NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

KINH VĂN

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

Tâm hợp với mạch, vinh ra ở sắc, nó chủ ở Thận(1).

Phế, hợp với bì (da), vinh ra ở lông, nó chủ ở Tâm(2).

Can hợp với Cân, vinh ra ở trảo (các mỏng tay chân), nó chủ ở Phế(3).

Tỳ hợp với Nhục (thịt), vinh ra ở môi, nó chủ ở Can(4).

Thận hợp với cốt (xương), vinh ra ở tóc, nó chủ ở Tỳ(5).

Cho nên ăn nhiều vị mặn (hàm) thì mạch đọng xít mà sắc biến; ăn nhiều vị đắng (khổ) thì bì khô mà mao rụng; ăn nhiều vị cay (tân) thì cân cập (rút, khó co duỗi) mà trảo khô; ăn nhiều vị chua (toan) thì thịt (nhục) xúc (chùn) lại, mà môi rộp lên; ăn nhiều vị ngọt (cam) thì xương đau mà tóc rụng. Đó là sự bị thương của năm Tàng do năm vị gây nên(6)

Cho nên; Tâm ưa vị khổ, Phế ưa vị tân, Tỳ ưa vị cam, Can ưa vị toan, Thận ưa vị hàm… Đó là cái “hợp” của năm vị đối với năm Tàng, do đó mói nuôi nên khỉ cùa năm Tàng(7).

Phàm sắc hiện ra mặt: xanh bọt như sắc cỏ héo, thì chết; vàng bệch như sắc chỉ xác thì chết; đen kịt như sắc bồ hóng thì chết; đỏ sẫm như sắc máu đọng thì chết; trắng bọt như sắc xương khô thì chết. Đó là năm sắc hiện ra triệu chứng chết.

Sắc xanh như màu lông chim trả (bói cá), sắc đỏ như màu mào gà, sắc vàng như màu dưới bụng cua, sắc trắng như màu mỡ đông, sắc đen như màu lông quạ… đều sống. Đó là năm sắc hiện ra cái triệu chứng sống(8).

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

Sinh ra ở Tâm, muốn được như lụa bọc “chu” (đỏ thẫm); sinh ra ở Phế, muốn được như lụa bọc “hồng” (đỏ nhạt, phót); sinh ra ở Can, muốn được như lụa bọc “cam” (đỏ tía); sinh ra ở Tỳ, muốn được như lụa bọc hạt quát lâu (đỏ vàng); sinh ra ở thận, muốn được như lụa bọc “tử” (tía hắt, hơi có màu đen). Đó là chân khí của năm Tàng “vinh” ra ngoài sắc mặt(9).

Sắc, Vị ứng với năm Tàng: Trắng ứng với Phế, vị Tâm; đỏ ứng với Tâm, vị khổ; vàng ứng với Tỳ, vị ngọt; xanh ứng với Can, vị toan; đen ứng với Thận, vị mặn.

Cho nên, trắng ứng với bì, đỏ ứng với mạch, xanh ứng với cân (gân), vàng ứng với thịt, đen ứng với xương.

Bao các mạch đều dồn lên mắt(10); bao các tủy đều dồn lại óc (óc là bể của tùy); bao các gân đều dồn vào khớp (khớp xương); bao các huyết đều dồn vào Tâm; bao các khí đều dồn lên Phế… Đó là sự tuần hoàn sớm tối của “bốn chi, tám khí”(11).

Nguời ta, khi nằm thì huyết dồn về Can(12). Can nhờ huyết nên hay trông; chân nhờ huyết nên hay đi; tay nhờ huyết nên hay nắm; ngón tay nhờ huyết nên hay cầm(13).

Nằm, dậy, ra ngoài bị gió thổi, huyết tụ ở bì phu. Thành chứng tý (vít lấp tê đau), tụ ở mạch lạc thành chứng sáp (huyết không lưu thông), tụ ờ chân thành chứng quyết (giá lạnh). Ba chứng đó đều do huyết lẩn đi không trở lại được nơi cốt không(14) mà gây nên.

Ở con người, có đại cổc 12 phận, tiểu khê 354 nơi, là 12 Du… Đó đều là nơi tụ hội cùa Vệ khí. Tà khí “khách” ở đó, có thể dùng châm thạch cho tiết bỏ đi(15).

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

Bắt đầu chẩn bệnh, phải xét rõ âm dương kinh khí cùa năm Tàng đế đoán bệnh. Muốn biết bệnh bắt đầu từ kinh nào, phải lấy kinh khí cùa năm Tàng làm căn bản.

Phàm: nhức đầu, đau trán là do dưới hư trên thực, lỗi tại túc Thiếu âm Cự dương, quá lắm thì vào thận(16).

Chóng mặt choáng váng, mắt mờ tai điếc là do dưới thực trên hư, lỗi tại túc Thiếu dương Quyết âm, quá lắm thì vào Can(17).

Bụng đầy anh ách, suốt tới Chi cách, dưới quyệt, trên mạo (chóng mặt), lỗi tại túc Thái ầm Dương minh(18).

Khái thấu hoi nghẽn, trong “hung” quyết nghịch, lỗi tại thù Dương minh Thái ầm(19).

Tâm phiền dầu nhức, bệnh ở trong cách, lỗi tại thù Cự dương Thiếu âm(20).

về mạch: có đại, tiểu hoạt, sắc, phù. trầm, cỏ thế chia rõ cái tương cùa năm Tàng, có thổ lấy loai đẻ suy; năm Tàng hop với năm âm, có thể lấy ý để biết năm sắc hiện ra nét mặt, có thể lấy mắt để trông. Người.ta nếu hay đem hợp cả sẳc với mạch thì về phép chữa bệnh có thể vẹn toàn(21).

“Xích” mạch hiện đến, thấy suyễn và kiên, ấy là có tích khí ở trong, do bị hại về sự ăn, bệnh đó gọi là tâm lý. Neu bệnh mẳc bởi ngoại dâm, thì cũng bởi nghĩ ngợi khiến cho Tâm hư, nên tà khí mới có thể phạm vào được(22).

“Bạch” mạch hiện đến, suyễn mà phù, đó là trên hư dưó’i thực, sẽ thành chứng kinh, bời có tích khí ở trong hung. Nếu suyễn mà hư, thì gọi là phế tý hàn nhiệt. Bệnh này gây nên bởi say rượu mà nhập phòng(23).

“Thanh” mạch hiện đến, trưòng mà bật mạnh ở tả hữu, đỏ là bởi có tích khí ở Tâm hạ và hai bên sườn gọi là Can tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, với chửng sán giống nhau; hoặc lưng đau chân lạnh và đầu nhửc(24).

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

“Hoàng” mạch hiện đển, đại mà hư, có tích khí ở trong bụng gọi là quyết sán, cùng một chứng trạng với đàn bà giống nhau. Bệnh này gây nên bởi tứ chi cỏ mồ hôi mà gặp gió(25).

“Hắc” mạch hiện đến, trên kiêm mà đại, đó là vì có tích khí ở tiểu phúc với tiền âm, gọi là chứng Thận tý. Chứng này gây nên bởi tắm gội nước lạnh mà đi nằm ngay(26).

Phàm xét những mạch Cơ kinh thuộc về ngũ sắc: mặt vàng, mắt xanh; mặt vàng, mắt đỏ; mặt vàng, mắt trắng; mặt vàng, mắt đen… đều không chết.

Nếu mặt xanh, mắt đỏ; mặt đỏ, mắt trắng; mặt xanh, mắt đen; mặt đen, mắt trắng; mặt đỏ, mắt xanh… đều chết(27).

CHÚ GIẢI:

Tâm chù về huyết mạch, nên mới nói là: “hợp với mạch”. Kinh nói: “Mạch phát hiện ở khí khẩu sắc hiện ra ở Minh đường; cái tinh hoa cùa Tâm hiện lên mặt…” nên đây nói: “vinh ra ờ sắc”. Vinh là tươi đẹp cũng như tinh hoa. Năm Tàng hợp với năm hành, đều có sự tương sinh, tương chế, nên mới có sự sinh hóa. Tâm chủ Hỏa, mà bị chế với thận Thủy. Vì vậy, nên Thận Tàng mới là chủ về sự sinh hóa của Tâm. Nên mới nói: “chù ở Thận”.

(2) Phế chủ về khí, khí chù về biểu, nên “hợp với bì”. Thương hàn ¡uận nói: “Mạch ở Thốn khẩu hoãn mà trì. Hoãn thì Dương khí trưởng, tiếng theo về tiếng “thương”, mà mao phát (tóc) dài…”. Vì mao (lông) liền ở bì, khí trưởng thì mao vinh.

(3) Tùy sinh ra Can, Can sinh ra cân, cho nên mới nói: “hợp với cân”. Trào là cái chất thừa cùa cân, nên mới nói: “vinh ra ở trảo”.

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

(4) Tỳ chù về trung ương Thổ, là một cơ quan thương lẫm, chù về việc vận hóa cái tinh hoa cùa thủy cốc để sinh ra cơ nhục, cho nên mới nói: “hợp với nhục”. Tỳ khai khiến ra miệng, nên mới “vinh ra ở môi”.

(5) Thận chứa tinh mà chù về tủy, cho nên mới nói là: “họp với xương”. Tóc là cái chất thừa cùa tinh huyết, cho nên nó mới vinh ở tóc.

Án: Bài Ngũ hành luận nói rằng: Bắc phương sinh ra khí hàn, hàn sinh ra thủy, thủy sinh ra hàm (mặn), hàm sinh ra thận, thận sinh ra cốt tùy, tùy sinh ra can, can sinh ra cân, cân sinh ra Tâm, Tâm sinh ra huyết, huyết sinh ra tỳ, tỳ sinh ra nhục, nhục sinh ra phế, phế sinh ra bi mao, bì mao sinh ra thận… Đó là do Thiên ất sinh thủy và là sự tương sinh cùa năm Tàng. Lục vị chỉ luận lại chép rằng: Đe hối: Địa lý ứng với sáu tiết, khí vị như thế nào? Kỳ Bá thưa rằng: Ớ dưới Trướng hỏa, thủy khí tiếp theo, ở dưới thủy vị, Thổ khí tiếp theo; ờ dưới Thổ vị, phong khí tiếp theo; ờ dưới phong vị, Kim khí tiếp theo; ờ dưới Kim vị, hỏa khí tiếp theo; ờ dưới quân hỏa; âm tinh tiếp theo. “Cang thì hại, thừa sẽ chế”, chế thì sẽ thành ra sự sinh hóa. Cho nên mới nói rằng: “Tâm hợp với mạch, phế hợp với bì”. Đó là nói về sự tương sinh của năm Tàng. Như nói: “Nó chủ về thận, nó chù về Tâm v.v… đó là nói về sự tương thành cùa năm Tàng.

Lò’i giải tổng quát: Đoạn trên này nói về cái “hợp”, cái “vinh” và cái “chù” của năm Tàng. Ờ con người có mạch, Tâm hợp với nó; ờ con ngườicó sắc, Tâm làm vinh cho nó. Nhưng Tâm thuộc Hỏa, thận thuộc Thủy, Hỏa nó chi sợ có Thủy, bởi thế nên cái chủ về Tâm chỉ có thận. Cũng như qụân chù, là một vị mà nhân dân đều sợ, nên liền lấy người sợ đó làm chủ… Các chữ chủ sau đây, đều theo một nghĩa như thế cả. Ở con người có bì, phe hợp VỚI nó; ở con người có mao, phế làm vinh cho nó. Nhưng phế thuộc Kim, Tâm thuộc Hỏa. Kim nó chi sợ có Hỏa, bởi thế nên cái chủ về phế chì có Tâm. ở con người có cân, can hợp với nó; ở con người có trào, can làm vinh cho nó. Nhưng can thuộc Mộc, phế thuộc Kim, Mộc nó chỉ sợ có Kim, bởi thế nên cái chủ về can chi có phế. Ở con người có nhục, tỳ hợp với nó; ờ con người có môi, tỳ làm vinh cho nó. Nhưng tỳ thuộc Thổ, can thuộc Mộc. Thổ nó chỉ sợ có Mộc, bởi thế nên cái chủ về tỳ chỉ có can. Ở con người có xương, thận hợp với nó; ở con người có tóc, thận làm vinh cho nó. Nhưng thận thuộc Thủy, tỳ thuộc Thổ. Thủy nó chỉ sợ cỏ Thổ, bởi thế cái chù về thận chi có tỳ.

(6) Đoạn này nổi đoạn trên, nói về cái hại của sự thái quá. Năm hành có tương sinh, lại có tương chế, không thể thiên phế (bỏ lệch một bên); nếu sự “chế” thái quá thì lại có hại “tương tặc” (cùng làm hại). Vì thể nên, ăn nhiều vị mặn thì thủy vị thái quá mà làm thương đến Tâm, do đó mạch sẽ đọng xít mà sắc biến. Ăn nhiều vị đắng thì vị Hoả thái quá mà làm thương Phế, do đó bì sẽ khô mà mao rụng. Ăn nhiều vị cay thì Kim vị thái quá mà làm thương đến can, do đó cân sẽ co rút mà trảo khô khan. Ăn nhiều vị chua thì mộc vị thái quá mà làm thương đến tỳ, do đó thịt sẽ dồn xúc lại mà môi rộp lên. Ăn nhiều vị ngọt thi Thổ vị thái quá mà làm thương đến thận, do đó xương sẽ đau mà tóc rụng… Năm vị cốt để nuôi năm Tàng, Tàng này có sự “thiên thắng”, thì cái Tàng không thắng kia sẽ bị thương… Vậy nên cái sự “thừa, chế” ta không nên để cho có lúc thái quá.

(7) Năm vị vào miệng, chứa ờ Trường, Vị rồi biến hóa để nuôi khí của năm Tàng, do đó mới hiện ra năm sác khác nhau, như tiết dưới.

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

(8) Những sắc là triệu chứng chết dều có vẻ khô khan, sạm xĩnh, tức là không có “thần”, không có Vị khí; trái lại những sắc hiện ra triệu chửng sống, đều có vẻ bóng nhoáng mỡ màng, tức là có thần và còn Vị khí.

(9) Tiết trên nói về khí của năm Tàng hiện năm sắc ra ngoài; đây lại nói về cái chân khí của năm Tàng ẩn hiện ra ờ ngoài bì phu. Lụa là một thứ trắng, các sắc hiện ra ở bên trong lụa, không thật bộc lộ ra bên ngoài. Bói

khí chủ về sắc trắng mà “vinh” chủ về sắc hồng… Tựa “như lụa bọc…” tức là

nói: “Cái khí cùa năm Tàng bọc ờ bên ngoài. Tất cả năm Tàng lúc nào cũng phải ẩn hiện ờ đó. Tức như tục ta thường nói: “Có máu mặt”.

(10) Cái tinh khí cùa năm Tàng sáu Phù là 12 kinh mạch đều dồn lên mặt, tụ vào óc, rồi mới dẫn xuống cồ để phân tán đi các nơi.

(11) Bổn chi là chỗ kính Du ra vào cùa năm Tàng; tám khê tức là các chỗ thịt bắp ở bên trong bốn chi và là nơi thống hội chân nguyên cùa năm Tàng. Đoạn này lại nói: kinh huyết của năm Tàng đều gốc ờ Tâm; khí cùa năm Tàng đều gốc ờ phế. Kinh khí vòng đi khắp “bốn chi, tám khê”, rồi dồn lên mắt, tụ vào óc, nhuần gân xương, chơn quan tiết (các khớp xương), sớm tối dẫn đi khắp trong ngoài, như cái vòng không đầu nối. Cho nên người muốn nhận sắc, nên biết cái khí cùa năm Tàng; người muốn chẩn mạch, cũng nên lấy năm mạch làm trước.

(12) Đoạn này nói về huyết theo vệ khí để dẫn đi ở ngoài mạch. Huyết là chât tinh hoa cùa thủy cốc, tràn ngập ờ bên trong, bố tán ờ bên ngoài. Cái thứ dẫn đi ờ trong kinh toại, tức là Vinh huyết, còn tràn ngập ở bên trong tức là nơi Xung nhâm. Mạch Xung nhâm khởi từ bào trung, vòne lên sau lưng, là nơi “bể” của kinh lạc. Cái mạch nổi ra ở bên ngoài, theo bên hữu bụng dẫn lên, bố tán ra bên ngoài, nhuận bì phu, mọc hào mao, lúc thức thì theo “vệ” dẫn trờ về can.

(13) Đây nói về huyết dẫn đi khắp mọi nơi.

(14) Con người có 365 khớp xương (tức là cốt không) lạc mạch đều thấm nhuần vào đỏ.

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

(15) Đại cốc là các huyệt lớn, tiểu khê là các huyệt nhỏ. “Mười hai Du” tức là 12 Du huyệt của Đại cốc. Cái số huyệt cùa Khê, Cốc trên đây, là ứng với so ngày trong một năm. Một năm chi có 360 ngày, trừ sáu ngày “Sóc hư”, còn 354 ngàv, để ứng với cái số Tiều khê. Mỗi năm năm ngày khí doanh, có 940 phận; sóc hư năm ngày, có 940 phận, hợp lại thành 12 ngày để ứng với 12 Du. Lấy một năm 354 ngày, hợp với 12 ngày khí doanh Sóc hư, thành 365 ngày có lẻ, thành một năm. Nên mới nói: “Mỗi nàm ba trăm lè sáu tuần và sáu ngày, lấy tháng nhuận đe định bốn mùa, thành một năm”.

(16) Cự dương lức là Bàng quang. Bàng quang với Thiếu âm cùng là biểu, lý với nhau. Dương khí sinh ra ờ trong thủy Tàng thủy Phủ, mà dẫn

lên đầu trán. Trên đây nói “thực” là chi về tà khí thực; nói chữ “hư” là chi về chính khí hư. Tà khí phạm vào người, trước ở khí phận ngoài bì mao, lưu ở đẩy không tiết ra được thì chuyển vào kinh. Vì thế nên mới nói là lỗi tại Cự dương và Thiếu âm. Quá lắm thì vào thận, đó là kinh lạc bị tà, mà lấn sâu vào Tàng Phủ.

(17) Quyết âm can Tàng, khai khiếu ở mắt, Thiếu dương kinh mạch, dẫn lên ờ tai, tà thực ở dưới, khiển cho kinh khí không thông lên được, nên mới thành ra chứng mắt mờ tai điếc; chính khí hư ờ trên, nên mới thành ra choáng váng.

(18) Bụng là thành quách của Tỳ, Vị. Bụng đầy anh ách, đó là phạm vào khí thận cùa Thái âm Dương minh. Chí cách tức là chi lạc và nội cách. Cái chi lạc của Thái âm Dương minh suốt vào nội cách. Tà ở khí phận, chuyển vào lạc, nên mới đầy ở cả chl cách.

(19) Thù Thái âm chủ về khí và bi mao. Tà phạm vào khí phận bì mao, thi sinh ra chứng khái thấu thượng khí.

(20) Cái khí cùa quân hỏa bị tà phạm ở bên ngoài thì sinh ra tâm phiền ờ bên trong, cái khí của Thái dương bị tà thì gây nên chứng nhức ở trên. Đoạn trên này xét chứng trạng để biết bệnh cùa năm Tàng.

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

(21) Đoạn này nói về chẩn mạch, xem sắc để biết bệnh của năm Tàng. Mạch tiểu là chính khí hư, đại là tà khí thịnh, hoạt chủ về huyết thương, sẩc chù về thiểu khí, phù là bệnh ờ ngoài ờ Phù; trầm là bệnh ờ lý ở Tàng. Sáu mạch trên dây là đại cương cùa các mạch khác.

(22) Dưới đây nói về mạch cùa năm Tàng. Nhưng không dùng tên Tàng mà dùng sắc cùa Tàng. Như “xích” tức là Tâm, “bạch” tức là Phế v.v… “Suyễn” là hình dung mạch nhanh chóng, “kiên” là mạnh và rắn. Gây nên tích khí là bởi thương thực; hoặc để cho ngoại tà phạm được là do Tâm hư.

(23) Phế chù về khí mà hư, nên mạch phù; bệnh ở khí mà không bệnh ở huyết, bệr.li ở trên mà không bệnh ỡ dưới, cho nên mạch trên hư mà dưới thực. Dương khí hư nên thành chứng kinh. “Hung” là một nơl bể cùa khí, khí dó dồn cả lên phế để chù về việc hô hấp. Tà tụ ở bộ phận trên thì chính khí ờ chiên trung sẽ bị hư, cho nên thành chứng suyễn… chân khí chửa ờ phế, chủ về việc dẫn hành vinh vệ âm dương. Giờ âm dương bị hư, thì sẽ gây ncn chứng vãng lai hàn nhiệt. Rượu là một chất lỏng của loài ngũ cóc,

nó có cái tính rất mạnh tợn; nó vào trong VỊ, khiến cho Vị phải trương lên và dồn khí ngược lên, thành ra chứng đầy khó chịu ờ trong hung. Say rượu mà nhập phòng sê thương đến thận, thận là gốc, phế là ngọn. Giờ gốc bị thương cho nên phế hư.

(24) Trường mà bất mạnh tức là mạch “huyền”; mạch huyền là Dương khí bị thương. Phàm chứng hàn thấp phạm vào người ta, phải từ chân trước. Mạch của kinh túc Quyết âm từ chân lên gối, qua Âm khí lên tiểu phúc rồi tới hiếp lặc (xương sườn) cho nên bệnh này cũng giống với bệnh sán thống mà lưng đau và chân lạnh. Quyết âm với Đốc mạch cùng hợp cả ở đỉnh đầu, cho nên có chứng nhức đầu.

(25) Tỳ thuộc về tứ chi. Tứ chi mồ hôi ra mà gặp gió, thì phong thấp sẽ lấn vào tỳ, mà thành ra chứng tích khí. Khí đó bị tích lại, không thấm nhuần ra tứ bàng được, thì nghẽn ở bên trong mà thành ra chứng quyết khí. Sờ dĩ gọi là quyết sán là vì vừa nghẽn mà lại vừa đau. về huyết khí con trai con gái cũng giống nhau, nên đây nói cũng giống với đàn bà.

(26) Trên đây nói mạch ờ trên kiên… tức là kiên đại ở trên mà không trầm. Thận Tàng thuộc về hàn thủy mà chủ khí, cùng với nước lạnh cùng một tính chất, nên mới vì tắm mà sinh bệnh ra vậy.

(27) “Cơ kinh” tức là nói về mạch sắc cùa Xung nhâm. Xung nhâm là cái bể cùa kinh huyết. Huyết cùa năm Tàng đều dồn cả về Can, cho nên hiện ra bên ngoài ta thấy ờ mắt. Mặt chù về khí sắc, mắt chù về huyết sắc. Nhân năm sắc ở mắt mà đều thấy có mặt vàng, đó là âm cùa năm Tàng vẫn còn có dương cùa vị quản, nên không chết. Người ta không có Vị khí thì chết. Mặt không có sắc vàng, tức là không có Vị khí. Ở mặt mà ta chi thấy những sẳc xanh đen và đỏ, v.v… đó là Tàng tà lấn dương, chỉ còn có âm mà không có dương, nên mới đoán là đều chết.

NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
NGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.