Sừng Tê Giác: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 犀牛
Tên dùng trong đơn thuốc:
Tồ giác, Ô tê giác, Tê giác tiệm (đàu sừng con Té ngưu), Tê giác phấn (bột sìíng con Tfì ngưu), Tê giác ma chấp (sừng con Tồ ngưu mài lấy nước).
Phần cho vào thuốc:
Sừng chõ mũi con Tê ngưu.
Bào chế:
Dũa sừng con tê ngưu thành bột hoặc thái thành phiến sử dụng, hoặc mài lấy nước cốt uống.
Tính vị quy kinh:
VỊ đắng, chua, hơi mặn, tính hàn. Vào ba kinh: tâm, can vị.
Công dụng:
Thanh dinh huyết, giải nhiệt độc.
Chủ trị:
Chữa các chứng phát ban, sởi, mê man, nói lảm nhảm, huyết nhiệt đi bừa, gây ra thổ huyết, đồ máu cam, đi đại, tiểu tiện ra máu, ứ huyết, trẻ em kinh sài co giật, gây bệnh do nhiệt độc.
Ứng dụng và phân biệt:
Tê giác có phân biệt loại Tiêm la giác (ở Thái – lan) và Quàng giác. Tiêm la giác là tốt nhất, Quảng giác kém hơn. Màu đen nháy kèm nhẵn bống là tốt, nhất là đầu nhọn của sừng có hiệu lực rất mạnh, cho nên còn gọi là ô tê giác (ô là đen).
Kiêng kỵ:
Nếu không phải nhiệt tà vào phần huyết thì cấm dùng.
Liều lượng:
Uổng trong tù ba phân đến tám phân, nếu là thang thuốc to có thể dùng từ một đồng cân đến ba đống cân. Loại Quảng giác dùng ba đồng cân đến năm đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Tê giác Địa hoàng thang (Thiên kim phương) chữa thương hàn và ôn bệnh, nên phát hân mà không phát hãn, bên trong ứ huyết tụ huyết, đổ máu cam, đại tiện ra phân đen, mặt đen, co’ thể tiêu được ứ huyết.
Tê giác, Sinh địa, Thược dược, Đan bì, cả bốn vị trên, cho nước vào sắc, chia ra làm mấy lần uống, hoặc đầu nhọn sùng tô ngưu không sắc với nước, mài riêng lấy nước hòa vào uống với thuốc.
Tham khảo:
Các loài động vật khác hai sìíng đều mọc đối ở cạnh hai tai. Chi co’ vị trí độc giác (một sừng) của tê ngưu lại mọc ở chính giữa trán thẳng với sống mũi, tuy cũng giống như hai cái sừng, song một to, một nhỏ, một trước, một sau chứ không thẳng hàng ngang như sừng khác.