chữa đau khớp Gối bằng thuốc Nam có khỏi không?
Đau Khớp gối
Là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau nhưng hay gặp ở các bệnh như: Thoái hóa khớp Gối, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cấp, thấp khớp cấp và mạn tính, Goute…Thường có biểu hiện đau khớp Gối có thể kèm theo sưng nóng, đỏ hoặc không đỏ, đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, đau có tính chất âm ỉ liên tục vận động đau tăng, nghỉ ngơi đỡ đau hơn, đau tăng len khi thay đổi thời tiết đặc biệt là khi trời trở lạnh hoắc độ ẩm tăng. Triệu chứng đau khớp Gối hay gặp ở người trung và cao tuổi đặc biệt là do thoái hóa khớp Gối.
Thoái hóa khớp Gối có chữa khỏi được không?
Thoái hóa là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, người càng cao tuổi thì thoái hóa các bộ phận thoái hóa của cơ thể lão hóa càng tăng đây là một qui luật tự nhiên không ai có thể chống lại được, mà con người chỉ làm trậm quá trình này lại và nếu do thoái hóa gây ra đau đớn thì có thể làm cho hết đau ( nâng cao chất lượng cuộc sống). Từ đó, ta thấy là không thể chữa khỏi thoái hóa khớp Gối được nhưng có thể làm cho bệnh nhân hết triệu chứng đau, vận động khớp Gối bình thường.
Các phương pháp điều trị của Y học hiện đại dùng các biện pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa, phục hồi chức năng. Nội khoa thì thường dùng thuốc điều trị triệu chứng thuốc giảm đau chống viêm là chính. Nếu có tràn dịch khớp Gối (sưng khớp Gối) thì có thể dùng thuốc lợi tiểu hoặc hút dịch, nhưng lại nhanh chóng tái phát lại, thường nặng nề hơn trước lại chịu rất nhiều tác dụng phụ như: loét Dạ dày – Tá tràng, trào ngược Dạ dày…Tiên lượng điều trị thường kéo dài. Điều trị ngoại khoa khi thoái hóa nặng hẹp khe khớp…có thể can thiệp ngoại khoa, tuy nhiên kết quả cũng hạn chế. Điều trị phục hồi chức năng thì dùng các phương pháp vật lý trị liệu các bài tập phục hồi chức năng, tiên lượng lâu dài khó đạt kết quả cao.
Các phương pháp điều trị của Đông Y thường là dùng bằng 2 biện pháp là phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Xuất phát từ lý luận ngọn bệnh là các triệu chứng: đau, sưng, hạn chế vận động…Gốc bệnh là các Tạng Phủ hư nhược bên trong chủ yếu liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ, Thận. Khi điều trị bằng Đông Y thì kết quả khả quan hơn thời gian kéo dài hơn do điều trị vào được gốc bệnh là Tạng Phủ. Thời gian ổn định kéo dài hơn tùy theo mức độ bệnh và thời gian bệnh nhân theo điều trị thuốc. Trong Đông Y có rất nhiều kinh nghiệm điều trị. Tuy nhiên, kinh nghiệm chỉ đúng với một thể bệnh nhỏ chứ không dùng với toàn bộ các thể của bệnh này, nên chúng tôi chia sẽ bài thuốc sau đây là kih nghiệm của Lương Y thế hệ trước để mọi người tham khảo.
Công thức:
Chim bìm bịp 2 con sống 2 con mái.
(Nếu càng có nhiều càng tốt cứ 1 sống 1 mái làm 1 đôi)
Bào chế:
chim vặt lông khô không nhúng nước, lấy dao bằng nứa cật (không dùng dao bằng chất kim khí) mổ moi hết ruột và phổi ra, không rửa nước, lấy giấy ban hoặc vải sạch lau rồi để chim vào 1 cái nồi đất , đậy vung thật kỷ đem hầm bằng trấu đốt lửa cháy đều cả chung quanh trên dưới, hầm khô, không cho nước độ 2 giờ, lấy lén cho rượu tốt vào ngâm, ngập chim, nút chật miệng vò rượu, úp cái bát lên miệng vò cho kín chặt rồi chôn xuống đất 100 ngày (có thể lâu hơn) đủ ngày lấy lên dùng dần.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần vảo trưóc 2 bữa cơm sáng và chiêu còn một lần vào buổi tối sắp đi ngủ, mỗi lần 20ml.
Chủ trị:
chứng hạc tất phong, đau nhức gân xương chân tay mỏi yếu.
Cấm kỵ :
- Có thai không nên dùng.
- Kiêng ăn: cà chua, khoai lang, tôm. cua, cá không vảy, các đồ cay, nóng, thịt bò, thịt trâu, thịt chó…
- Không phản ứng.
Kết quả:
đã chữa ngơt 100 người. Kết quả 80 %.
Lịch sử phương thuốc:
gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 40 năm.
Lương y Phạm Duy Lịch