Biện chứng hội chứng bệnh Tạng Phủ
(tiếp)
1. Phế và đại tràng.
Chức năng sinh lý cùa phế là chù khí, chủ hóa giáng, khi biến đổi bệnh lý phần nhiều là bệnh hệ thống hố hấp.
+ Biểu hiện chứng thực hàn gồm:
– Đàm trọc trở phế.
– Phế hàn khái thấu (ho do lạnh).
+ Biểu hiện chứng thực nhiệt có:
phế nhiệt khái thấu.
+ Các triệu chứng phế hư gôm có:
– Phế khí hư.
– Phế âm hư.
– Phế tỳ lưỡng hư.
– Phế thận lưỡng hư.
+ Bệnh đại trường thường thấy là đại trường thấp nhiệt.
2.1. Đàm trọc trở phế (đàm ẩm phạm phế):
+ Triệu chứng chủ yếu:
– Khái thấu khí suyễn.
– Trong họng có đàm.
– Đàm dính mà nhiều.
– Ngực sườn đầy tức.
– Đau không nằm ngửa được.
Rêu lưỡi trơn nhớt, mạch hoạt, nếu kèm theo hàn có triệu chứng phế hàn-và kèm theo nhiệt có triệu chứng phế nhiệt.
– Đàm trọc trờ phế, phế khí không thông, xuất hiện khí suyễn, đàm dính đặc và nhiều. Ngực sườn đau tức không nằm ngửa được.
– Rêu lưỡi trơn nhót, mạch hoạt là chứng hậu của đằm kiêm hàn, đàm lòng mà nhiều bọt, lưỡi nhợt, rêu nhờn, mạch hoạt hoãn, nếu kèm theo nhiệt thì có đàm nhiều, đặc, vàng có phát sốt, lưỡi đỏ, rêu vàng mạch hoạt sác.
+ Phương pháp điều trị:
Tả phế trục đàm.
Thường dùng bài thuốc:
Đinh lịch đại táo tả phế thang hoặc bài thuốc tam tử bình suyễn thang gia giảm, ngoài ra còn căn cứ vào triệu chứng có kiêm hàn hay kiêm nhiệt mà gia giảm.
+ Liên hệ với Y học hiện đại hay gặp trong:
– Khí phế thũng.
– Viêm phế quản thể hen mãn tính.
– Viêm màng phổi do lao.
– Có tràn dịch màng phổi là đàm trọc trở phế.
Giãn phế quản cũng thuộc đàm trọc trở phế có thể dùng đình lịch đại táo tả phế thang gia thêm tang bạch bì, bách bộ, bách cập, qua lâu, tử uyển.
2.1. Phế hàn khái suyễn:
+ Triệu chứng:
ho kịch liệt, khó thở, đờm dính trắng nhiều hoặc đờm lỏng khó khạc; trường hợp nặng thì ho tức ngực, khó nằm yên hoặc kèm theo phát sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch khẩn hoặc phù khẩn. Do phế có hàn tà hoặc hàn đầm, phế khí bất năng tiềm giáng làm cho khái thấu đa đàm: trường hợp nặng hơn thì đau ngưc, khó thở, không nằm ngửa được, do hàn tà tất sẽ kèm,
theo phát sốt, sợ rét, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch khẩn đó là hình mạch và lưỡi của hàn chứng.
+ Phương pháp điểu trị:
Ôn phế trừ hàn, trục đàm dùng bài thuốc tiểu thanh long thang gia vị bài thuốc còn được dùng trong các bệnh theo YHHĐ, bao gồm: viêm phế quản cấp mãn tính, viêm phế quản thể hen, hen phế quản. Do hàn tà dùng tiểu thanh long thang, nếu do phế khí thũng mà đàm nhiều nội trờ (chủ yếu là dàm nhiều) phải dùng thuốc linh quế truật thảo thang gia giảm. Nếu khó thờ phải dùng bài thuốc tiểu thanh long thang hoặc bài thuốc tam ào thang gia địa long, bán hạ để trừ đàm định suyễn.
2.1. Phế nhiệt khái suyễn:
+ Triệu chứng:
– Ho, thờ gấp.
– Đờm vàng, đặc dính.
– Hoậc đàm ho có máu.
– Khí vị tanh, đau họng, đau ngực, sợ lạnh, phát sốt, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch sác hoặc hoạt sác.
+ Biện chứng bệnh lý:
phế nhiệt khái thấu là phế có thực nhiệt, đàm nhiệt quánh làm phế khí không tuyên thông gây khái suyễn (ho khó thỏ). Nếu đàm nhiệt hở tắc mạch phế không thông thấy ngực đầy tức, hoặc nhiệt thịnh huyết ứ có thể nôn ra máu, thường sợ lạnh phát sốt, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch sác hoặc hoạt sác là chứng thực nhiệt.
+ Phương pháp điều trị:
Thanh phế hóa đàm, chỉ khái bình suyễn dùng bài thuốc ma thạch cam thang. Có thể dùng thêm thuốc trừ đàm bài nùng (tiêu mù).
Ví dụ: triết bối mẫu, chế xuyên sơn giáp, tạo giác thích, bồ công anh, ngư tinh thảo.
Liên hệ với YHHĐ:
viêm phế quản cấp và mãn tính, bài thuốc còn dược chỉ định hen phế quản cấp và triệu chứng phế nhiệt. Dùng bài ma hạnh thạch cam thang gia giảm. Nếu như lưỡi hồng, rêu vàng mà khô, thân nhiệt tăng về chiều là phế nhiệt thương tâm, phải dùng bài tả bạch tán gia giảm, nếu khó thở gia ma hoàng, khổ hạnh nhân; ho nhiều gia triết bối mẫu, qua lâu. Trong thời kỳ đầu của phế viêm thuộc chứng phế nhiệt có thể dùng ma hạnh thạch cam thang hợp với bài thuốc phượng vĩ kinh thang thêm ngũ tinh thảo nếu giãn phế quản là thuộc chứng phế nhiệt gia thêm bách bộ bạch cập.
1.4. Phế khí hư:
+ Triệu chứng:
– Khái thấu khí đoản, khó thở.
– Đàm nhiều xanh lỏng, mệt mỏi, nói nhỏ yếu.
– Sợ lạnh, tự hãn, sắc mặt trắng sáng.
– Lưỡi nhợt mềm, bệu mạch hư hoặc nhược nếu kèm theo đau ngực, hai bèn lưỡi có ban điểm ứ huyết là khí hư huyết ứ.
– Phế khí hư:
Khí bất túc làm ho khí đoản, âm thanh nhỏ nhẹ, yếu, khí hư tất sinh đàm, đàm nhiều trong lỏng. Phế khí bất túc bì mao sơ hở mà có sợ lạnh, tự hãn, chất lưỡi nhợt mềm, bệu, mạch nhược là triệu chứng của hư, sắc mặt trắng sáng là phế khí bất túc.
+ Phương pháp điều trị:
Ích phế trừ đàm thường dùng các thuốc: hoàng kỳ, ngũ vị tử, bán hạ, quất hổng, dẳng sâm, tử uyển, hải nhũ thạch, trích thảo. nếu phế khí hư kèm theo huyết ứ phải dùng thêm thuốc hoạt huyết tiêu ứ như tam lăng, nga truật. Nếu trong đàm có máu gia thêm bách thảo sương hoặc huyết dư cháy để chỉ huyết.
Liên hệ với YHHĐ:
Phế khí hư hay gặp trong viêm phế quản mãn tính, lao phổi, khí phế thũng nếu bệnh nhân hen phế quản phải dùng thêm thuốc bổ khí,- kiên tỳ, ích phế, bổ thận.
1.5 Phế âm hư(âm hư phế táo):
+ Triệu chứng:
– Khái thấu vô đàm hoặc ít (ho khan không có đàm).
– Đàm ít mà dính, có khi có máu.
– Triều nhiệt, đạo hãn, tự hãn.
– Thủ túc tâm nhiệt (lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng).
– Gò rná đò, mất ngủ, miệng khô,, họng ráo.
– Nói nhỏ, yếu, lưỡi mềm bệu, chất hồng.
– Rêu ít, mạch tế sác.
– Phế âm hư:
Tân dịch không đầy đủ dẫn đến khái thấu vô đàm hoặc đàm ít mà dính. Tân dịch không đù để nhuận dưỡng mạch phế, nẽn khi ho làm cho đàm có máu, am hư sinh nội nhiệt; nỗn triều nhiệt thủ túc tâm nhiệt, miệng khô, họng ráo, âm hư thủy bất chế hoả, nội hoả long động bức tân dịch tiết rạ ngoài mà sinh tự hãn. Tâm thần không yên mà sinh mất ngủ, lưỡi mềm hồng, ít rêu, mạch tế sác. Am hư kèm theo gò má dỏ là triệu chứng thường thấy ở phế âm hư.
+ Phương pháp điều trị:
Tư âm dưỡng phế.
+ Bài thuốc:
Bạch hợp cổ kim thang gia giảm. Nếu giãn phế quản phải dùng thêm; bách bộ, bách hợp, bạch cặp, ngũ vị tử, hải nhũ thạch, chỉ sác.
1.6. Phế tỳ lưỡng hư, phế thận lưỡng hư
+ Phế tỳ lưỡng hư (tỳ phế khí hư).
Thuộc về khí hư:
– Ho lâu ngày.
– Đàm nhiều xanh lỏng.
– Sắc mặt xanh nhợt, mệt mỏi, gầy gò, vô lực.
– Ản uống kém.
– Bụng trướng, đại tiện lỏng, nát, lưỡi mềm mỏng, sắc nhợt, rêu trắng, mạch tế hư đại.
+ Phế thận lưỡng hư:
Phần nhiều thuộc âm hư
– Khái thâu đàm thiểu (ít).
– Vận động thì khí doàn “động tắc khí đoản”.
– Mặt trắng, gò má đỏ.
– Triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt.
– Gầy gò, mất ngủ, tự hãn, khô miệng.
– Đau ỉưng, di tinh.
– Lưỡi hồng, rêu ít, mạch tế sác.
Phê’ tỳ, thận phế dều có tác dụng tương sinh tương hỗ, một tạng bị hư suy sẽ dẫn dêh hai tạng đều suy nên xuất hiện chứng bệnh của hai tạng. Ví dụ: phế tỳ ‘khí hư, ho lâu ngày, đàm nhiều, xanh lỏng, phế hư. Còn gầy gò, mệt mỏi, ãn uống kém, bụng trướng, tiện lỏng. là tỳ hư. Phế thận lưỡng hư phần nhiều thuộc ảm hư. Ngoài triệu chứng phế âm hư còn có triệu chứng thân âm hư. Miệng khô, lưng đau, gối mỏi, di tinh.
+ Phương pháp điều trị:
bổ tỳ ích phế dùng bài thuốc hương sa lục quân gia giảm, nếu là phế thận lưỡng hư phải tư bổ phế thận phải dùng bài thuốc lục vị địa hoàng hoàn gia thêm thiên hoa phấn, mạch môn đỏng, sa sàm.
1.7. Đai trường thấp nhiệt:
+ Triệu chứng:
– Đau bụng, tiết tả “lỵ cấp hậu trọng”.
– Đại tiện có niêm dịch, nục huyết (dây máu theo phân).
– Trĩ hậu môn.
– Rêu trắng dày, hoặc vàng nhờn, lưỡi đỏ hồng.
– Mạch trầm sác.
Thấp nhiệt tụ ở đại trường là tà chính tương tranh làm cho đau bụng tiết tả, thấp nhiệt thiên thịnh làm thương tổn dến khí huyết, trọc khí hạ hãm làm cho “lỵ cấp hậu trọng”, tà thực (tà khí thực), phạm vào mạch làm cho mục huyết thấp nhiệt trệ ờ huyết mạch làm cho trĩ hậu môn và tiện huyết.
+ Phương pháp điều trị:
Thanh lợi thấp nhiệt. Nếu như thấp biểu tiết tả dùng bài thuốc “cát căn cầm liên thang” hoặc thấp biểu lỵ tật, trĩ dùng bài thuốc “bạch đầu ông thang”.- Nếu trĩ hoặc đại tiện ra máu có thể dùng thêm: quỉ hoa, địa du, kim ngân hoa, đông quạ nhân, trắc bá diệp, kinh giới sao, chỉ sác.
Phế chủ giáng khí, phế khí đại hư phải kiên tỳ thăng đề, phế đại trường tương quan biểu lý, phế thực biểu phải tả đại tràng, có lợi cho sự hoá giáng của phế khí, . còn như tâm khí bất túc mà dẫn đến tiện bế, không phải dùng tả pháp mà phải bổ phế khí để nhuận tràng.