Tất cả trẻ em đều trải qua tiến trình phát triển
Sự phát triển ở trẻ em là gì?
Sự phát triển ở trẻ em là một tiến trình mà tất cả mọi trẻ đều trải qua. Tiến trình này bao gồm việc học và thuần thục các kỹ năng ví dụ như ngồi, đi, nói, nhảy,… Trẻ em học được những kỹ năng này vào những thời điểm nhất định trong đời. Từng thời điểm được gọi là những cột mốc phát triển của trẻ.
Sự phát triển của trẻ em bao gồm 5 lãnh vực:
- Phát triển nhận thức:là khả năng trẻ học và giải quyết các vấn đề. Ví dụ, một trẻ 2 tháng tuổi học cách khám phá môi trường xung quanh bằng tay hoặc mắt hoặc một trẻ 5 tuổi học giải các thuật toán đon giản.
- Phát triển cảm xúc và xã hội:là khả năng trẻ tưong tác với những người khác, bao gồm việc giúp đỡ bản thân và tự kiềm chế. Ví dụ: một trẻ 6 tuần tuổi cười với mẹ, một trẻ 10 tháng tuổi biết vẫy tay chào tạm biệt.
- Phát triển ngôn ngữ và lời nói:là khả năng trẻ hiểu và sử dụng được ngôn ngữ. Ví dụ: một trẻ 12 tháng tuổi nói từ đầu tiên, một trẻ 2 tuổi biết gọi tên các bộ phận của cơ thể.
- Phát triển kỹ năng vận động tinh:là khả năng trẻ sử dụng các cơ nhỏ, đặc biệt là bàn tay và các ngón tay để cầm các vật nhỏ, cầm muỗng, lật các trang sách hay dùng viết chì để vẽ.
- Phát triển kỹ năng vận đông thô:là khả năng sử dụng các cơ lớn. Ví dụ: một trẻ 6 tháng học cách ngồi, một trẻ 12 tháng tuổi học cách tựa vào bàn ghế để đứng dậy hay một trẻ 5 tuổi học cách nhảy lò cò.
Cột mốc phát triển của trẻ là gì?
Một cột mốc phát triển của trẻ là một kỹ năng mà trẻ tiếp nhận được trong một giai đoạn cụ thể. Ví dụ như cột mốc phát triển cùa trẻ về học đi. Phần lớn các trẻ học được kỹ năng này, hay còn gọi là đạt được cột mốc phát triển này là từ 9 đến 15 tháng tuổi.
Các cột mốc phát triển diễn tiến theo một trình tự. Điều này có nghĩa là một ưẻ sẽ cần phải đạt được một vài kỹ năng này trước khi có thể phát triển những kỹ năng mới khác. Ví dụ: trước hết trẻ phải học bò, rồi học đứng vững trước khi phát triển được kỹ năng đi. Mỗi cột mốc mà trẻ đạt được đều được phát triển dựa trên những cột mốc mà trẻ đã phát triển trước đó.
Điều gì xảy ra nếu trẻ không đạt được một cột mốc phát triển?
Mỗi trẻ đều có một sự phát triển riêng biệt của mình và có thể đạt được các cột mốc phát triển sớm hon hoặc trễ hon so với các trẻ khác. Tại phòng khám Tham vấn sức khỏe trẻ em của Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bà mẹ thường hay thắc mắc “Con tôi đã 12 tháng mà chưa biết đi, sao đứa bé nhà bên cạnh đã đi được rồi?” hoặc “Con tôi đến 12 tháng tuổi này chưa biết nói sao con nhà hàng xóm cũng bằng tuổi lại nói được nhiều hon?”. Đó là vì mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt và phát triển theo một tiến trình riêng biệt.
Mặc dù vậy, luôn có mốc thời gian giới hạn nhất định mà tất cả mọi trẻ phải đạt được một kỹ năng nào đó. Ví dụ: tất cả mọi trẻ đều học đi trong khoảng thời gian từ 9 tháng cho đến 15 tháng tuổi. Do vậy, nếu một trẻ 13 tháng tuổi chưa đi được, bạn không cần phải lo lắng nếu trẻ đã bò được và đang tập đứng. Vì ưẻ phải học được những kỹ năng cần thiết để đi và trẻ có thể sẽ đi được không lâu sau đó. Nhưng nếu con của bạn đã 15 tháng tuổi mà vẫn chưa đi được, bạn nên đưa trẻ đi khám để xác định xem trẻ có bị các vấn đề liên quan đến chậm phát triển hay không.
Nếu trẻ có vấn đề về phát triển, việc đánh giá, tham vấn và điều trị cần có sự đóng góp của nhiều chuyên gia khác nhau bao gồm bác sĩ nhi khoa, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, chuyên gia vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chuyên viên tâm lý và chuyên gia thính học.
Làm sao bạn có thể giúp con mình đạt được các cột mốc phát triển?
Là cha mẹ, chúng ta đều muốn con mình đều thành công và đạt được những gì tốt nhất. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có hai yếu tố lớn ảnh hưởng đến sự thành công và phát triển của trẻ: gien di truyền và môi trường.
Một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ là gien di truyền. Gien là nhũng chất liệu di truyền do chúng ta ưuyền cho con mình. Những gien này qui định các đặc điểm mà trẻ có thể có. Ví dụ: gien qui định trẻ thuận tay phải hoặc tay trái, gien qui định trẻ mắt to hay mắt nhỏ.
Môi trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cùa trẻ. Môi trường bao gồm nhũng kinh nghiệm mà trẻ có được tại nhà, tại trường và ưong cộng đồng. Môi trường có thể tác động tốt hoặc xấu đến các đặc điểm do gien qui định. Ví dụ những trẻ suy dinh dưỡng và sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất và tinh thần có thể sẽ không đạt được sự phát triển trí tuệ mà lẽ ra trẻ đó có thể đạt được, hay những trẻ sống trong điều kiện đầy đủ nhưng không được chăm sóc về tinh thần đúng cách cũng có thể mắc một số bệnh về tâm lý như tự kỷ hay rối loạn năng động kém tập trung (ADHD).
Chúng ta thường nghĩ rằng mình cần phải mua nhiều đồ chcri cho trẻ, nhiều băng đĩa nhạc, trò chơi điện tử để trẻ có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng thực hiện các hoạt động liên tục, hàng ngày bạn có thể giúp trẻ phát triển trí não là quan trọng hơn:
Hãy quan tâm chăm sóc con bạn bằng tình thương. Ôm trẻ vào lòng, lắng nghe trẻ hoạt động thể hiện sự quan tâm chăm sóc đó. Tương tác với trẻ bằng trò chuyện, ra dấu hiệu, chơi đùa, ăn uống và đọc sách cho trẻ. Con bạn sẽ hình thành những cảm xúc đặc biệt và quan trọng dành cho bạn. Bạn cũng nên biết được những kỹ năng và các sở thích của con mình.
Hãy đọc sách cho con bạn nghe thường xuyên vì những nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn càng đọc sách nhiều cho trẻ, trẻ sẽ càng biết nhiều từ vựng để phát triển ngôn ngữ. Đọc sách cũng giúp trẻ có nhũng kiến thức mới về cuộc sống xung quanh.
Bạn hãy học một số kỹ năng nuôi dạy ưẻ để giúp trẻ cách đối xử với mọi người. Kỹ năng nuôi dạy quan trọng nhất là bạn phải có những qui định nhất quán, hãy thưởng cho trẻ khi trẻ có cách đối xử tốt mà bạn muốn con mình tiếp tục và phải có nhĩmg biện pháp ngăn chặn những cách đối xử mà bạn không muốn trẻ tiếp tục thực hiện.
Hãy giới hạn giờ xem ti vi và chơi trò chơi điện tử của trẻ từ 1 đến 2 giờ mồi ngày.
– Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chồng (vợ), từ đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và bác sĩ khi bạn gặp vấn đề. Nuôi dạy trẻ là một điều tuyệt vòi nhưng cũng không hoàn toàn dễ dàng.
Trong những bài tiếp theo, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các cột mốc quan trọng của trẻ theo tuổi.