BỆNH CHỨNG KINH THÁI ÂM
(Tỳ, Phế)
Bệnh thái âm và bệnh dương minh tuy cùng là lý chứng, nhưng về tính chất thì lại trái nhau. Bệnh dương minh là dương chứng thuộc về nhiệt, về thực; bệnh thái âm là âm chứng thuộc về hư, về hàn. Trên cơ chế thì bệnh dương minh là nhiệt kết, táo hoả; bệnh thái âm là hàn kết hoá thấp.
Thái âm là người tỳ tạng vốn bị hư nhược mà hàn tà thừa cơ xâm nhập vào . Sự xâm phạm cùa hàn tà có hai mặt: thực chứng và truyền bệnh.
-Thực chứng:
nghĩa là mới mắc các bệnh hàn tà đã trúng thẳng vào thái âm chứ không phải qua tam dương.
-Truyền bệnh:
là do khi bệnh ở tam dương, chẳng những dùng thuốc khu trục bệnh độc không đúng mức mà lại dùng thuốc hàn lương thái quá, tuy có làm hết được độ nhiệt hoá của tà khí, nhưng việc không đúng đó chẳng những bệnh độc không trừ hết mà lý khí lại chuyển thành hư, không đù sức chông bệnh, tạo điều kiện cho bệnh dễ dàng tiến vào trong thành ra hàn hoá.
Chứng trạng của thái âm bệnh
-Bung đầy mà nôn, ăn không tiêu, đi ỉa chảy ngày càng nậng, bụng đau từng cơn, nếu hạ nhầm thì vùng dưối kết rắn.
Những hiện tượng trên đều là chủ chứng của thái âm bệnh. Do thái âm tỳ tạng hư hàn mà tỳ vị là biểu lý với nhau nên tỳ hàn thì vị cũng hàn. Tỳ vị chỉ tiêu hoá cho nên bệnh phát ra ỏ’ trường vị, hay nói cách khác là do tỳ khí hư hàn, công náng vận hoá sút kém mà ảnh hưởng đến trường vị. Chủ Diạch của thái âm là trầm và hoá nhiệt, đôi khi có mạch tỳ và vô lực; nêu phong tà phạm vào thái âm thì mạch phải hoãn.
Tất cả các triệu chứng trên đều do tỳ vị hư hàn, thấp tà thịnh trong mà gâỵ lên dùng
Lý trung thang công dụng ôn trung, khu hàn: | ||
Nhân sâm | 12g | bổ trung khí, ích tỳ vị |
Bạch truật | I2g | bổ trung khí, ích tỳ vị |
Chích thảo | 8g | ôn trung, khu hàn |
Can khương | 12g | ôn trung, khu hàn |
Phép chữa chủ yếu là phải ôn bổ dương khí ở trung tiêu, trừ tán, táo thấp như bài Lý trung thang và Tứ nghịch thang, tuỳ chứng nặng nhẹ mà sử dụng.
Bài này hay làm thuốc hoàn, nếu để thang gọi là Nhân sâm thang.
Phép gia giảm:
-Trên rôn máy động là thận khí hư, thuỷ khí nghịch lên: bỏ bạch truật và gia quất bì để giáng nghịch.
-Nôn nhiều thuộc khí nghịch: bỏ bạch truật và gia sinh khương để giáng nghịch, chỉ nôn mửa.
-Phát nôn uống nước ỏ đây là tỳ hư không tán bổ được tân dịch, thuỷ ẩm đình trệ lại, khác hẳn với bệnh thương tổn tân dịch, háo khát. Khát này do tỳ hư nên phải lợi dụng bạch truật để bổ thổ, chế thuỷ, kiện tỳ, vận thấp.
-Vùng dưới tâm thổn thức là thuỷ khí láng tâm: gia phục linh để lợi thuỷ.
-Bụng đau là lý hư sinh ra, đau mà thích xoa bóp là trung khí hư nên trọng dụng nhân sâm.
-Lý hàn nhiều nên lợi dụng can khương để tán hàn, nếu tay chân mát nhiều hoặc lạng giá gia phụ tử 12g gọi là Phụ từ lý trung thang (tác dụng ôn tỳ bổ thận).
Có tác dụng hồi dương cứu nghịch.
Phụ tử | 12g | Ôn trung, bổ dương |
Chích thảo | 8g | Ôn trung, khu hàn |
Can khương | 12g | điều trung, bổ hư |
Theo kinh nghiệm của chúng tôi: nếu bệnh nặng, tay chân mình mẩy giá lạnh nhiều, mạch vi hoặc vi dục tuyệt thì can khương, phụ tử phải dùng liều cao 24g đến 40g, còn chích thảo chỉ dùng 8g hoặc 12g.