uất.
Thủy chiết, là nói thủy uất thì phải bẻ lại. Chữ chiết ở đây có nghĩa là thâm tiết, công trục tả hạ. Bệnh thuộc thủy uất, thủy thấp ứ trệ, nên dùng vị thuốc tân khổ công trục, dùng vị thuốc tân đạm(cay nhạt) để thấm tiết khơi thông, những cách làm cho thủy khí lưu thông không ứ đọng đều là phép trị thủy uất.
Thổ đoạt, là nói thổ uất phải tước đoạt. Chữ đoạt ở đây có nghĩa là hãn, thổ, hạ lợi. Bệnh thuộc thổ uất, thấp khí bị phong tà ngăn trở, bệnh ở biểu phải dùng phép hãn, bệnh tại lý phải dùng phép công trục, bệnh ồ thượng tiêu phải dùng phép gây nôn, bệnh ở hạ tiêu thì dùng phép thông lợi, những cách trị làm cho thổ khí không ùn tắc đều là phép trị thổ uất vậy”.