Đau Đầu, mất ngủ, rối loan tiêu hóa có chữa khỏi bằng thuốc Nam?
Bệnh nhân:
(nam), 45 tuổi.
Trưởng phòng Kế toán Công ty xuất nhập khẩu Hải Súc sản.
Chứng bệnh:
Đau đầu mất ngủ, người nóng nực, chân tay lạnh ăn không ngon, bụng đầy hơi, sôi bụng nhiều, đại tiện bất thường, khi táo, khi nhão, có vết thương cũ ở chân trái, hễ trở trời thì đau nhức chỗ bị thương.
Tiền sử:
Viêm gan, hay đau đầu thường xuyên, mất ngủ, người uể oải, khi nóng nực chân tay ra nhiều mồ hôi lạnh.
Khám:
Vọng:
sắc mặt xanh, hai mí mắt dưới lợt, người uể oải.
Vấn:
sôi bụng ít, sôi êm ả, có hôm không sôi, đau bụng đầy bụng lẩm nhẩm ngày đêm, không có ợ hơi, động khí đấm nhẹ dưới rốn, có hôm không đấm, đau ngang eo lưng, đấm lưng thường xuyên, mất ngủ mấy ngày đêm liền.
Thiết:
Mạch huyền khẩn dài cả hai tay.
Kết luận:
Hàn khí kết ở tỳ.
Thuốc chữa:
– Phương I:
Mộc hương 12g
Trần hì 10g
Bán hạ 6g
Binh lang 16g
Hậu phác 10g
Thổ linh 16g
Hoàng câm 10g
Liên nhục 10g
Uống ba thang trong tuần, uống liền hai tuần.
Hai tuấn sau, tái kiểm: Mạch khẩn dài có giảm, bệnh nhân kêu còn ít ngủ và hay sôi bụng về đêm.
– Phương II:
Hoài sơn 10g
Lá Hoắc hương 8g
Đảng sâm 12g
Hậu phác 8g
Liên nhục 12g
Đại phúc bì 10g
Sa nhân 10g
Thương truật 10g
Uống ba thang -tuần, uống hai tuần liền.
Tuần sau có thêm Can khương 4g, kết quả mạch còn cứng mà chậm, bệnh nhân nói, ngủ trong tuần này hai đêm chập chờn, còn bốn đêm mỗi đêm ngủ được 3 giờ. Thể là tiến bộ, đến đây tôi gặp ngày nghỉ phép dài hạn, cho bệnh nhân ra Viện.
THẢO LUẬN
Bệnh lý:
Bệnh nhân có tích II này nằm nói trú cùng buồng với bệnh nhân có bệnh tích I, đều do tôi điều trị, bời vậy dễ so sánh viết ra đây:
Nói về mạch:
Bệnh nhân I cả hai tay đều thực là nội nhiệt, là khí sức mạnh trong thực có khẩn là nội nhiệt kiêm ngoại hàn, hàn này chỉ là phụ, nèn bệnh tích I nhiệt nhiều hàn ít.
Bệnh nhân II sắc mặt thường tái xanh là hàn.
Sôi ruột: Bệnh nhãn I, nhiệt khí mạnh hơn hàn khí mà sôi, sôi nhiều, sôi mạnh là nhiệt.
Bệnh nhân II hàn khí mạnh hơn nhiệt khí mà sôi, sôi ít, sôi êm ả, có hôm không sôi, là hàn.
Đau bụng, đầy bụng:
Bệnh nhân I đau đây có từng lúc là nhiệt.
Bệnh nhân II đau dầy lấm tấm ngày đêm, là hàn.
Ợ hơi, bệnh nhân I vì nhiệt khí đẩy lên mà ợ là nhiệt.
Bệnh nhân II không có ợ hơi là hàn.
Động khí đấm ở rốn:
Bệnh nhân I đấm mạnh, đấm liên tục là nhiệt.
Bệnh nhân II đấm nhẹ, có hôm không đấm là hàn.
Đau lưng, Bệnh nhân I đau lưng chỉ đau đôi lúc lại hết là khí sức còn mạnh là nhiệt.
Bệnh nhân II đau ngang eo lưng, đấm lưng thường xuyên là khí sức suy, thận suy, thận hàn.
Mất ngủ, Bệnh nhân I chỉ khi nào nhiệt khí quấy động lèn mới khó ngủ, còn không ngủ hễ ngả lưng là ngủ vì sức người mạnh.
Bệnh nhân II mất ngủ mấy ngày đêm liền đó là mất ngủ đã mấy năm từ trước, mất ngủ này bởi mạch Khẩn, nội hàn đã từ lâu, lại mạch huyền là đã mất sức.
Nhìn sơ qua mấy bệnh nhân phân tích kể trên thấy rằng bệnh tích có nhiệt tích hàn tích khác nhau, vậy điều trị cũng phải khác nhau.
Y lý:
Bệnh lý khác nhau, hướng điêu trị cũng khác nhau.
– Bệnh nhân I, tiêu tích mạnh nhưng trong đó phải đem hàn dược thanh tâm hỏa để trị nhiệt rồi sau phải tưới nhuần cho thận.
– Bệnh nhân II tiêu tích nhí mà trong đó chỉ thanh nhiệt mệt lúc ban đầu rồi sau phải bổ tỳ, ôn trung, hạ khí, cho tiến thực mới lấy lại sức cho toàn trạng.
Dược lý:
– Phương I.
Mộc hương, Binh lang để ôn trung thuận khí.
Trần bì, Hậu phác tiêu thực, chán động tiêu hóa.
Bán hạ đi với Trần bì để tiêu đàm nhớt.
Thổ linh (tẩm gừng sao) để thăm thấp.
Khổ qua, Hoàng cầm đi chung trong các chất thuốc để gọi là có phần thanh trừ lao nhiệt ít chút ì úc bán đầu.
– Phương II.
Thương truật, Hậu phác bình hòa con vị và thấm thấp khoan trung.
Hoắc hương ôn vị tiêu thực
Đại phúc bì mở đường ruột cho hàn khí trọc khí đi xuống.
Sa nhân hạ khí tiêu thực ôn trung.
Hoài sơn, Liên nhục, Đảng sàm bình bổ tỳ vị và dưỡng khí, tất cả bình bổ tỳ vị và dưỡng khí, tát cá chú ý vào bình hòa tỳ vị là ngủ được, không phải dùng thuốc thanh tâm giáng hỏa.
Lương Y Định Ninh