BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH
(Phần 2)
NGUYÊN VĂN :
Đại trường thủ Dương minh chi mạch, khởi vu đại chỉ thứ chỉ chi đoan, tuần chỉ thượng lỉêm, xuất Hợp cốc lưỡng cốt chỉ gian, thượng nhập lưỡng cân chi trung, tuần tý thượng liêm, nhập trửu ngoại liêm, thượng nhu ngoại tiền liêm, thượng kiên, xuất ngung cốt chi tiền liêm, thượng xuất vu trụ cốt chi hội thượng, hạ nhập khuyết bổn, lạc phế, hạ cách, thuộc đại trường; Kỳ chi giả, tòng khuyết bổn thượng cảnh, quán giáp, nhập hạ xỉ trung, hoàn xuất hiệp khẩu, giao Nhãn trung, tả chi hữu, hữu chi tả, thượng hiệp tỵ khổng.
Thị động tắc bệnh xỉ thông cảnh thủng. Thị chủ tăn dịch sở sinh bệnh giả, mục hoàng khẩu can, cửu nục, hầu tý, kiên tiền nhu thống, dại chỉ thứ chỉ thống bất dụng. Khí hữu dư tắc đương mạch sở quá giả nhiệt thủng, hư tắc hàn lật bất phục. Vi thử chư bệnh, thịnh tắc tả chi, hư tắc bổ chi, nhiệt tắc tật chi, hàn tắc lưu chi, hãm hạ tắc cứu chi, bất thịnh bất hư, dĩ kỉnh thủ chi. Thịnh giả Nhãn nghinh đại tam bội vu Thôn khẩu, hư giả Nhãn nghinh phản tiểu vu Thốn khẩu dã.
(Linh khu : Kinh mạch)
DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Kinh thủ Dương minh Đại trường bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ theo mé ngoài ngón trỏ, qua kẻ giữa xương bàn tay 1 và 2 vào hố” chỗ huyệt Hợp cốc, lên dọc phía ngoài cẳng tay giữa hai đường gân, qua phía ngoài khuỷu tay, lên phía ngoài cánh tay, đến phía trước mõm cùng vai, qua vai, cùng các đường kinh dương hội họp nhau tại xương trụ cột sống lưng chỗ huyệt Đại chùy, lại ngoặt xuống vào hô” khuyết bồn liên lạc với phế rồi xuyên qua hoành cách mạc vào hội tại đại trường; Một nhánh từ khuyết bồn lên cổ, lên mặt, vòng môi trên, hai mạch phải, trái giao chéo nhau ở huyệt Nhân trung để đi tới huyệt Nghinh hương ở cạnh hai bên mũi để giao tiếp với kinh túc Dương minh Vị.
Kinh mạch của kinh này phát bệnh thì sẽ sinh ra chứng đau răng, sưng cổ. Kinh này chủ các bệnh về tân dịch, mắt vàng, miệng khô, mũi chảy nước trong hoặc ra máu mũi, họng sưng đau, vai trước và cánh tay đau, ngón cái và ngón trỏ đau không cử động linh hoạt được. Chứng thực của kinh này là nơi có đường kinh đi qua có triệu chứng sưng nóng; Chứng hư của kinh này là có triệu chứng sợ lạnh, rét run, khó âm áp trở lại.
Đối với những bệnh chứng kể trên, nếu là chứng thực thì dùng phép tả, chứng hư thì dùng phép bổ, chứng nhiệt thì dùng phép châm nhanh, chứng hàn thì cho lưu kim, mạch hư hạ hãm thì dùng phép cứu, nếu không thực cũng không hư thì lây huyệt châm theo đường kinh này. Thực chứng của kinh này là mạch Nhân nghinh lớn gap 3 lần so với mạch Thốn khẩu, còn hư chứng thì mạch Nhân nghinh nhỏ hơn mạch Thốn khẩu.
Theo Sách Nội kinh.