Đại Hoàng: Tác dụng và liều lượng
大黃
Tên dùng trong đơn thuốc:
Sinh đại hoang, Thục đại hoàng, Sinh quân, Xuyên quân, Tửu quần, Tướng quân, Cẩm vản, Chê’ cẩm vãn, Tây trang hoàng, Dại hoàng thán.
Phần cho vào thuốc:
Rễ và thân rễ.
Bào chế:
Ngâm thuốc sống vào nước lã trong chốc lát cho mềm, lấy ra thái lát (phiên) phơi khô, dùng sống, sao rượu, sao thành than, hoặc hấp chế.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, tính hàn, vào bốn kinh tỳ, vị, đại tràng, can.
Công dụng:
Thông rửa tràng vị, phá tích hành ứ.
Chủ trị:
– Chữa thức ốn lưu cữu đinh trệ lại trong tỳ vị, lợi thủy, tiêu thũng.
– Có thể công hạ được ứ huyết, chữa con gái bế kinh, ung nhọt đinh độc sưng đau và hoàng đảm (vàng da) do thấp nhiệt.
ứng dụng và phân biệt:
Khí vị đại hoàng đêu dày đậm. sức mạnh hay đi xuống thảng hạ tiêu, lại có thể đi vào phần huyết, dùng sống sức công hạ mạnh, bào chế sức công hạ chậm hơn, dùng liều lượng ít, nhọ, tác dụng kiện vị (làm khỏe dạ dày).
Kiêng kỵ:
Tràng vị khống cố nhiệt tà uất kết, ứ huyết trưng hà (báng hôn cục), đàn bà khi có mang và sau khi đẻ, khi thấy kinh nguyệt và vị khí hư nhược đều cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng cân đến 5 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Tiểu thừa khí thang (Bài thuốc trong Thương hán luận). Chữa bệnh thuộc kinh Dương minh, trong bụng co’ phân táo bón mà khí trở trệ không vận ho’a bài tiết ra ngoài được.
Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực cho nước lã vào sắc, bỏ bã, chia uống làm hai lần, uộng lần đầu đi ngoài được ròi, còn thừa không uống nữa.
Tham khảo:
Đại hoàng không nên sắc lâu, nói chung phàn nhiều cho vào sắc sau, sắc qua, hoặc ngâm vởi nưác sôi cho ra nước cổt, uống riêng.