CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

KINH VĂN

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN
CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Phong là một thứ bắt đầu sinh ra trăm bệnh. Dùng châm để điều trị, nên như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Phong từ ngoài vào, khiến người rét run, hãn ra, đầu nhức, mình nặng, ố hàn. Nên trị tại Phong Phù, làm cho âm dương điều hòa. Bất túc thì bổ, hữu dư thì tả.

Đại phong phạm vào người, khiến cho gáy, cổ đau, nên thích ở Phong Phù. Huyệt Phong Phù tại thượng trùy (Phong Phủ tức là huyệt cùa Đốc mạch).

Đại phong phạm vào người, hãn ra, cứu ở huyệt Y hy. Huyệt Y hy tại dưới bối, cách đường xương sống ba tấc, lấy tay áp mạnh vào, bảo bệnh nhân kêu to lên hai tiếng “Y hy”, huyệt sẽ bật lên ở dưói tay.

Nếu thấy gió mà ghê gió, thích ở đầu lông mày.

Nếu gáy đau không gối dược, thích khoảng Hoành cốt tại trên vai.

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN
CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

Nếu lưng đau như gãy xuống, dùng tay buông thõng xuống, ngang với đầu khuỷu tay, chiếu ra xưong sổng, sẽ cứu ở đấy.

Đau ở Diểu lạc, Quý hiếp, rút ra Thiếu phúc, vừa đau vừa trướng, thích ở huyệt Y hy.

“Yêu” đau không thể cúi ngừa, đau rút xuống âm noãn, thích ở Bát giao.

Chứng thử lậu, phát hàn nhiệt, thích ở Hàn Phù. Huyệt Hàn Phủ tại gần huyệt Giải vinh ỏ’ đầu gối. Nếu muốn lấy huyệt ủy trung tại sau gối (khuỷu, kheo) thì bảo đứng “vái” (vì đứng vái thì ưõn thẳng kheo ra, dễ lấy huyệt); muốn lấy ở Túc tâm thì bảo quỳ (Túc tâm tức là huyệt Dũng toàn. Quỳ thì chia hẳn lòng bàn chân ra, thấy được huyệt ngav).

Nhâm mạch phát sinh từ phía dưới Trung cực lên tới Mao tế, vòng phúc lý, lên quan nguyên, đến Yết hầu, qua mép vòng lên mắt.

Xung mạch phát sinh từ Khí nhai, cùng với kinh Thiếu âm qua Tể dẫn lên, dến hung thì chia đi.

Nhâm mạch mắc bệnh, ở con trai bên trong kết thành bảy chứng sán, ở con gái sinh chứng đại hạ và Già tụ. Xung mạch mắc bệnh, khí nghịch và lý cấp. Đốc mạch mắc bệnh, xưong sống cứng và đau như gãy.

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN
CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

Đốc mạch phát sinh từ Thiếu phúc, ở khoảng giũa hạ cốt. về con gái, buộc vào Đinh khổng (tức âm hộ), chỗ “khổng” đó, tức là gốc của Niệu khổng. Lạc cùa nó, vòng Âm khí, hợp với Thoán gian; quanh ra Thoán hậu, chằng xuống diễn, đến Thiếu âm vói Cự dương, về Trung lạc họp với Thiếu âm, dẫn lên phía sau vế, xuất lên “ích” rồi nổi vào Thận. Cùng với mạch cùa kinh Thái dương khởi ờ phía trong đầu mắt, lên trán, qua đỉnh đầu, chằng vào óc, rồi quanh xuống cổ, vòng xuống vai, qua tích đen yêu, giáp vói lữ và chẳng vào Thận, về con trai, theo hành (tức sinh thực khí) đến thoán, cũng giống con gái. Một đường do Thiếu phúc dẫn lên, qua giữa rốn, suốt tâm, tới hầu, lên mép, vòng môi rồi buộc lên phía dưới hai mắt. Bệnh phát sinh ờ mạch này, từ Thiếu phúc xung lên Tâm mà đau, không đại tiểu được, đó gọi là xung sán ; ở con gái thì không thụ thai. Nếu phát ở tiền, hậu âm thì sẽ là các chửng long (tiểu buốt). Trĩ, di nịch và ách Can. Đốc mạch phát bệnh, trị ở Đốc mạch, huyệt tại cốt thưọng, quá lắm thì thích ở Tề hạ Doanh.

Nếu thượng khí trở thành tiếng, trị ở giữa hầu, hoặc tại giữa Khuyết bồn. Neu bệnh xung lên hầu, nên trị ở tiệm. Tiệm là nơi phân chi của Đốc mạch, ở gần mép.

Đầu gối như bận bịu khó co duỗi, nên trị ở “Kiền”; ngồi mà đầu gối đau nên trị ở “Cơ” (Kiền với Cơ tức là chỗ cơ quan, khớp xương). Đứng mà thấy nóng ở trong xương, nên trị ở Hài gian. Đầu gối đau, đau suốt xuống ngón chân cái, nên trị ở Quắc trung. Ngồi mà đầu gối đau như vật gi bám vào nên trị ở Quan. Đầu gối đau không thể co duỗi nên trị ở Bối nội. Đầu gối đau suốt xương ống như muốn gãy, trị ở Dương minh, Trung du dao. Nếu muốn trị sang nơi khác thì trị ở. Cự dương, Thiếu âm Doanh. Ống chân đau nhức không thể đứng lâu, trị ở Duy cùa Thiếu dương, huyệt này tại trên Ngoại khỏa 5 tấc.

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN
CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

Trên Phụ cốt, dưới Hoành cốt là Kiền, giáp Khoan là Cơ, tất giải là Hài quan, cái xương liền với gối là Liên hài, trên Hài là Phụ, trên Phụ là Quắc, trên Quắc là Quan, xương nằm ngang phía sau đầu là Chẩm.

Thủy du có năm mưoi bảy huyệt là: Trên chân có năm hàng, mỗi hàng năm huyệt; trên Phục thổ có hai hàng, mỗi hàng năm huyệt; tả hữu mỗi bên đều có một hàng, mỗi hàng năm huyệt; trên khỏa đều cỏ một hàng, mỗi hàng có sáu huyệt.

Huyệt Tùy không, tại sau não ba phân và tại dưới Lô tế, Nhuệ cốt. Một đường tại dưới Ngân cơ, một đường tại dưới Trung phục cốt phía sau cổ, một đưòng tại nơi rỗng không ở Tích cốt; và tại trên phong Phủ dưới nơi rỗng không ở Tích cốt, lại ở nơi rỗng không tại dưới Cầu cốt. Vài huyệt Tủy không tại mặt gần mũi hoặc ở miệng, xuống gần hai vai. cốt không ở hai bắp tay, tại cạnh bắp tay. Tý cốt không ở cạnh tý, cách khỏa bốn tấc, ở vào khoảng giữa hai cốt không. Cốt không cùa vế ở cạnh vế, phía trên gối bốn tấc. Yéu tế cốt không tại phía động mạch áp chân lông, cầu cốt không tại phía sau Bễ cốt. cách nhau bốn tấc. Biển cốt (thứ xương dẹp, như xương mặt,

không có Tủy khổng, không có dịch tùy (thay đổi tủy) nhưng bên ngoài cũng có cân mạc và các chất thấm nhuần, một loại với các xương khác.

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN
CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

về phép cứu chứng hàn nhiệt, trước cứu Đại trùy ở cổ, tính theo tuổi là “tráng” (mỗi lượt gọi là mỗi tráng, như 10 tuổi thì 10 tráng v.v…). Rồi cứu đến Quyết cốt (tức Vĩ cùng, đều thuộc Đốc mạch), cũng tính “tráng” như trên. Trông xem chỗ lõm ở Bối du, để cứu ở đó. Cứu ở đầu Hoa cốt trên ngoại khoa. Cứu ở chồ khe ngón chân út với ngón vô danh giáp nhau. Cứu ở hãm mạch dưới bọng chân. Cứu ở phía sau ngoại khỏa. Ẩn tay vào trên xương Khuyết bồn, thấy cứng và đau như mới có cái gân nổi lên, nên cứu ngay ở đó. Cứu ờ khoảng hãm cốt tại Ưng trung. Cứu ở dưới Thúc cốt tại bàn tay. Cứu ở dưới ba tấc huyệt Quan nguyệt tại dưới rốn. Cứu ở động mạch tại mao tế. Cứu ở dưới xương đầu gối ba tấc. Cứu ở động mạch thuộc túc Dương minh tại trên xương khoai. Cứu ở đỉnh đầu một tráng. Nơi chó cắn, cứu ba tráng; đỏ tức là lấy phương pháp trị bệnh chó cắn để cứu(,).

Phàm nên cứu, tổng cộng 29 huyệt. Lại có thể dùng phương pháp cứu thương thực để cứu(2).

Nếu chưa khỏi, nên nhằm cái kinh cùa nó hướng về dương, thì nên luôn thích ở Du và cho uống thuốc thêm(3).

CHÚ GIẢI:

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN
CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

(1) Đây nói về bệnh thử lậu, vốn phát sinh từ khí âm cùa thủy Tàng, mà giao với khí dương của Tuất hỏa. Như dùng danh từ “thừ” (chuột) và danh từ “khuyển” (chó) là trỏ cái thủy tà Thiên ất thuộc Tý, với cái hòa tà của bào lạc thuộc Tuất… Hai cái đó cùng hợp lại để gây nên tai vạ. “Nơi chó cắn” tức là bọng chân. Cạnh bọng chân tức là nơi quản hạt cùa mạch kinh Thiểu dương. Phía trên Thiếu dương, tướng hỏa làm chù. Khí cùa Thiếu dương hợp với bào lạc mà thành hỏa. Nên mới ngay nơi đó để cửu. Lại xem

như người bị chó cắn, đôi khi cũng phát hàn nhiệt, như chứng thừ lậu, đó tức thuộc về “bất nội ngoại nhân”. Khác hẳn với chứng hàn nhiệt thuộc ngoại cảm nên không thể trị ngoài biểu.

Nghệ Xung Chi nói: Có một chứng mọc mụn lên ở cổ rồi sưng, đau, vỡ nát, nếu là chứng “lậu” đo ngoại cảm thì dễ chữa. Nếu ờ phía dưới cổ, mọc lên súc sỉu như chuỗi tràng hạt, không sưng, không đau, gốc nó từ Tàng. Đen khi vỡ ra, thấy lộn có những mạch máu đỏ… Thuộc về chứng chết.

(2)Đây nói chứng thừ lậu, nếu mọc choán ra đến ưng hầu, thi nên cứu theo bệnh thương thực, về bệnh chứng thử lậu, nếu phát sinh ở cổ, đó là nơi quản hạt cùa kinh mạch Thái dương và Thiếu dương. Nếu lại choán tới ưng hầu thì thuộc về quản hạt cùa kinh Dương minh, mà hành chứng Mã đao và Hiệp anh. Nên phải dùng phép cứu bệnh Thương thực để cứu bệnh này.

(3) Bệnh thử lậu vốn phát sinh từ âm Tàng, mà chứng trạng lại hiện ra ở cổ hoặc nách, thuộc địa hạt cùa Tam dương, nên phải cứu tất cả các huyệt thuộc địa hạt đó. Vậy mà vẫn không khỏi, đó là vì âm độc quá thịnh, nên lại phải tìm xem cái kinh cùa nó đi qua dương phận tại nơi nào, thì thích vào Du ở nơi đó cho tiết bỏ độc. Rồi lại phải dùng thuốc đề trị thêm. Đó mới là hoàn toàn vậy.

Án: ở đâu nói chứng thử lậu, không khác về cận đại nói chứng “dich hach”.

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN
CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN

 

Bài trướcKHÍ PHỦ LUẬN THIÊN
Bài tiếp theoChâm cứu chữa điên giản dùng huyệt gì?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.