Chữa Da khô bằng thuốc Nam được không?
Bệnh nhân:
(nam), 48-tuổi.
Cán bộ Bộ Tài chính.
Chứng bệnh:
Da khô, nóng nảy bứt rứt khó ngủ, môi miệng đắng, tâm thân hoảng hốt, ăn ít, thích uống nước lạnh, tiểu màu vàng, đêm tiểu hai lần, đi cầu phân hơi lỏng.
Tiền sử:
viêm gan mãn tính hơn 20 năm, gốc có sốt rét, bị sốt xuất huyết 1 lần đã từ lâu, lại còn bị trĩ nội.
Khám:
Vọng:
Lưỡi trắng dày, chung quanh lưỡi lốm đốm đỏ lử, chân răng hai hàm đỏ tím. Sắc mặt da hồng sẫm như có vẻ săn dạc.
Thiết:
Tay phái mệnh hỏa thịnh, tỳ vị càng thịnh hơn.
Tay trái thận thủy trầm, án không đến nỗi suy nhưng so với mệnh hỏa vần bị mệnh hỏa đốt cháy, tâm hoạt.
Thuốc chữa:
Thanh nhiệt lương huyết.
Hoàng bá 12g
Cát căn 12g
Thạch cao 16g
Trắc bá diệp 20g
Sài hồ 12g
Mộc thông 10g
Tuần đầu chỉ cho uống năm thang.
Sau đó mỗi tuần tái khám 1 lần (sáu lần) các bệnh bớt dần dần, thuốc vẫn cho uống 6 vị trên, khi thêm Thổ phục linh 12g, khi thêm Hoạt thạch 16g, Hoàng cầm 8g, khi thêm Sinh địa 10g, trước sau cộng 10 vị uống đến khỏi. Ra Viện (14-4-79) bồi dưỡng Hà sâm hoàn
Bệnh nhân nói: “Lương y xem mạch đoán giỏi, bệnh tôi cứ dùng thuốc đắt tiền trị viêm gan mãi không khỏi, nay Lương y dùng thuốc sư sài trị tâm vị mà lại khỏi, đáng lý tôi còn uống nữa nhưng vì bạn đi công tác miền Bấc 4 tháng nên tạm xin nghỉ, khi xong việc vào sẽ đến khám lại”.
Bệnh này do Bác sĩ Liên Nga giới thiệu điều trị, Bác sĩ cho biết: Ông này ghê lắm ông biết vị thuốc, khi ông lấy thuốc tuần đầu ra, ông nói với tôi: ‘Thuôc rẻ tiền cả làm sao mà khỏi?”, lời (Bác sĩ) trả lời: “Thì cứ uống đi”, nay được khỏi, ông tín phục lắm đó.
THẢO LUẬN
Bệnh lý:
Thoạt đầu vào khám, thấy người cằn cỗi mà già dặn cứng rắn, tôi đọc qua bệnh án và khám môi khô, lưỡi đày trắng, chung quanh lưỡi lốm đốm lở đỏ, chân răng hai hàm đỏ tím là vị nhiệt.
Nóng nảy bứt rứt khó ngủ, làm thần hoảng hốt, miệng đắng là tâm nhiệt.
Da khô là phế nhiệt.
Tất cả hiện ra màu sắc đỏ sẩm, già dặn cứng rắn lại thích uống nước lạnh, tất cả là tâm vị thực nhiệt và tám mạch hoạt.
Nhìn hiện tượng bệnh ấy và mạch ấy, đúng là tâm vị thực nhiệt liên hệ phế nhiệt đâu có sai.
Ylý:
Thực tắc tả chi: thực thì phải tá nhiệt, nhưng nhiệt này không phải thực nhiệt nên không tả mà chì thanh nhiệt, giải nhiệt, lương huyết.
Thanh nhiệt giải nhiệt đúng vào bộ phận của nó (tâm nhiệt thanh tâm, vị nhiệt thanh vị, V.V… trong phần thanh giải thêm phần đưa nước mát vào tưới cho nhuần cho phế thận.
Khi tâm vị đã hết nóng được mát lại thuần hòa làm sao không khỏi bệnh mà khỏe mạnh.
Nếu bệnh thực nhiệt này đem tả ngay đi cho hết bệnh mau chóng thì cũng được, nhưng sau khi tả tuy hết nóng toàn thể lại sợ rằng những bộ phận không đáng tả cùng ảnh hưởng tỳ vì tả có thể sinh bệnh khác, sau tả cho nên thanh giải là thích hợp hơn.
Dược lý:
– Cát căn giải vị nhiệt, Thạch cao thanh vị nhiệt, Mộc thông thanh lợi tâm nhiệt, Hoàng bá thanh giải mệnh môn hỏa, Sài hồ sơ can giải uất, Trắc bá diệp thêm nước làm mát thận, Thổ linh giải dư nhiệt ở thận, Hoạt thạch đưa nước vào thanh nhiệt cho tâm phế, Hoàng cầm thanh phê’nhiệt lương huyết, Sinh địa thêm huyết mát huyết.
Thuốc tuần đầu chi có 6 vị, bệnh nhân uống 1 tuần năm thang đã thấy dễ chịu, ba tuần sau mỗi tuần thêm vài vị cho đẹp lòng bệnh nhân kể bệnh khi đến khám, tất cả trước sau 10 vị thấy rằng có mát mà không hàn lạnh, đúng hợp với tạng phủ bệnh nhân, nên sự thuyên giảm được mau chóng.
Lương Y Định Ninh