Chứng Tạng kết không thể công
Điều 133. Chứng tạng kết không có dương chứng, không có nóng rét qua lại, người yên tĩnh mà trên lưỡi có rêu trơn thì không nên công.
Tóm tắt:
Chứng tạng kết không thể công.
Thích nghĩa:
Câu đầu:
Chứng tạng kết không có dương chứng, không có nóng rét qua lại là nói tà kết ở nội tạng, thuộc âm, thuộc hàn, nên không biểu hiện ra dương chứng. Câu sau nói rằng đầy kết ở vị quản mà không phải chứng thiếu dương, cho nên có nóng rét qua lại. Bệnh âm kết mà không có thể hiện ra dấu hiệu vật vã, cho nên nói ” người yên tĩnh”. Nếu trên lưỡi có rêu trơn là dương khí hư suy, hàn thấp ngưng tụ, cho nên việc trị liệu không thể dùng phép công hạ. Bệnh này vốn là hư chứng tuy chưa đề xuất phương thuốc để chữa, nhưng theo văn là có thể biết nên dùng các phép ôn bổ, vận hoá để chữa.
Lời chú chọn lọc:
Kha Vận Bá nói: “chứng kết hung là dương tà hãm xuống dưói vì thế có (lương chứng thể hiện ở dưới, cho nền mạch tuy trầm khẩn cũng có lý do để liạ. Chứng tạng kêt tích lại dần dần, ngưng kết mà thành âm chứng, dương khí của ngũ tạng đã bị kiệt, bên ngoài không có dương chứng như buồn phiền vật vã, sôt cơn, lưõi không có rêu vàng rêu đen hoặc nổi gai. Tuy có chứng rắn đầy cũng phải cẩn thận không nên cho công”.