Củ Nghệ: Tác dụng chữa bênh, liều dùng và kiêng kỵ – 姜黄 (Khương Hoàng)
Tên dùng trong đơn thuốc:
Khương hoàng
Phần cho vào thuốc:
Củ
Bào chế:
Thái phiến phơi khô để dùng.
Tính vị quy kinh:
Vị cay, đống, tính ôn. Vào hai kinh tỳ, can.
Công dụng:
Hành khí phá huyết.
Chủ trị:
Chữa phong tí cánh tay đau, ngã bị tổn thương gây ứ huyết, đồng thời tiêu tan ung nhọt sưng đau.
Ứng dụng và phân biệt:
1- Khương hoàng, Uất kim, Duyên (huyền) hồ sách đều trị khí ở trong huyết. Song Huyền hồ sách thiên về đi xuống hạ tiêu và vào trong, chữa chứng đau do khí trệ huyết ứ ở
tạng phủ. Uất kim thiên đi lên thượng tiêu. Chữa vùng ngực đau đớn và khí bế tắc. Khương hoàng thiên đi về bên ngoài, chữa đau do khí trệ huyết ứ ở phần ngoài Cơ, Da.
2- Khương hoàng có hai loại Xuyên và Quảng. Khương hoàng trồng ở Tứ xuyên, đúng màu vàng, non mà có râu, bẻ ra trong rỗng có mắt. Khương hoàng trồng ở Quảng đông, màu vàng thẫm, chất thô, hình dẹt mà dài, đều dùng làm thuốc.
Kiêng kỵ:
Nếu không phải uất trệ và nếu không phải người khí mạnh tà thực thì cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng cân năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Khương hoàng tán (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa đàn bà huyết tạng bị lạnh lâu ngày: kinh nguyệt không đều, vùng rốn và bụng đau nhói Khương hoàng, Bạch thược dược, Huyền hồ sách, Mẫu đơn bì, Đương quy, nga truật, Hồng hoa, Quế tâm, Xuyên khung, hai bát nước lã, một nửa bát rượu, sắc lên còn một bát, uống lúc nào cũng được (Trong sách nói hai chung – chung là đơn vị đong ngày xưa, đong được sáu hộc bốn đấu. Nay người ta vẫn dùng quen tên gọi đại diện cho một đơn vị đong. Chúng tôi tạm dịch một chung = một bát để tiện tham khảo N.D.)