CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM – 心脏病症

CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM
CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM
  1. Chứng Tâm chướng:

Tâm chướng là thuộc một loại bệnh Chướng, là lấy một loại bệnh chứng biểu hiện chủ yếu như Tâm phiền, đoản hơi, đêm nằm không yên, thần trí ảo nẵo v.v. Thiên Chướng luận sách Linh Khu nói: “Tâm Chướng là Tâm phiền, đoản hơi, nằm không an”. Sách Y thuần đắng nghĩa của: “Phí Bá Hùng đời Thanh nói ở mục Chưồng nói, Tâm vốn là thuần dương, hàn tà xâm phạm, âm dương giao tranh, cho nôn phiền đầy, đoản hơi, mà nằm không an vậy. về phép điều trị, nên tác động vào thần minh, đẩy bỏ tà khí, khiến cho cái mây nổi trôi khổng che lấp được mặt trời, tự nhiên sẽ chiếu rọi xuống khồng gian, hoả của Thái dương, khổng cần phải hỗ trợ, cho uống bài: “Lý chiếu thang”.

Chứng này chủ yếu là tâm phải hàn tà, theo đường kinh mà đi vào bên trong, cư trú vào tạng Tâm, Tâm dương bị âm hàn lấn át, Tâm thần bị quấy rối, khí cơ bị tranh giành, khí huyết không thông mà gây ra. Ngoài các chứng trạng lâm sàng đã nói ở teên, thường kết hợp với hay uống nước nóng, có lúc mửa ra nước rãi trong v.v. Phép điều thiên lý khí hoạt huyết, thông dương an thần, đùng bài thuốc Ly chiếu thang (Hổ phách, Đan sâm, Chu sa, Phục thần, Bá tử nhân, Trầm hương, Quảng trần bì, Thanh bì, Uất kim, Đăng tâm thảo, Khưcỉng bì) và bài Mộc hương điều khí tán v.v.

CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM
CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM

2. Chứng Tâm sán:

Tâm sán là chỉ một loại bệnh chứng chủ yếu là đau Tim, miệng môi tím tái, tứ chi giá lạnh, tiểu phúc chướng đau nổi phồng hoặc là thượng xông lén Tâm, đoản hci Tâm phiền ngực khó chịu v.v. Thiên Mạch yếu tinh vi luận sách Tố Vấn nói:”Hoàng đế hỏi: Xem thấy mạch Tâm cấp, đó là bệnh gì? là loại hình bệnh nào? Kỳ Bá trả lời: Tên bệnh là Tâm sán, nên thấy nổi hình ờ bụng dưới. Tâm là mẫu tạng (dương tạng), Tiểu trường là vai trò sứ, cho nôn nói bụng dưới có hình vậy. Mục Sán bệnh chư hậu sách Chư bệnh nguyên hậu luận của Sào Nguyên Phương nói: “Sán là đau vậy, do bởi âm khí tích ở trong, hàn khí không tan, xông lên Tâm, làm cho đau Tâm, gọi là Tâm sán vậy.

Mà đau như dùi đâm dao trích, hoặc là đau âm cực chân tay nghịch lạnh, hoặc là miệng môi tím xanh, đó hậu của chứng Tâm sán’ Chứng này chủ yếu là bởi tà xâm nhập vào bôn trong, tích ở Tiểu trường, hàn tà co khí cơ bị ngưng trệ hàn tà theo đường kinh đi lên, Tâm dương khí bị hàn tà lấn át mà gây ra. Điều trị nên ôn kinh tán hàn, hoà huyết chỉ thống, có thể tuyển các bài thuốc như: Mộc hựơng tán (Mộc hương, Trần bì, Lương khương, Can khương, tử bì, Xích thược, Xuyên khung, Chỉ thực, Thảo khấu, Hắc khiên ngưụ). Hoặc Mẫu đơn hoàn, Quất bì ích chí thang.

CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM
CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM

3.Tâm khái:

Tâm khái là lấy ho từng cơn, ho thì đau Tâm, Tâm phiền, trong họng không thoải mái, ngứa như có gì vướng ở trong, yết hầu sưng đau, tiếng khàn là bệnh chứng đặc trưng, hay còn gọi là Tâm kinh khái thấu, thuộc một trong nàm loại khái.
Thiên Khái luận sách Tố Vấn nói: “Chứng trạng của Tâm khái là khi ho đau vùng Tim, trong họng ngứa, vướng mắc, thậm chí họng sưng, họng tê”. Mục Khái thấu bệnh chư hậu sách Chư bệnh nguyên hậu luận nói: “Tâm khái năm ngày. Khái mà nhổ ra máu, là dẫn đến Thủ Thiếu âm vây.”

Khái thấu trong sách Y thuần dắng nghĩa nói: “Khái ở Tâm kinh, đàm ít Tâm phiền, đêm không thổ ngủ được, bài Huyền điệu tán chủ chữa bệnh này”. Bênh chứng này chủ yếu do tà ngoại cảm phong ôn, nhiệt tà xâm phạm Phế, Phế mất tuyên giáng, dẫn động hoả của Tâm bao thượng nghịch, hoặc là nội thương dẫn đến Tâm kinh nhiệt thịnh, Tâm hoả hun đốt Phế, Phế khí không tuyên thông gây ra, cũng có số ít bệnh nhân do bởi Tâm huyết bất túc, Tâm khí suy hư mà gây ra. Điều trị có thể tuyển bài Cát cánh thang. Nếu chứng thuộc Tâm kinh uất hoả, thì dùng Đạo xích các bán thang (chứng nhân mạch trị) phương: Sinh địa hoàng, Mộc thông, Xuyên liên, Cam thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Tê giác (mài uống. Lương cách tán, bỏ Tiêu Hoàng, gia Hoàng liên, Trúc nhự; Phong ôn xâm phạm phế dẫn động hoả ờ Tâm bao nghịch lên, có thể tuyển Tâm khái thang).

CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM
CÁC BỆNH CHỨNG CỦA TẠNG TÂM
Bài trướcHuyết mạch nghẽn tác Theo Đông Y
Bài tiếp theoCÁC CHỨNG BỆNH CỦA TẠNG TÂM

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.