Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 蕤仁

Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng
Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng

Tên dùng trong đơn thuốc:

Nhuy nhân, Chế nhuy nhân.

Phần cho vào thuốc:

Nhân trong hột.

Bào chế:

Lấy nhân ngâm với nước sôi, bóc bỏ vỏ, đầu nhọn, rồi giã nát dùng.

Tính vị quy kinh:

VỊ ngọt, tính hơi hàn. Vào hai kinh phế, can.

Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng
Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng

Công dụng:

Dẹp phong nhiệt, tiêu đau mắt sưng.

Chủ trị:

Chữa mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt, toét mắt và hai mi trên và dưới sưng, loét “viền vải điều” do phong tà gây nên.

Ứng dụng và phân biệt:

Gốc tinh thảo trìí phong nhiệt tù ngoài xâm nhập làm cho đau mắt bị mờ nhìn không rõ, thuộc về chứng thực. Nhuy nhân dẹp phong nhiệt ở trong bốc lên (nội sinh) làm cho đau mắt bị mờ nhìn không rõ, thuộc về chứng hư.

Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng
Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng

Kiêng kỵ:

Không phải phong nhiệt thỉ cấm dùng.

Liều lượng:

Một đồng năm phân đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ:

Bài Xuân tuyết cao (Hòa tễ cục phương) chữa màng inộng do phong nhiệt gây nên, mi mát cứng, khóe mắt toét và các chứng mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt, toét mất.
Nhuy nhân (bỏ vỏ, gói vào giấy giã dập bỏ dầu), Long não (tán đều), trộn với mật sống (mật ong) tra, nhỏ vào mắt.

Tham khảo:

Trong Bản kinh gọi Nhuy nhân là Cam ôn, nhưng nhận xét chủ trị về mắt đỏ sưng đau, không thích hợp với thuốc cđ tính ôn, cho nên trong Biệt lục nói vị thuốc này tính hàn là có căn cứ.

Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng
Nhuy Nhân: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.