Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500 gam. Hiện nay ờ nước ta, tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân còn cao. Theo một nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng 1 tiến hành ở 6 tỉnh phía Nam, tỉ lệ sinh nhẹ cân là 10,6%. Chăm sóc trẻ sơ sinh vốn đặt ra nhiều thử thách cho bậc làm cha mẹ, nhất là các đôi vợ chồng trẻ có con đầu lòng. Càng khó khăn hơn khi chăm sóc trẻ nhẹ cân. Để giúp các ông bố, bà mẹ thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân, chúng tôi đã trao đổi với Thạc sĩ Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Trưởng khoa Hồi Sức Sơ Sinh, người có rất nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân:
Trẻ sinh nhẹ cân thường hay gặp những vấn đề gì ngay và sau khi sinh?
Trẻ sinh nhẹ cân dễ gặp các khó khăn về hô hấp ngay khi sanh và sau sanh, dễ bị hạ thân nhiệt vì cơ thể trẻ có lượng mỡ ít và hệ thống điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh. Trẻ sinh nhẹ cân dễ bị hạ đường huyết vì năng lượng dự trữ trong cơ thể trẻ rất ít, dễ gặp các vấn đề khó khăn về nuôi dưỡng vì cơ thể nhỏ, thiếu năng lượng, dạ dày nhỏ và không đủ sức để bú. Các trẻ này dễ bị nhiễm trùng hơn trẻ sinh đủ cân vì hệ thống phòng chống nhiễm khuẩn chưa phát triển đầy đủ; dễ bị vàng da nặng vì gan chưa trưởng thành và dễ gặp các vấn đề về chảy máu do hệ thống đông máu chưa phát triển hoàn chỉnh.
Cách chăm sóc trẻ nhẹ cân như thế nào?
Cần giữ ấm trẻ: Cho trẻ tiếp xúc da kề da với người mẹ, đắp chăn ấm, đội mũ lên đầu trẻ, không tắm cho trẻ trong 3 ngày đầu sau sanh, giữ phòng trẻ ấm, thoáng và đủ ánh sáng. Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú (hoặc vắt sữa non và cho ăn bằng thìa) càng sớm càng tốt. Bú thường xuyên mỗi 2 giờ một lần trong những tuần đầu. Khuyên bà mẹ và gia đình luôn luôn rửa tay trước khi bế trẻ hoặc cho trẻ ăn. Nếu thấy trẻ tím tái, hoặc có vấn đề thở khó, hãy kích thích trẻ và mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu thấy trẻ có vàng da trước 24 giờ hoặc vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, và mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Cần cho trẻ tiêm chủng theo lịch, giống như cho trẻ sinh đủ tháng.
Làm thế nào giúp bà mẹ giữ ấm trẻ bằng phương pháp tiếp xúc da kề da?
Đặt trẻ nằm giữa hai vú của mẹ, để chân trẻ dưới vú và tay trẻ trên vú mẹ. Hai mẹ con áp ngực vào nhau và mặt trẻ quay về một phía. Sử dụng khăn vải dài quân gọn hai mẹ con vào với nhau. Khi đi ngủ, người mẹ cần kê cao phần trên cơ thể để giữ cho đầu trẻ ngẩng cao. Cần theo dõi những gì khi chăm sóc trẻ nhẹ cân?
Cần xem trẻ bú có tốt không? Bao lâu trẻ bú một lần? Trẻ tiểu bao nhiêu lần trong 1 ngày? Trông trẻ có vẻ như rất buồn ngủ không? Đánh thức trẻ dậy có khó không? Phân trẻ trông như thế nào? Bao lâu trẻ đi ngoài một lần? cần quan sát da trẻ có bị vàng da, mù mắt, mụn mủ da, quan sát rốn hàng ngày xem có chảy mủ, máu hay không? Xem có chấm trắng ở lợi, lưỡi hay không? Sờ tay chân trẻ có lạnh không?
Khi nào cần mang trẻ đến cơ sở y tế?
Cần mang trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau:
- Trẻ khó thở hoặc không bú được,
- Li bì, co giật,
- Sốt,
- Sờ thấy lạnh,
- Chảy máu rốn,
- Vàng da nặng,
- Nôn liên tục và chướng bụng
- Nhiễm khuẩn rốn, mắt, hoặc nhiễm khuẩn da nặng.
Massage cho bé sinh non
Nếu em bé sinh non tăng cân có nghĩa là bé đang có tinh trang ổn định, là thể chất của bé đang tăng trong độ cũng là tiêu chuẩn bảo đảm não bé cũng có khả năng tăng trưởng tốt. Các nhà khoa học đã chứngminh được rằng massage hay xoa bóp đúngkhoa học có thể giúpcho bé sinh non lên cân.
Cơ thể mong manh, non yếu của bé chưa sẵn sàng để sống cuộc sống ngoài cơ thể mẹ, xoa bóp sẽ cho bé sự– vỗ về âu yếm, nâng đỡ giúp bé tồn tại, phát triển.
Các bà mẹ hãy chung tay cùng với các thầy thuốc, nâng cao chất lượng sống của các bé sinh non bằng việc xoa bóp cho bé. Hãy làm như sau.
Các việc cần chuyển bị
Hãy chọn khung cảnh yên tĩnh.
Với ánh sáng thật dịu.
Nằm sấp hoặc nghiêng là hai tư thế tốt nhất cho bé sinh non, Nằm ngửa cũng được, nhưng hai vai, hông, gối, bàn chân cần được nâng đỡ, bé có thể bú tay khi xoa bóp các phần cơ thể khác.
Bàn tay của mẹ có thể thoa một ít dầu thảo mộc (tuyệt đối không dùng dầu nóng)
Các điều lưu ý
Nên bắt đầu từ xa là phần chân, phần cuối cùng nên luôn là mặt .Tốc độ xoa bóp chậm là thích hợp với trẻ có tình trạng tăng kích thích
Tốc độ xoa bóp hơi nhanh sẽ có lợi cho trẻ bị giảm trương lực cơ.
Không xoa bóp trên đầu.
Có thể trẻ phản đối việc xoa bóp,hãy ngưng lại nếu trẻ có biểu hiện sau,
Nhíu mày, nhăn nhó.
Tiểu tiện.
Quay người đi.
Đột ngột xòe bàn tay.
Giật mình.
Các bà mẹ hãy thử làm, những điều rất lý thú sẽ đến với cả mẹ- con. Chuyên viên Vật Lý trị liệu nhi khoa chúng tôi sẽ sẵn sàng tham vấn và hướng dẫn thực hành kỹ thuật để công cụ trị liệu này thật sự đem lại cảm giác an toàn và tuyệt vời cho cả hai mẹ con.