Chữa có thai suy nhược cơ thể bằng Đông Y có hiệu quả không?
Chứng bệnh:
Có thai 7 tháng, nhức đầu chóng mặt, mệt, chân tay lạnh, miệng khô háo háo, sinh nở kỳ trước bị băng huyết, hay mệt, sợ.
Khám:
Vọng:
Da trắng xanh, lợt lạt.
Văn:
Lừ đừ, thiểu não.
Vấn:
Thai máy động không yên.
Thiết:
Tay phải, phù nhu hư đới khẩn.
Thuốc chữa:
Tô ngạnh 12g
Cát căn 8g
Hắc đậu (sao) 10g
Sa sâm 8g
Mía thuốc 8g
Trần bì 4g
Gừng tươi 1-4g.
Lần đầu uống 3 thang.
Khám kỳ II.
– Các bệnh trên đều đã hết, mạch tay phải hết khẩn, tay trái bộ xích có lực.
Thuốc:
Tô ngạnh 12g
Trần bì 4g
Tô diệp 02g
Biển đậu (sao) 12g
Hắc đậu (sao) I6g
Hương phụ 02g
Ba thang-tuần.
Khám kỳ III- Bệnh hết, người khỏe.
Thuốc y đơn cũ 3 thang, cho ra Viện (14-11-77).
THẢO LUẬN
Bênh lý:
Tất cả ai ai khi đã bị cảm thì nguyên khí chính bản thân đã suy yếu từ trước cho nên ngoại tà xâm nhập mà bị, nhưng rằng cảm thì phải xem là cảm loại nào?
Nay có thai bị nhức đầu, chóng mặt, mệt, chân tay lạnh, miệng khô hao háo mà mạch phù hư nhu lại đới khẩn, tất nhiên bệnh là cảm nắng nên mới khô miệng nhức đầu ma mạch phù hư, và có cảm hàn nên mới lạnh chân tay mà mạch đới khẩn, nhưng cảm nắng là chính mà cảm hàn là phụ cho nên đới khẩn ở mệnh môn.
Y lý:
Người có thai mang trong mình hai con người, gọi là Trùng thân, mà cái thai này lại ở vào thời kỳ 7 tháng tức là nguyệt.
Trùng thân là dùng thuốc trị bênh phải giữ sức khỏe cả mẹ lẫn con.
Dương nguyệt là những tháng 3, 5, 7 thuốc tháng lẻ của thai, tức là trong thai có hỏa nhiệt, nếu thai nhiệt mà ngộ dược rất dễ bị hư thai.
Bởi vậy, những người có thai, nếu có bị cảm hay bệnh gì chăng nữa mà phải dùng thuốc thì phải tránh quy luật tam cấm.
1) Cấm phát hãn, nếu phát hãn sỗ sinh đầy bụng, bí hơi.
2) Cấm tả hạ, nếu tả hạ thời suy bại tỳ khí.
3) Cấm lợi tiểu, nếu lợi tiểu sẽ làm cạn hết nước màu trong thai.
Thai 7 tháng này nay bị cảm nắng và cảm gió lạnh.
Cảm nắng phải lương tán để giải thử, cảm lạnh phải ôn tán để tán hàn.
Trong một thang thuốc phải chữa bệnh này phải dùng lương dược giải thử, lại phải kiêm cả tân ổn tán hàn, làm sao cho lương và ôn hòa hiệp mà không mâu thuẫn nhau đã khỏi được bệnh giữ được thai.
Bởi vậy, phải bảo thủ tỳ vị trước để giữ sức cho cả mẹ lẫn con rồi mới dùng những chất khinh thanh để giải thử, tán hàn.
Dược lý:
– Sa sâm, Cát căn để mát phổi và giải nắng ở vị kinh, cho hết khô miệng.
– Tô ngạnh dùng nhiều để giải hàn thông khí ở thai nhưng phải phụ thêm chút ít Tô diệp cùng với Tô ngạnh để ôn tán mạnh hơn.
– Trần bì ôn vị tán nội hàn.
– Hương phụ dùng chút ít để thông thai khí.
– Mía thuốc mát phổi và thay Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
– Gừng sống góp sức với Tô diệp, Tô ngạnh để ôn tán thông khí toàn thân.
Tất cả đều là chất khinh thanh để trị bệnh không phạm vào quy luật Tam cấm mà lại có chất bổ thích hợp cho thai phụ này không phải dùng đến cổ Khung Quy thang, cổ Sâm Truật thang hay Thập vị Hương phụ thang mà khỏe mạnh, an thai, ra Viện (14-11-77).