BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH

BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH

BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH
BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH

A- NGUYÊN VĂN :

Phế thủ Thái âm chi mạch, khởi vu trung tiêu, hạ lạc đại trường, hoàn tuần vị khẩu, thượng cách thuộc phế, tòng phế hệ hoành xuất dịch hạ, hạ tuần nhu nội, hành Thiếu âm Tâm chủ chi tiền, hạ trửu trung, tuần tý nội thượng cốt hạ liêm, nhập thôn khẩu, thượng ngư, tuần ngư tế, xuất đại chỉ chi đoan; Kỳ chi giả, tòng uyển hậu trực xuất thứ chỉ nội liêm, xuất kỳ đoan.
Thị động tắc bệnh(1) phế trướng mãn, bành bành(2) nhi suyễn khái, khuyết bồn trung thống’31, thậm tắc giao lưỡng thủ nhi mậu(4), thử vi tý quyết(5).
Thị chủ phế sở sinh bệnh giả, khái, thượng khí suyễn khát, phiền tâm hung mãn(6), nhu tý nội tiền liêm thống quyết, chưởng trung nhiệt. Khí thịnh hữu dư, tắc kiên bối thống, phong hàn, hãn xuất trúng phong, tiểu tiện sác nhi khiếm. Khí hư tắc kiên bối thống hàn, thiểu khí bất túc dĩ tức, nịch sắc biến. Vi thử chư bệnh(7), thịnh tắc tả chi, hư tắc bổ chi, nhiệt tắc tật chi, hàn tắc ỉưu chỉ, hãm hạ tắc cứu chi, bất thịnh bất hư(8), dĩ kinh thủ chi. Thịnh giả Thốn khẩu đại tam bội vu Nhân nghinh, hư giả tắc Thốn khẩu phản tiểu vu Nhân nghinh dã(9).
(Linh khu : Kinh mạch)

BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH
BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH

DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Kinh thủ Thái âm Phế khởi đầu từ trung tiêu, đi xuống liên lạc với đại trường, quay lên miệng trên của vị, đi lên qua hoành cách mô, thuộc tạng phế, lại theo đường khí quản đi ngang ra hố nách, men theo mé trong của cánh tay để đi xuống, đi ở phía trước kinh thủ Thiếu âm Tâm, xuống đến giữa khuỷu tay, theo mé trong cánh tay đến rãnh nếp cổ tay sau mỏm xương quay vào thốn khẩu, men theo bờ ngư tế đến tận đầu ngón tay cái, một nhánh ở cổ tay rẽ ra đến đầu ngón tay trỏ ở phía trong rồi giao tiếp với kinh thủ Dương minh Đại trường.
Kinh mạch của kinh này phát bệnh thì phổi đầy trướng, khí không thông sướng, ho hen, chỗ khuyết bồn đau đớn, nặng quá thì bệnh nhân buộc phải hai tay ôm ngực, mắt mờ, đây gọi là bệnh tý quyết. Bệnh do các kinh huyệt của tạng phế sinh ra thì có các triệu chứng như ho, khí nghịch thở dốc, suyễn thở, khát nước, tâm phiền, ngực đầy tức, phía trong mé trước cánh tay đau, toát lạnh, lòng bàn tay nóng. Tà khí thịnh thì vai lưng đau, nếu cảm nhiễm phong hàn ra mồ hôi thì gọi là trúng phong, tiểu lắc nhắt, nước tiểu ít. Nếu khí hư thì vai lưng đau, sợ lạnh, thở dốc hụt hơi, nước tiểu biến sắc.
Đối với những bệnh chứng kể trên, chứng thực thì dùng phép tả, chứng hư thì dùng phép bổ, chứng nhiệt thì dùng phép châm nhanh, chứng hàn thì dùng phép lưu kim, mạch hư hạ hãm thì dùng phép cứu, những bệnh không thuộc thực chứng hay hư chứng thì lấy huyệt châm theo kinh này. Nếu là thực chứng thì mạch Khí khẩu to gấp 3 lần mạch Nhân nghinh, còn hư chứng thì mạch Khí khẩu nhỏ hơn mạch Nhân nghinh.

BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH
BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH

CHÚ THÍCH :

(1) Thị động tắc bệnh, sở sinh bệnh: Thị động tắc bệnh là chỉ bệnh lý phát sinh biến hóa từ kinh khí của đường kinh mạch; Sở sinh bệnh là chỉ bệnh chứng do huyệt của đường kinh chủ quản, cả hai hỗ trợ qua lại với nhau, không thể tách rời một cách miễn cưỡng.
(2) Bành bành Sách ‘Đồ kinh” chú giải : “Chỉ khí không tuyên sướng”.
(3) Khuyết bồn trung thống Ỷ: Trương Giới Tân chú : “Khuyết bồn tuy là đường đi của 12 đường kinh, mà phế thì ở gần hơn, cho nên phế bệnh thì đau”.
(4) Mậu: Mắt hoa.
(5) Thử vi tý quyết: Chữ vi nghĩa là do Tý quyết, chỉ khí của kinh mach ở cánh tay chạy nghịch lên. Ý nói những chứng trạng khuyết bồn đau đớn, hai tay ôm ngực, mắt mờ, đó đều là do kinh khí ở cánh tay chạy nghịch lên gây ra.
(6) Hung mãn Triệu Thuật Đường giải thích: “Ngực đầy khác với trướng đầy Trướng đầy chỉ tạng phế, ngực đầy thì bao gồm các thứ đầy uất”.
(7) Chư bệnh: Các kinh hợp bệnh hoặc do bổn kinh bệnh liên lụy đến kinh khác, hoặc do cạc kinh khác xâm phạm bổn kinh, gọi chung là chư bệnh.
(8) Bất thịnh bất hư, dĩ kinh thủ chi: Ý nói bệnh không dọ tà khí thịnh hay chính khí hư gây ra thì cứ lây huyệt của bổn kinh mà điều trị.
(9) Thịnh giả Thốn khẩu đại tam bội vu Nhân nghinh, hư giả tắc Thổn khẩu phản tiểu vu Nhân nghinh: Câu này ý nói tà khí thịnh thì mạch Thôn khẩu to gấp 3 lần mạch Nhân nghinh, chính khí hư thì mạch thôn khẩu nhỏ hơn mạch Nhân nghinh. Mạch Thốn khẩu tức là mạch Khí khẩu, thuộc Thái âm Phế kinh, vì khí của ngũ tang lục phủ đều nhờ vị khí để đến khí khẩu nên người xưa cho rằng xem mạch Thốn khẩu có thể tìm hiểu kinh khí của 12 tạng phủ. “Lục tiết tạng tượng luận” thì nói chủ về 5 tạng âm kinh. Mạch Nhân nghinh ở 2 bên cổ họng nơi có động mạch cảnh và đường kinh túc Dương minh đi qua, chủ về lục phủ dương kinh.
Nếu dựa theo sự trình bày của kinh văn nói trên thì việc lấy mạch Thốn khẩu so sánh với mạch Nhân nghinh để chẩn đoán hư thực thì quả là khó hiểu, vì mạch Nhân nghinh bao giờ cũng lớn hơn mạch Thốn khẩu gap bội.
Theo Nạn kinh : “Từ bộ quan đến bộ xích là nội xích, chủ về âm. Từ bộ quan đến Ngư tế là nội Thôn khẩu, chủ về dương. Phần âm trong nội xích chiếm một thốn, phần dương nội thôn được chín phân”. Mạch kinh của Vương Thúc Hòa thì nói : “Dương sinh ở xích, động ở thốn, âm sinh ở thốn, động ở xích.” Sách Mạch chẫn tuyển yếu giải thích : “Từ huyệt Ngư tế đến bộ quan là một thốn, trong đó chỉ chiếm chín phân, từ chỗ mõm xương lồi tới huyệt Xích trạch là một thước (thước xưa) chỉ lấy có một thốn, cộng chung cả thảy, chỉ một thôn chín phân, trong đó 3 bộ thôn, quan, xích mỗi bộ được sáu phân, còn lại một phân là ranh giới của âm dương dùng để xem mạch Nhân nghinh khí của phủ Vị. Bên ngoài thì xem mạch Khí khẩu của tạng Phế. Lý do xem mạch Nhân nghinh ở trên chỗ Thôn khẩu là vì tâm huyết và phế khí đều từ tinh vi của cốc khí hóa sinh, cho nên Nhân nghinh là gốc của thôn khẩu Phế kinh, thôn khẩu là thân của mạch Vị Nhân nghinh. Gốc và thân mạch khí tương thông xuyên suốt, nếu có gì biến động, triệu chứng tất sẽ hiện ra ở thân, cho nên có thể chẫn sát mạch Nhân nghinh ở trên chỗ Thôn khẩu mà không cần phải xem mạch Nhân nghinh ở cổ họng vậy Cách lý giải kế trên cũng là một tài liệu đáng được tham khảo.

BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH
BỆNH LÝ CỦA KINH MẠCH

Sách Nội kinh

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.