KINH LẠC LUẬN THIÊN

KINH VĂN

KINH LẠC LUẬN THIÊN
KINH LẠC LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Lạc mạch hiện ra năm sắc khác nhau. Sở dĩ có sự không giống nhau đó, là vì sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Kinh có thường sắc, còn lạc thì biến dịch rất không thường.

Thế nào là thường?

Tâm đỏ, Phế trắng, Can xanh, Tỳ vàng, Thận đen. Đó là mạch sắc thường cùa các kinh.

Âm dương của lạc, có ứng với kỉnh không?

Sắc cùa âm lạc có ứng với kinh, sắc của dưomg lạc, biến đổi không thường, theo bốn mùa mà dẫn đi(1).

KINH LẠC LUẬN THIÊN
KINH LẠC LUẬN THIÊN

Hàn nhiều thỉ “đọng rít”. Đọng rít thì hiện ra sắc xanh và đen; nhiệt nhiều thì “loãng chảy”(2); loãng chảy thì hiện ra sắc vàng và đỏ. Nếu năm sắc cùng hiện ra một lúc, sẽ thành bệnh vừa hàn vừa nhiêt.

CHÚ GIẢI:

KINH LẠC LUẬN THIÊN
KINH LẠC LUẬN THIÊN

Đây nói về: Âm lạc ứng với kinh mạch mà thành năm sắc. Dương lạc theo bốn mùa mà thành năm sắc. Âm lạc tức là lạc của sáu âm kinh, ứng với kinh của năm Tàng, đều có thường sắc mà không biến đổi; Dương lạc tức là lạc cùa sáu đương kinh, theo với sẳc của bốn mùa để biến đổi… Đỏ đều là cái lẽ thường cùa bốn mùa năm hành, mà đều là vô bệnh. Nếu ở trong bốn mùa, mà lạc của năm Tàng thấy hiện ra xanh đen thì là hàn, vàng đỏ thì là nhiệt.

Vương Tấn Phương nói: Dương là thiên khí, chủ về bên ngoài; âm là địa khí chủ về bên trong. Sáu Phủ là dương, ngoài ứng với khí Tam dương; năm Tàng là âm, trong hợp với nám hành cùa đất. Vì vậy, dương lạc theo bốn mùa của trời; nên sắc biển đổi không thường, mà bên trong thời thông với năm Tàng. Năm Tàng ứng với năm hành, mà ngoài hợp với Tam dương. Đó là sự “hỗ tương” giao hợp với Tàng, Phủ, Âm, Dương.

Án: “Đọng rít”, nguyên Hán văn là “ngưng sáp”. Còn “loãng chảy”, nguyên Hán văn là cháo trạch. Dịch nghĩa như vậy, chi là “gượng”. Vậy về sau, xin cứ dịch nguyên âm cho tiện.

KINH LẠC LUẬN THIÊN
KINH LẠC LUẬN THIÊN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.