BỆNH TIÊU KHÁTA- NGUYÊN VĂN :Hữu bệnh khẩu cam giả, bệnh danh vỉ hà? Hà dĩ đắc chi? Thử ngũ khí(1)chi dật dã, danh viết tỳ đan(2). Phù ngũ vị nhập khẩu, tàng vu vị, tỳ vi chi hành kỳ tinh khí, tân dịch tại tỷ, cố lệnh nhân khẩu cam dã, thử phì mỹ chi sở phát dã, thử nhãn tất sác thực cam mỹ nhi đa phì dã, phì gỉả lệnh nhân nội nhiệt, cam giả lệnh nhân trung mãn(3), cô’ kỳ khí thượng dật, chuyển vi tiêu khát(4). Trị chi dĩ lan, trừ trần khỉ dã(5). (Tố vấn : Kỳ bệnh luận) |
DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Có bệnh nhân miệng có vị ngọt, bệnh danh là gì ? Vì sao mắc phải ?
Đây là do tinh khí của ngũ vị tràn lên mà có, gọi là bệnh tỳ đan. Ngũ vị vào miệng, chứa tại phủ vị, tinh khí của nó qua tỳ nhờ đó được chuyển vận đến các phủ tạng, nay do bệnh nên tân dịch đọng lại tại tỳ, khiến cho tỳ khí tràn lên trên, nên người bệnh cảm thấy miệng có vị ngọt. Đây là một chứng bệnh do ăn quá nhiều dương, dương khí trệ không thông sướng nên nội nhiệt; Chất ngọt tính hòa hoãn không tan, đọng lại bên trong nên đầy bụng.
(4) Chuyển vi tiêu khát: Loại kinh chú giải :“Nhiệt lưu lại không đi, lâu ngày tất hại âm, khí của nó tràn lên, nên chuyển biến thành bệnh tiêu khát”. Tiêu khát là bệnh danh, đặc trưng của bệnh là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu tiện nhiều.
(5) Trị chi dĩ lan, trừ trần khí dã: Lan là lan thảo, trừ là trừ khử, trần là cũ kỹ lâu ngày. Câu này ý nói bệnh có thể dùng lan thảo để trị, nhằm bài trừ khí uất nhiệt tồn đọng đã lâu trong cơ thể. Bản thảo cương mục có ghi:“Lan thảo tính bình không độc Khí vị thơm thanh,
tính cay, sinh tân chỉ khát, nhuận cơ nhục, trị tiêu khát đởm đan”.
E- LỜI BÀN :
Bệnh tỳ đan tiêu khát là chứng bệnh thông thường, nguyên nhân gây bệnh phần nhiều là do ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt, tỳ bị uât nhiệt mất chức năng vận hóa, lâu ngày hỏa nhiệt hại đến tân dịch và âm khí, nên người bệnh khát nước uống nhiều và ăn nhiều, tiểu nhiều, người sụt cân gầy nhanh.
Trong các thiên như Tố vâ “Thông bình hư thực luận” Linh khu “Bản tạng” “Ngũ biến”, Tố vấn “Phúc trung luận” “Khí quyết luận”đều có đề cập đến bệnh lý của chứng bệnh này và nhấn mạnh đến đặc điểm của bệnh là nội nhiệt gây nên chứng tiêu, gầy ốm, về dụng dược, đoạn kinh văn này nêu cách trị là dùng loại lan thảo, để hóa thấp, tuyên khí, khua động tỳ vị để trừ thấp nhiệt. Cách trị này có ý nghĩa chỉ đạo đối với chứng đều cao lương mỹ vị béo ngọt gây nên, người mắc bệnh này vì thường hay ăn chất béo ngọt mỹ vị, mà chất béo thì khiến người sinh nội nhiệt, vị ngọt khiến người bị đầy bụng, cho nên sự vận hóa của tỳ bị rối loạn, tỳ nhiệt lan tràn biến thành chứng tiêu khát. Bệnh này có thể dùng lan thảo để trị, nhằm bài trừ khí uất nhiệt tồn đong lâu ngày trong cơ thể.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Ngũ khí Trương Giới Tân chú :“Ngũ khí do ngũ vị hóa ra”.
(2) Tỳ đan Đan có nghĩa là nhiệt, miệng cảm thấy có vị ngọt là do nơi tỳ nhiệt tinh khí tràn lên, nên gọi là tỳ đan.
(3) Phì giả lệnh nhân nội nhiệt, cam giả lệnh nhân trung mãn Chất béo vị hậu trợ thấp nhiệt ở thời kỳ đầu. Một khi bệnh chuyển qua giai đoạn tiêu khát thì cần dùng thuốc tư âm thanh nhiệt để cứu âm hư, đồng thời phải chú ý tiết chế ăn uống thì mới có hiệu quả.