CỬ THỐNG LUẬN THIÊN
KINH VĂN
Hoàng Đế hỏi:
Tôi nghe người khéo nói đạo trời, tất có nghiệm ở người; khéo nói việc cổ, tất có hợp với kim; khéo nói việc người, tất có đầy đủ ở mình. Có như thế mới khỏi nhầm lẫn và có thể gọi là minh. Giờ tôi xin hỏi Phu Tử, làm sao nói mà có thể biết, trông mà có thể thấy, sờ mó mà có thể được. khiến cho có thể nghiệm ở mình, để khỏi có sự nhầm lẫn, có thể được chăng?
Kỳ Bá thưa rằng:
Xin cho biết rõ muốn biết điều gì?
Hoàng Đế nói:
Xin cho biết năm Tàng bị “thốt thống” (vụt đau), do khí gì gây nên?
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh mạch lúc nào cũng lưu hành không ngừng, vòng quanh không nghỉ. Nếu hàn khí vào kinh mà ngưng trệ, dít lại không dẫn đi được, ký túc ở ngoài mạch thời huyết ít, ký túc ở trong mạch thời khí không thồng, nên “thốt nhiên” mà đau.
Hoàng Đế hỏi:
Chứng đau có khi thốt nhiên khỏi, có khi đau quá không lúc nào dứt, có khi đau quá không thể đấm bóp, có khi đấm bóp mà đỡ đau, có khi dù đấm bóp cũng vô ích, có khi suyễn quá mạch bật lên tay, có khi Tâm với bối cùng rút mà đau; có khi hiệp lặc với Thiếu phúc cùng rút mà đau; có khi phúc thống đau xuống âm cổ, có khi đau mãi mà thành tích, có khi “thốt nhiên” đau quá mà chết ngất đi, một lát lại sổng có khi đau mà nôn, có khi trước phúc thống mà sau tiết tả, có khi đau mà vít không thông đại và tiểu. Đều không giống nhau, phân biệt thế nào cho được rành mạch?
Kỳ Bá thưa rằng:
– Hàn khí ký túc ở ngoài mạch thời mạch hàn, mạch hàn thời co quắp, co quắp thời cân cấp, do đó bên ngoài dẫn tới các tiểu lạc, cho nên thốt nhiên đau. Được hơi nóng thời đau khỏi ngay. Nếu lại phạm thêm khí hàn, thời chứng đau sẽ phải lâu.
Hàn khí ký túc ở trong kinh mạch, cùng khí nóng xung đột lẫn nhau, khiến cho mạch đầy ràn. Vì đầy ràn nên đau không thể đấm bóp.
Hàn khí ngừng trệ, khí nóng ngược lên, do đó mạch đầy lớn mà khí huyết loạn, cho nên đau không thể đấm bóp.
Hàn khí ký túc ở khoảng Trường vị, phía dưới mạc nguyên, huyết không dẫn đi được, các tiểu lạc co rút, cho nên đau, đấm bóp thời huyết khí tan rã đi, nên đỡ đau.
Hàn khí ký túc ấy ở mạch xương sống, cho nên án mạnh tay xuống cũng không tới, nên dù có đấm bóp cũng vô ích.
Hàn khí ký túc ở Xung mạch, Xung mạch khởi quan nguyên, theo “phúc bộ” dẫn lên. Hàn khí ký túc thời mạch không thông, mạch không thông khiển cho khí nghẽn lên ở hung nên suyễn và mạch động bật lên tay.
Hàn khí ký túc ở mạch Bối du, khiến cho mạch xáp (dịt), mạch xáp thời huyết hư, huyết hư thòi đau. Du đó rót vào Tâm, cho nên cùng rút mà đau. Đấm bóp thòi hơi nóng dẫn được đến, nên khỏi đau.
Hàn khí ký túc ở mạch Quyết âm. Mạch Quyết âm chằng xuống Âm khí, buộc lên bào. về hàn khí ký túc ở trong mạch, nên huyết
xáp, mạch cấp, do đó gây nên chứng hiệp lạc với Thiếu phúc rút nhau mà đau.
Hàn khí ký túc ở âm cổ, mạch ỏ’ âm cổ dẫn lên Thiếu phúc, huyết bị xáp lại ở dưới rút lên, nên phúc thống thì đau rút xuống cà âm cổ.
Hàn khí ký túc ở khoảng Tiểu trường Mạc nguyên và ở bên trong Lạc huyết. Huyết bị xáp không chảy được tới đại kinh, huyết vói khí ngừng trị không dẫn đi được, cho nên dần dà thành tích…
Hàn khí ký túc ở năm Tàng, quyết nghịch tiết trở lên, Âm khí kiệt, dưỡng khí không lọt vào được cho nên thốt nhiên đau chết ngất đi… đến khi Dưong khí lọt vào được thời sổng lại.
Hàn khí ký túc ở Trường vị, quyết nghịch ngược lên, cho nên đau mà nôn.
Hàn khí ký túc ở Tiểu trường, tại đó không thể gây thành chứng tụ, cho nên sau khi đau thòi tiết hạ.
Nhiệt khí lưu ở Tiểu trường, trong Tiểu trưòng đau, nóng nhiều và tiêu khát. Khí nóng làm tiêu khô các vật cặn bã trong Tiểu trường, nên đau mà ví không thông.
Hoàng Đế hỏi:
“Nói mà có thể biết, trông mà có thể thấy” là thế nào?
Kỳ Bá thưa rằng:
Năm Tàng, sáu Phủ đều có bộ Vị ở mặt. Trước hãy xem ở sắc: Hoàng, xích là nhiệt; bạch là hàn; thanh và hắc là thống… Đó là trông mà có thể thấy.
Sờ mó mà biết được, là thế nào?
Trông cái mạch cùa chù bệnh “kiên” mà đầy huyết, VỚI lúc ấn tay lõm xuống… Đó đều là do sờ mó mà biết.
Hoàng Đế hỏi:
Tôi biết trăm bệnh, phần nhiều sinh ra bởi khí. Nộ thời khí thượng (ngược lên), hỷ thời khí hoãn, bi thời khí ticu, khùng thời khí hạ (dẫn xuống), hàn thời khí thâu, thử thời khí tiết, kinh thời khí
loạn, lao thời khí háo (hao mòn), tư (nghĩ ngợi) thời khí kết. Chín thứ khí không giống nhau, vậy chứng hậu như thế nào?
Kỳ Bá thưa rằng:
Nộ thời khí nghịch, quá lắm thời nôn ra máu, hoặc thành chứng xôn, tiết. Hỷ thì khí hòa, chí đạt, vinh, vệ thông lợi, nên khí hoãn.
Bi thì Tâm hệ co rút. Phế xòe rộng ra, khiến cho thượng tiêu- không thông, vinh, vệ không bố tán, nhiệt khí lưu lại bên trong, nên khí tiêu.
Khùng thì tinh bị sụt xuống, khiến cho thượng tiêu bị vít; vít thì khí lại phải quay trở xuống, khiển cho Hạ tiêu phát trướng. Cho nên khí không lưu hành.
Hàn thì tấu lý bị vít, khí không dẫn hành được, nên phải thâu liễm lại.
Thử thì tấu lý giãn ra, vinh, vệ thông, hãn ra nhiều, nên khí tiết.
Kinh thì Tâm không tựa vào đâu, thần không nhờ vào đâu, cho nên khí loạn.
Lao thỉ suyễn và hãn đều tiết ra, trong ngoài đều háo tán, nên khí háo.
Tư thì Tâm buộc vào một nơi, thần chú vào một việc, khiến cho chính khí lưu trệ không lưu thông, nên mới thành khí kết.