DI PHÁP, PHƯƠNG NGHỊ LUẬN
KINH VĂN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Y giả trị bệnh, cùng một bệnh mà phép chữa không giống nhau lại cùng đều khỏi, là vì sao?
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do địa thế khác nhau.
Tỷ như Đông phương, là một khu vực cái khí của trời đất bắt đầu phát sinh từ đó. Nơi đó sản xuất cá và muối nên gần bể. Người sinh ở nơi đó hay ăn cá và ưa vị mặn. Ở đã lấy làm quen, ăn đã lấy làm ngon. Cá ăn nhiều khiến người hay có chứng Nhiệt trung (nóng ruột) vị mặn thắng được huyết, nên người ở đó phần nhiều sắc đen mà thớ thịt thưa doãng. Thường mắc phải bệnh ung thũng (mụn nhọt)(1). về phép trị, nên dùng biếm thạch. Cho nên biếm thạch sản xuất ở phương Đông(2).
Tây phương là một khu vực sản loài kim ngọc, sa thạch cũng tụ họp nơi đó. Khí của trời đất chủ về thâu dẫn. Người sinh ở nơi đó thường ở nơi cao có nhiều gió, thủy thổ lạnh lẽo và cứng rắn. Dân thường mặc áo lông, ăn những vị đậm béo, nên Tàng người béo chặt và nhiều mỡ… Do đó, tà khí không thể phạm được vào thân thể, tật bệnh chi có thể tà bên trong phát ra(3). về phép điều trị, nên dùng độc dược (các thứ thuốc có chất độc). Cho nên độc dược cũng sản xuất ở Tây phương(4).
Bẳc phương là một khu vực bế Tàng của trời đất. Đất ở đó phần nhiều cao như gò núi, gió rét cắt da, nước đóng thành băng. Người sính nơi đó thường tụ họp quây quần và uống sữa. Do đó, Tàng hàn, sinh ra chửng mãn (đầy). Phép chữa nên dùng ngải cứu, cho nên ngải cửu cũng sản ra ở phương Bắc(5).
Nam phương là một khu vực trường dưỡng của trời, đất, Dương khí rất thịnh ở nơi đó. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều vũ lộ (sa mù và móc). Người sinh nơi đỏ ưa ăn vị chua và các thức ướp (như tương, mẳm). Tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý (6). về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” cũng sản xuất tại phương Nam(7).
Trung ương, đất bằng phẳng và ẩm thấp, là một khu vực trời đất sinh ra muôn vật đông nhiều. Người sinh nơi đó, ăn uống nhiều thứ mà không bị vất vả lắm, nên thường mắc bệnh nuy, quyết, hàn, nhiệt(8).
về phép chữa nên dùng “đạo dẫn án cược” cho nên phép đạo, dẫn, án cược cũng sản xuất ở trung ương(9).
Cho nên Thánh nhân tùy theo các địa phương, các khí hậu để thi dụng các phương pháp trị liệu, đều được thích nghi (đúng). Vì thế nên, phép trị khác mà bệnh đều khỏi.
CHÚ GIẢI:
(1) Tính cùa loài cá đều thuộc Hòa, nên ăn nhiều hay sinh Nhiệt trung; Tâm chủ về huyết, cho nên vị mặn tháng huyết (tức Thủy khắc Hỏa). Vỉ huyết bị khác, hoặc sinh ra ngìmg trệ, không lưu thông nên mới gây ra ung thũng.
(2) Biêm thạch” tức là một thứ đã dùng để chích vào huyết mạch, cho tán bỏ ngừng trệ.
(3) Người đã béo đẫy rắn chắc, thì tà khí còn phạm vào sao được. Nên đôi khi mắc bệnh, chi có thể do ăn uống và thất tình gây nên.
(4) Chi độc dược mới có thể công tà. Nên trên đây nól phải dùng độc dược.
(5) Dương vốn sinh ra tự âm, hỏa vốn sinh ra tự thủy. Ngải là một thứ cỏ bẩm thụ được cái chân dương ở trong Thủy. Bắc phương riêng thịnh về khí âm hàn, Dương khí bị bế Tàng, dùng ngài để cứu, có thể thông tiếp được nguyên dương ở dưới Chí âm. Nên ngải cũng sản xuất ở phương Bắc. Đổng Duy Vấn nói: Xem đây thì biết, gặp những bệnh hư hàn, trướng mãn, phép chữa nên dùng ôn bổ để khải phát nguyên dương, không nên dùng những vị hàn lương khắc phạt.
(6) Vị toan có cái năng lực thâu liễm, nên thớ thịt mịn đặc. Đò, là thuộc về phương Nam, và đó là sắc hiện ra bên ngoài. “Loạn tý” là một chứng gân bị co rút và tê đau.
(7) “Vi châm” một thứ châm (kim) nhỏ, chi dùng để tiêm vào làn da mỏng. Châm có chín kiểu khác nhau, vì các bệnh khác nhau, nên phải dùng châm khác nhau. Sẽ nói rõ ở Linh khu.
(8) Trung ương tức là Thổ vị, nên muôn vật sinh ra ờ đó. Vì bốn phương tụ họp, phẩm vật đầy đù, nên về sự ăn uống cũng không có nhất định. Sở dĩ sinh ra nuy, quyết và hàn nhiệt, là vì vận động ít, khí huyết không lưu thông. Đây cũng là nói dại khái, chứ không nhất định.
(9) Đạo dẫn như lối giơ tay lên, co tay xuống, cùa phép thể thao. An, cược như dấm bóp, hoặc dùng chân để dận lên lưng v.v… về phương pháp này mục đích là làm cho khí huyết lưu thông.