Chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc Đông Y có hiệu quả không?
Đau nhức Xương Khớp là bệnh có phạm vi rất rộng lớn nơ là triệu chứng chính của rất nhiều bệnh. Nguyên nhân do rất nhiều căn nguyên thương hay gặp một số bệnh như:
-
Viêm đa Khớp dạng Thấp:
Đây là bệnh chữa rất khó khăn cả Tây Y và Đông Y.
Theo quan điểm của Tây Y nguyên nhân gây ra bệnh này là do cơ chế tự miễn (tự cơ thể mình sinh ra) mang tính chất cơ địa.
Triệu chứng chủ yếu là đau các khớp có thể là: khớp bàn Tay, khớp cổ Tay, Khớp bàn Ngón Tay, Khớp Gối, Khớp Cổ Chân, Khớp Bàn chân (sẽ bị đau một vài khớp, hoặc đau tất cả các Khớp nói trên), đau khớp có tính chất đối xứng, có hiện tượng cứng khớp vài buổi sáng, có thể có triệu chứng sưng Khớp(Tràn dịch khớp)…
Do bệnh có cơ chế tự miễn nên điều trị bệnh phác điều trị chủ yếu là dùng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc giảm đau chống viêm … làm chủ yếu. Kết quả thường không mấy khả quan bệnh tình thường diễn biến phức tạp do tác dụng phụ quá nhiều của các loại thuốc trên. Theo Đông Y bệnh này nguyên nhân là do các yếu tố bên ngoài xâm phạm vào cơ thể chủ yếu là: Phong, Hàn, Thấp. Bên trong là do các Tạng phủ bị hư yếu nên ngoại tà mới xâm phạm vào cơ thể. Do vậy điều trị của Đông Y trừ Phong, Hàn, Thấp từ bên ngoài. Bên trong thì bồi bổ các Tạng Phủ hư yếu. Chúng tôi cũng đã tham gia điều trị nhiều bệnh nhân bị căn bệnh này thấy kết quả hết sức khả quan. Trả lại bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường để lao động và học tập bình thường. Bệnh nhân Nga ở Hải Dương bị viêm đa khớp dạng thấp điều trị tại phòng khám Đông Y Thiên Đức.
2. Thoái hóa, Thoát vị đĩa đệm Cột Sống Cổ:
Do rễ thần khinh bị chèn ép ở Cột Sống Cổ do thoái hóa và thoát vị Đĩa đệm biểu hiện triệu chứng: Đau mỏi Cổ, Vai, Cánh Tay, Cẳng Tay, các Ngón Tay….Có thể kém theo tê bì các vùng do rễ thần kinh chi phối. Điều trị theo Y học hiện đại chủ yếu là các Thuốc: Giảm đau chống viêm, giãn Cơ, tăng dẫn truyền thần kinh….Kết quả thì nếu bệnh nhẹ thì bệnh nhân đỡ nhiều hoặc khỏi. Nếu bệnh tăng lên thì thường phải phẫu thuật. Điều trị theo Đông Y thường nguyên nhân là do phong hàn thấp làm cho khí trệ huyết ứ, bên trong thì Tạng Phủ hư nhược. Nên điều trị thường trừ Phong Hàn Thấp bên ngoài, hành khí hoạt huyết, bổ Tạng phủ hư nhược. kết quả, tùy theo mức độ bị bệnh. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì điều trị bệnh này hiệu quả rất tốt. Chúng tôi có thể chứng minh bằng các clip các bệnh nhân đã điều trị. Bệnh nhân Thoái hóa, thoái vị Đĩa đệm châm cứu tại phòng khám Đông Y Thiên Đức.
3. Thoái hóa, Thoát vị Cột Sống Thắt Lưng:
Do các Rễ thần kinh ở Cột Sống Thắt Lưng bị chèn ép do Thoái hóa và thoát vị Đĩa Đệm triệu chứng chính là đau Thắt Lưng, đau Thần kinh tọa (đau theo Thắt Lưng lan xuống Mông, lan xuống mặt sau Đui, lan xuống Cẳng Chân, có thể lan xuống Gót Chân hoặc lan lên Mu Bàn Chân). Tiên lượng, phác điều trị cả Đông và Tây Y như ở trên. Chúng tôi có clip bệnh nhân đã điều trị để chứng minh.
4. Đau do thoái hóa Khớp Gối:
– Đau khớp: Đau Khớp Gối (tràn dịch khớp Gối) tùy theo mức độ thoái hóa, đau thường âm ỉ kéo dài, đau nhiều khi thay đổi thời tiết sẽ đau tăng lên, vận động đi lại đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau.
– Tràn dịch khớp Gối: sưng khớp Gối tùy theo mức độ tràn dịch, màu sắc vùng Khớp Gối thường bình thường, hút rồi lại tái phát lại.
– Có thể có cứng khớp….
Điều trị, Tây Y thường dùng thuốc giảm đau chống viêm, có thể có lợi tiểu…Kết quả thường chỉ được một thời gian sau khi hết tác dụng giảm đau bệnh nhân sẽ đau trở lại, tác dụng phụ tương đối nhiều. Điều trị Đông Y thường đem lại kết quả tốt, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, thời gian điều trị tùy theo lứa tuổi, tùy theo tình trạng bệnh.
ngoài ra, còn rất nhiều bệnh tật nữa gây ra đau Xương Khớp khác nữa. sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài thuốc kinh nghiệm tuy nhiên nó chỉ đúng với một thể bệnh nhất định nên bệnh nhân phải tham khảo ý kiến Bác Sỹ Đông Y trước khi dùng thuốc.
Công thức:
- Lá hương bầu (còn có tên là lá cây xốp hay lá thiên đầu thống, sao) 40g
- Hà thủ ô (đồ với đỗ đen 9 lần phơi 9 lần) 40g
- Ý dĩ (sao vừa chín) 80g
- Cát bôi diệp (lá bưởi bung) sao 40g
- Tất bát (cuông lá lốt tẩm muôi) sao 20g
- Uy linh tiên (sao) 20g
- Đơn gốì hạc (sao) 20g
- Thạch xương bồ (sao) 16g
- Huyết giác (không sao) 12g
- Mộc niên bì (vỏ cây gạo cạo bì tẩm muối sao) 20g
- Xa tiền (hột mã đề) sao 16g
- Dây đau xương (sao) 20g
Bào chế:
Cân đúng công thức trên, cho vào siêu đổ 10 bát nưốc, sắc kỹ lấy 2 bát (300ml), chỉ sắc một nước.
Cách dùng:
Mỗi thang chia làm 3 lần uống sáng trưa và tối, uống lúc không no không đói, uống xong chiêu 20ml rượu. Mỗi đợt điều trị 15-20 thang.
Chủ trị:
Các chứng phong, thấp, đau, nhức, buốt, sưng các đầu khớp xương.
Cấm kỵ:
- Có thai không dùng được.
- Kiêng ăn: cua, thịt ngỗng, măng….
- Kiêng xuống bùn, tắm rửa bằng nước lạnh.
- Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa nhiều nhưng từ trước không theo dõi được. Gần đây có theo dõi số ước trên 100 bệnh. Kết quả 80 %.
Lịch sử phương thuốc:
Gia truyền lâu đời do tiền nhân để lại bản thân đã áp dụng từ năm 17 tuổi (trên 30 năm).
Lương y Tạ Thuận Hòa – khu Hoàn Kiếm