PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

Có nhiều phương pháp bào chế, chủ yếu có thể chia làm ba loại, tức là hỏa chế, thủy chế và thủy hỏa hợp chế.

1- Phép hòa chế:

Là phương pháp xử lý tàng nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp dược liệu bằng các phương pháp khác nhau nhiệt độ, thời gian và vò sát nhu: nung, bào, chích, lùi, hơ và sấy.

a- Nung:

Trực tiếp hoặc gián tiếp đặt thuốc lên lửa đốt cho đỏ suốt, hoặc đật lên hòn ngói, nung cách lửa, phần nhiều áp dụng vối các vị thuốc khoáng chất và các loại vỏ mai cứng, như Long cốt, Mẫu lê, Từ thạch, Đại giả thạch, vỏ hến.

b- Bào:

Giống như cách lùi, dùng giấy ướt hoặc bột mỳ trộn lên bọc lấy thuốc vùi vào tro than hồng, nướng đến khi thứ bọc ngoài vàng xém nứt ra là được. Cách này không thường dùng.

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

c- Sao:

Bỏ thuốc vào trong nôi rang, chảo mà sao, là một phương pháp bào chế thường dùng. Do mục đích sử dụng khác nhau đối với vị thuốc, nên mức độ sao có khác nhau. Như Vương bất lưu hành, Mạch nha, Dạo nha, Cốc nha nên sao vàng. Sơn tra, Bạch thược, Sơn chi nên sao cháy xém. Tông lư, Địa du nên sao thành than. (Ngày nay Bạch thược chỉ sao hơi vàng. Cần tham khảo. ND).

d- Chích:

Tẩm nước mật hoặc phụ liệu khác vào thuốc, tẩm nhỏ lửa để phụ liệu thấm vào thuốc, làm cho thuốc vàng mà không cháy, như mật chích Cam thảo, chích Tỳ bà diệp.

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

e- Lùi:

Lấy giấy ướt hoặc bột mỳ trộn nước bọc thuốc lại, cho vào lửa nhỏ nướng sấy, khi giấy ướt hoặc mặt ngoài bột bọc cháy đen là được, để nguội rồi bóc vứt đi. Mục đích của lùi là làm giảm bớt tính kích thích của thuốc, ví dụ như Cam toại, Nhục đậu khấu, Mộc hương sau khi đã lùi rồi, có thể làm cho tính kích thích giảm bốt, hiệu lực của thuốc hòa hoãn.

g- Sấy và hơ:

Đều là phương pháp dùng lửa nhỏ đê’ sấy khô thuốc. Nhưng sấy thì lửa mạnh hơn, làm cho ngoài mặt vị thuốc hơi vàng, dòn như Thủy diệt, Manh trùng V.V.. Còn hơ thì lửa nhỏ hơn, chỉ cần thuốc khô ráo, như Cúc hoa, Kim ngân hoa V.V..

2- Phép thủy chế:

Là phương pháp làm cho thuốc sạch sẽ và mềm mại, tiện cho việc gia công thái phiến hoặc qua đó làm giảm bớt độc tính và tính mãnh liệt của thuốc. Gồm có những cách như rửa, đãi, ngâm, dấp, thủy phi.

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

a- Rửa:

Rửa sạch đất cát và tạp chất bám vào thuốc, khi rửa chớ ngâm quá lâu, đê’ tránh giảm bớt hiệu lực của thuốc.

b- Dãi:

Ngâm thuốc vào nước thường xuyên gạn đi, thay nước trong. Ngoài việc rửa sạch tạp chất bám vào bề ngoài vị thuốc ra, còn phải giải bớt đi những chất không càn thiết trong việc chữa bệnh.

c. Ngâm:

Ngâm thuốc vào nước lã hoặc phụ liệu, nước ngấm thấu vào thuốc, làm cho thuốc mềm mại để dễ thái phiến, bào chế hoặc loại bỏ độc tính. Như Tam lăng, Sơn dược, Tân (binh) lang sau khi được ngâm mềm, dễ cho việc thái phiến hoặc bỏ vò. Quy bản (ức rùa) và Miết giáp (mai ba ba) sau khi đã ngâm rồi, dễ lấy chất xương tinh khiết cho vào thuốc. Cũng như Bán hạ ngâm nước với thời gian hơi lâu, có thể làm giảm bớt độc tính của thuốc.

đ-Dấp nước:

dấp nước gần giống như ngâm nước, nhưng chỉ dùng nước làm cho thuốc ngâm từ từ và mềm mại, dễ gia công bào và thái phiến, lượng nước dùng ít, sau khi dấp nước, nước không mất đi, hoàn toàn ngấm vào thuốc. Một sổ vị thuốc nào đó sáu khi ngâm nước dễ mất hiệu lực, vì vậy nên dùng phương pháp này.

e- Thủy phi:

Là một phương phốp khi chế thuốc bột (bột thuốc rất mịn) cho nước vào cùng nghiền. Mục đích là làm cho khi nghiền, mài, bột thuốc không bị bay, lại mịn và sạch hơn, như Hoạt thạch, Chu sa tán nhò phải qua thủy chế.

3- Phương pháp thủy hỏa hợp chế: bao gồm ba cách: chưng) (hấp), nấu, tôi.

a- Chưng:

Cho rượu hoặc phụ liệu khác vào thuốc chưng cách thủy cho chín, như thục Đại hoàng, thục Địa hoàng.

b- Nấu:

cho thuốc vào nước lã hoặc nước thuốc đã sắc để nấu lên, như Ngoan hoa nấu với dấm thanh.

C- Tôi:

Sau khi cho thuốc vào lửa đốt đỏ lên, lấy nhanh ra nhúng vào nước hoặc dấm, để tôi cho dòn, như Từ thạch, Đại giả thạch thường bào chế bàng cách này.

4 – Những phương pháp bào chế khác:

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

Co’ những cách chế như: chế rượu, chế muối, chế mật, chế dòn, chế gừng, chế dấm, chế nước gạo, tạo men, phơi nống, phơi khô trong râm.

a) Chế rượu:

như ngâm rượu, đun với rượu.

b) Chế muối:

như dấp nước muối, đun nước muối.

c) Chế mật:

như dùng mật ong loãng trộn với thuốc rồi sao trên lửa nhỏ. Sau khi thuốc được sao (chích) mật, có thể tăng thêm công năng cam hoãn bổ ích nguyên khí.

đ) Chế dòn:

như bộ phận xương động vật cho vào thuốc, được bôi phết bơ hoặc sữa bò để nướng (chích sao).

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

e) Chê’ gừng:

như tẩm (ngâm) bằng nước gừng sao bàng nước gừng.

g) Chế dấm:

như tẩm bàng dấm, sao bằng dấm.

h) Chế nước gạo:

như rửa tẩm (ngâm) bằng nước gạo. Ngày nay cách chê’ này thường dùng nhất là Thương truật sau khi được ngâm nước gạo, có thể loại bỏ được dầu mà còn ức chế được tính táo.

i) Tạo men:

dùng cách gây men đê’ chế tạo thành thuốc, như Thần khúc, Đạm đậu xị.

k) Phơi nằng:

phơi khô thuốc ngoài nắng to. Phương pháp bào chế tương đối rườm rà phức tạp, kỹ thuật thao tác như mức độ tảng nhiệt, thời gian ngâm dấp đều có mức độ nhất định., nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc. Bào chế thuốc qua các phương pháp khác nhau, công dụng và độc tính của nó có thể thay đổi, cho nên khi chúng ta phải dùng đến Đông dược, cần chú ý đến phương pháp bào chế.

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.