Bệnh Thái âm kiêm Biểu chứng
–Bệnh thái âm biểu tà chưa hết, dùng phép hạ sớm quá, ngoài nóng rét chưa giảm mà bên trong hàn khí lại tăng thêm, biến tà hãm vào lý phận, hợp với ngoại nhiệt gây ra bệnh ỉa chảy; khí nghịch dương bị hãm xuống, khí trọc âm nghịch lên khiến cho vùng dưới tâm bị căng, vì khí hư lại không chuyển vận được âm dương, công năng thăng giáng đảo ngược cho nên lý chứng không giải được mà biểu chứng cũng không hư, phép chữa phải ôn lý giải biểu dùng bài Quế chi nhân sâm thang (tức là bài Lý trung thang để ôn lý, gia quế chi 16g để giải biểu).
– Bệnh thái dương biểu tà chưa hết, dùng phép hạ sớm quá, mạch hư, bụng đầy, có khi đau là chứng tỳ hư không nên hạ nữa mà cho uống bài Quế chi thang có bạch thược để điều tỳ, hoà trung. Bạch thược bình can, Cán khí không khắc tỳ thì bụng khỏi đau.
Nếu chứng trạng như trên nhưng mạch trầm thực, đại tiện táo kết mà bụng đau dữ, tay đè vào không chịu được, nên phải hạ ngay, dùng bài Quế chi gia đại hoàng thang (tức là bài Quế chi thang bỏ bạch thược gia đại hoàng 8g dể khu trục tích trệ).
Bệnh này do người tạng thực mà có táo kết nên biểu hiện ra dương chứng, thực chứng (có lẽ quy vào thái dương, dương minh hdp bệnh thì đứng hơn).
Âm hoàng:
Bệnh thái dương mà hàn thấp uất lại có thể sinh ra chứng phát hoàng, với sắc vàng tôi sẫm không có hiện tượng phát nóng miệng. Khác với dương minh do thấp nhiệt, sốt lại mà sinh ra chứng vàng da, vàng mắt, sắc vàng tươi sáng gọi là chứng dương hoàng. Thái âm tỳ hư thấp thịnh, hàn thấp ứ trệ mà sinh ra chứng âm hoàng.
Chữa âm hoàng chủ yếu là ôn trung, khu hàn như các bài Lý trung thang hoặc Tứ nghịch thang gia nhân trần, tuỳ theo mức độ của bệnh; nhân trần chủ trị bệnh phát hoàng, nên dùng liều cao từ 20 – 40g.