LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

KINH VĂN

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Trời do cái tiết “sáu sáu” để làm nên một năm; người do cái số “chín chín” để “chế hội”; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với trời đất, đã lâu rồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết(1).

Kỳ Bá thưa rằng:

Cái tiết “sáu sáu” và “chín chín” chế hội, là cốt để phân rõ “thiên độ” và ghi rõ “khí số”(2).

Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt. Khí số cốt để ghi cái công dụng của hóa sinh(3).

Thiên là dương, địa là âm; nhật là dương, nguyệt là âm; sự vận hành có phận kỳ, mỗi một chu có đường lối, Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận hành được mười hai độ, mà còn lẻ nữa. Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng đù, cộng ba trăm sáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí “doanh, sóc, hư” lại mà thành ra tháng nhuận(4)

Lập cây thẳng làm nêu đổ nhận phương hướng, tính kỹ nhũng giờ khắc thừa. Đó là hoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ(5).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế nào?(6)

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Kỳ Bá thưa rằng:

Trời lấy “sáu sáu” làm tiết, đất lấy “chín chín” chế hội(7).

Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp thì thành một năm(8).

Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự sống của con người, là gốc ở âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu đều thông với tam khí(9).

Cho nên sinh ra năm, mà khí thì có ba(10). Do ba mà thành trời; do ba mà thành đất; do ba mà thành người(11).

Ba mà nhân với ba, hợp lại thì thành chín, chín chia ra làm chín dã (khu vực); chín dã chia ra làm chín Tàng(12).

Cho nên ở con người, về hữu hình có bốn Tàng, về “thân có năm Tàng”, họp lại thành chín Tàng để ứng với chín “dã” ở trên(13).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi được nghe cái tiết “sáu sáu” và cái số “chín chín” rồi. Trên kia Phu Tử nói: “Chứa khí… thành nhuận”. Vậy chẳng hay thế nào là khí ?(14)

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm ngày là một “hậu”, ba “hậu” là một “khí”, sáu “khí” là một mùa, bổn mùa là một năm… Mà đều theo khí của mùa để làm chủ trị(15).

Năm vận cùng rập theo nhau, để cùng đi; cứ đến chọn cái tháng cuối năm, hết vòng rồi lại bắt đầu. Mùa đã lập, khí tán bố, như vòng không chỗ nối, về “hậu” cũng một khuôn phép ấy(16).

Cho nên nói rằng: “Không biết sự “dạ lâm” trong một năm, sự suy hay thịnh của khí và hư thực bởi đâu phát sinh… Không thể gọi là “lương công”(17).

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Hoàng Để hỏi rằng:

Bắt đầu năm vận, quanh đi như vòng không đầu mối. Vậy về “thái quá” và “bất cập” như thế nào?(18)

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm khí thay đổi, đều có “sở thắng”, “thịnh” hay “hư” xảy ra là cái lệ thường(19).

Hoàng Để hỏi rằng:

Thế nào là bình khí?

Kỳ Bá thưa rằng:

Không sai với thường hậu là bình(20).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là thái quá bất cập?

Kỳ Bá thưa rằng:

Ở Kinh đã có nói rồi(21).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là sở thắng?

Kỳ Bá thưa rằng:

Xuân thắng Trường hạ, Trường hạ thắng đông, đông thắng hạ, hạ thắng thu, thu thắng xuân. Đó là được cái thắng về năm hành; nhân lấy cái khí đó để đặt tên cho Tàng(22).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Sao lại biết là thắng?

Kỳ Bá thưa rằng:

Cốt tìm ở cái khí của nó, nhưng đều phải bắt đầu từ mùa xuân. Nếu khí chửa đến mà đã đến, thì gọi là thái quá. Nó sẽ bách cái “sở bất thắng”, mà lấn cái “sở thắng”. Như thể gọi là khí dâm không phân, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, lương công cũng không thể ngăn được(23). Nếu đã đến mà không đến, thì gọi là bất cập. Như thế thì cái “sở thắng” nó sẽ vọng hành, mà cái “sở sinh” sẽ thu bệnh. Vì cái sở bất thắng nó bách đến nỗi thế. Nên gọi là “khí bách”(24). Ta cần phải cầu cái lúc khí nó đến, cẩn thận để chờ cho đúng lúc, khí có thể cùng hẹn. Nếu trái cái thời hậu ấy, thì cái khí của năm vận sẽ không phân, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, dù lương công cũng không chữa được(25).

Hoàng Đế hỏi rằng:

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Có sự gì duyên tập(26) chăng?

Kỳ Bá thưa rằng:

Khí của trời, không thể nào vô thường. Nếu khí không duyên tập, tức là phi thường; phi thường thì là biến(27).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Phi thường thì sẽ biến như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Biến đến thì mắc bệnh; sở thắng thì nhẹ, sở bất thắng thì nặng. Nhân đó mà lại mắc thêm tà khí thì sẽ chết. Cho nên không phải “thời” của nó thì bệnh nhẹ, đúng vào “thời” của nó thì bệnh nặng(28).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Khí họp mà có hình, nhân biển mà đặt tên; cái vận của trời đất, sự hóa của âm dương, đối với muôn vật, cái gì ít, cái gì nhiều, xin cho biết(29).

Kỳ Bá thưa rằng:

Loài thảo sinh ra năm sắc, đến sự biến của năm sắc, sức mắt không thể trông siết; loài thảo sinh ra năm vị; đến cái ngon của năm vị, người ta không thể dùng siết(30).

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Sự thị dục của các Tàng không giống nhau, mà đều có giao thông với nhau(31). Trời nuôi con người lấy năm khí, đất nuôi con người bằng năm vị. Năm khí vào mũi, chứa ở Tâm phế, khiến cho năm sắc sáng sủa, tiếng nói rõ ràng; năm vị vào miệng, chứa ờ Trường vị. Vị có nơi chứa, để nuôi năm khí. Khí hòa sẽ cùng sinh tân dịch thấm nhuần, “thần” do đó sẽ sinh ra(32).

Hoàng Đế hỏi:

Hình tượng của các Tàng như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Tâm là cái gốc của sinh mệnh con người, sự biến hóa của thần do đó mà sinh ra. Vẻ tươi đẹp hiện lên mặt và đầy đủ khắp huyết mạch. Nó là kinh Thái dương ở trong dương, thông với khí mùa hạ(33).

Phế là cái gốc của khí, phách ký túc ở đó. Nó phát hiện ra ngoài lông và đầy ở trong bì phu. Nó là Thái âm ở trong dương, thông với khí mùa thu(34).

Thận là một noi gốc của sự bế Tàng, “tinh” chứa ở nơi đó. Nó tốt đẹp lên tóc, đầy đủ ở trong xương. Nó là âm ở trong Thiếu âm, thông với khí mùa đông(35).

Can là cái gốc của sự làm lụng khó nhọc, hồn ký túc ở đó. Nó tươi đẹp ra các móng tay chân và đầy đù ở trong gân. Nó sinh ra huyết khí. Thuộc về vị là chua, thuộc về sắc là xanh. Nó là Thiếu dương ở trong dương, thông với khí mùa xuân(36).

Tỳ, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang là cái gốc của kho đụn. Vịnh gửi ở nơi đó, gọi nó là một cơ quan như đồ dùng. Nó hóa được các chất cặn bã và Du chuyển các vị vào hay ra. Nó tươi đẹp lên môi và xung quanh miệng. Nó đầy đủ ra ở thịt. Thuộc về vị là ngọt, thuộc vồ sắc là vàng. Nó là Chí âm, thông với Thổ khí(37).

Tổng cộng tất cả mười một Tàng, đều thủ quyết ở Đởm(38).

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Cho nên: Mạch ở Nhân nghinh thấy một thịnh thì bệnh ở Thiếu dương; thấy hai thịnh thì bệnh ở Thái dương; thấy ba thịnh thì bệnh ở Dương minh;

thấy bốn thịnh trở lên thì tức là cách dương(39).

Mạch ở Thốn khẩu thấy một thịnh thì bệnh ở Quyết âm; thấy hai thịnh thì bệnh ở Thiếu âm; thấy ba thịnh thì bệnh ở Thái âm, thấy bổn thịnh trở lên thì tức là Quan âm(40).

Mạch ở Nhân nghinh với Thốn khẩu đều thấy thịnh, gấp bốn lần trở lên thì gọi là quan cách. Mạch về chứng quan cách, nếu quá không thể hợp được với tinh khí của trời đất, thì sẽ phải chết(41).

CHÚ GIẢI:

(1) Cái tiết “sáu sáu”… Do mười Can chủ về thiên. Mười Can (Giáp, Ẩt, Bính, Đinh, Mậu, Kỳ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Sáu mươi Giáp Tý là một “chu” (tức một vòng, một lượt), là một tiết. “Sáu sáu” tức sáu lần sáu mươi (Giáp Tý) là ba trăm sáu mươi nhăm ngày, hợp thành một năm. Ở con người do số “chín chín để chế hội”… tức là con người có chín khiếu, chín Tàng, địa có chín châu, chín dặm do hợp số “ba” mà thành thiên; hợp số “ba” mà thành địa; hợp số “ba” mà thành nhân (người) v.v…

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

(2) Mỗi năm có 365 ngày, mà trời có 365 độ. (Thiên độ) tức là “độ” cùa trời, chữ độ cũng tựa như thước, như đời nay đo quả đất cũng tính theo độ.

(3) “Chu thiên” (một vòng trời) có 365 độ. Nhật mỗi ngày vận hành được một độ, suốt năm vận hành được một chu thiên. Nguyệt mỗi ngày vận hành được 13 độ, suốt một tháng trời vận hành được một chu thiên. Đó là lấy cái độ số của trời đổ ghi sự vận hành cùa nhật nguyệt. Khí sổ là nói về cái số “ba” sinh ra năm khí. “Hóa” tức là sự biến hóa cùa âm dương. Ở trời, thành cái tiết “sáu sáu”, ờ đất và ở người thành cái số “chín chín” đều là cái công dụng hóa sinh cùa âm dương cả.

(4) “Sự vận hành có phân kỳ” tức là nói sự vận hành cùa nhật nguyệt đều có chia rõ “phân dã” (khu vực, đất đai, nơi nhật nguyệt vận hành qua). “Đường lối” cũng là cái đường lối vận hành của nhật nguyệt, như Nam đạo, Bắc đạo v.v…

Án: Lịch pháp, chu thiên có 365 độ và một phần tư độ. Đất tả toàn (vòng về tay trái), một ngày một đêm thì vận hành được một chu thiên và hơn ra một độ.

Nhật nguyệt đều hữu hành. Cứ một ngày một đêm, nhật vận hành được một độ; nguyệt vận hành được mười ba độ và một phần bảy trong 19 phần cùa độ. Nên mới nói rằng “có lẻ”. Nhật một năm thì một chu thiên; Nguyệt hai mươi chín ngày có lẻ thì một chu thiên. Vì là hai mươi chín ngày có lẻ nên mới sinh ra tháng đù tháng thiếu. Mỗi năm có năm ngày lẻ thuộc về “sóc hư”, cho nên chỉ có 365 ngày; lại có năm ngày lẻ thuộc về “khí doanh”. Hợp những ngày “sóc hư, khí doanh” lại mà sinh ra tháng nhuận. Cho nên mỗi năm tính cả tháng nhuận tổng cộng được 365 ngày có lẻ.

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Lại án: Hán luật chí chép ràng: Nhật nguyệt và ngũ tinh, từ phương Tây vòng quanh bầu trời đi về phương Đông; thiên đạo từ phương Đông mà về phương Tây. Một ngày một đêm, nhật nguyệt theo trời chuyển về phương Tây một chu như kiến bò trên cối, cối chuyển một vòng, mà nhật đi về phương Đông chi được một độ, nguyệt từ phương Tây đi về phương Đông được 13 độ. Nguyệt đi nhanh, mà mỗi tháng gặp nhật một lần, là một chu thiên. Do đó, mỗi năm ngày Đông chí, ngày Hạ chí, nhật vận hành có chia ra Nam và Bắc đạo; mỗi tháng, ngày “thượng huyền”, ngày “hạ huyền”, (mặt trăng vòng cong trờ lên như cái cung để ngừa là thượng huyền, tức là từ rằm (15 trở lên mồng một; mặt trăng vòng cong trở xuống như cái cung để úp là hạ huyền, tức là từ 16 đến 30), nguyệt vận hành có chia ra Nam đạo và Bắc đạo.

(5) Đời Thượng cổ dùng cây gỗ cao tám thước chôn đứng thẳng để đo bóng mặt trời và để chia rõ Đông, Tây, Nam, Bắc. Lấy chu thiên 365 độ và lẻ một phần tư độ để suy tính sự vận hành có lẻ của nhật nguyệt; Khí doanh năm ngày có lẻ; Sóc hư năm ngày có lẻ… Tính dồn cả lại, để cho trọn cái số ngày cùa một năm. Đó là tính hết về thiên độ.

(6) ở đây, Hoàng Để lại đem cái số chín chín hợp với cái số sáu sáu, để hỏi.

(7) Trên kia, Kỳ Bá bắt đầu lấy cái số chín chín của người, để ứng với cái số sáu sáu của người, ở đây, lại lấy cái số chín chín cùa đất, để hợp với cái số sáu sáu của người.

(8) Đây nói: Trời lấy cái tiết sáu sáu mà thành một năm. Mười “can” chủ về trời, cho nên nói: “Giời có 10 ngày”.

(9) Đây nói: Cái số chín chín của đất và cái số chín chín của người, mà thông với cái tiết sáu sậu của trời, đều gốc ở âm dưcmg. Âm dương là do cái “tam khí” cùa ngũ hành sinh ra. Bởi thế nên lấy chín châu của đất, chín khiếu cùa người, đều thông với thiên khí. Vì trời cũng có “tam khí” ẩy, đất cũng có “tam khí” ấy vậy.

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

(10) “Sinh ra năm” tức là nói thập Can cùa trời hóa sinh ‘ra năm hành cùa đất. “Khí có ba” tức là nói cái khí “Tam âm, Tam dương” do ngũ hành sinh ra.

(11) Đây nói:Lấy’ cái tam khí ấy, ba hợp với ba để thành ra sáu khí cùa trời, sáu khí cùa đất và sáu khí cùa người. Nói về sáu khí của trời, như: sau Đông chí, được ngày Giáp Tý thì Thiếu dương vượng; lại được ngày Giáp Tý thì Dương minh vượng; lại được ngày Giáp Tý thì Thái dương vượng; lại được ngày Giáp Tý thì Quyết âm vượng; lại được ngày Giáp Tý thì Thiếu âm vượng; lại được ngày Giáp Tý thì Thái âm vượng… Đó là lấy cái tiết sáu sáu cùa trời để thành một năm. Nói về sáu khí của đất, như phía hữu Hiển minh, là Vị của Quân hỏa; phía hữu Quân hỏa, lui một bộ, do tướng Hỏa cai trị; lại tiến đi một bộ, do Thổ khí cai trị; lại tiến đi một bộ do Kim khí cai trị; lại tiến đi một bộ, do Thủy khí cai trị; lại tiến đi một bộ, do Mộc khí cai trị; lại tiến đi một bộ, do Quân hỏa cai trị… Đó là cái khí và địa vị cùa địa lý ứng với sáu tiết. Nói về sáu khí ờ con người, tức là cái khí của “Tam âm, Tam dương” như: Mạch ở Nhân nghinh một thịnh thì bệnh ở Thiếu dương; hai thịnh bệnh ở Thái dương; ba thịnh bệnh ở Dương minh; mạch ở Thốn khẩu một thịnh bệnh ở Quyết âm, hal thịnh bệnh ờ Thiếu âm, ba thịnh bệnh ở Thái âm…

(12) ở đây lại nói: về sáu khí cùa trời đất và người. Ba nhân với ba, họp lại thì thành cái số chín chín. Cái số chín chín ấy chia làm chín dã ờ đất và chín Tàng ờ người. Đó là lấy chín châu để phối hợp với chín khiếu, chín dã để phối hợp với chín Tàng. Cho nên nói rằng: “Chín dã phối với chín Tàng”. Vì chín châu ở đất, thông với thiên khí. Tam khí của trời chia làm chín dã. Đó là đất lấy số “chín chín” chế hội, mà họp với tiết “sáu sáu” cùa người vậy. Lấy chín khiếu của người, thông với khí trời. Tam khí cùa trời chia làm chín Tàng. Thế là người lấy số “chín chín” chế hội mà hợp với cái tiết “sáu sáu” của người vậy (chế hội: tức phân phối sự hội họp).

(13) “Bốn Tàng hữu hình” tức là Tàng chứa vật hữu hình (như thủy cốc v.v…); “thần Tàng” tức là nhũng Tàng chứa về thần (tinh thần, thần khí). Những Tàng chứa hữu hình như Vị, Đại trường và Bàng quang… Những Tàng chửa về thần như: Tâm tàng thần, Can tàng hồn, Tỳ tàng ý, Phế tàng phách. Thận tàng chí. Năm vị vào miệng, chứa ờ Trường vị; các chất tân dịch (nước màu) chứa ở Bàng quang, để nuôi thần khí cùa năm Tàng. Cho nên lấy “hình Tàng, thần Tàng” hợp làm chín Tàng, để phối hợp với chín dã, chín châu cùa đất.

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Án: Trước nói: “Người lấy số chín chín để chế hội”, sau nói: “đất lấy số chín chín đổ chế hội”. Bời ờ người là chín Tàng, ở đất là chín dã, thì “người” với “đất” đều có thể nói “lấy chín chín để chế hội” vậy.

(14) Ba lần năm, mười lăm ngày làm một khí. Mỗi một khí “doanh” (đầy, đù) hai mươi mốt khắc có lẻ. Hợp các ngày “khí doanh, sóc hư” mà sinh ra “nhuận”. Cho nên nói: “Chứa khí doanh nhuận”.

(15) Nguyệt lệnh nói: “Tiết Lập xuân, năm ngày bắt đầu, gió đông làm tan mặt nước đông đặc; năm ngày thứ hai chập trùng (loài sâu nằm co ẩn nấp trong hang) mới cựa; năm ngày sau cùng, cá nhảy lên mặt băng… Như vậy là “năm ngày làm mộ^hậu” (chữ tiết hậu hay khí hậu v.v… do đây mà ra). Ba lần năm là mười lăm ngày, thành một “khí”, sáu khí 90 ngày làm một mùa. Tất cả bốn mùa, hợp 24 khí, thành một năm. Nhân cái khí cùa bốn mùa, cứ theo đó làm chủ trị.

(16) Tiết này nói về “Chủ tuế” của năm vận. Tỷ như: về nhũng năm Giáp Kỷ thì Thổ vận làm chủ; về những năm Ất Canh thì Kim vận làm chủ; về những năm Bính Tân thì Thủy vận làm chù; về nhũng năm Đinh Nhâm thì Mộc vận làm chù; về những năm Mậu Quý thì Hòa vận làm chù. Theo sự duyên tập cùa năm hành, đều làm chù tùng năm một. Trong một năm, cái khí nào làm chù, thì làm chủ suốt cả ba trăm sáu mươi nhăm ngày. Cứ năm năm là một vòng, hết vòng thì lại bắt đầu. Trong một năm, lại chia ra cái mùa cùa năm vận nó làm chù, dể bố tán cái khí cùa năm hành. Năm khí cứ truyền lẫn nhau, như cái vòng không chỗ nào nối. Cái khí về từng hậu, cũng theo như sự duyên tập năm năm một vòng cùa chù vận.

(17) Mỗi năm có sáu khí “da lâm” (tức là cái khí ấy nó tới năm ấy), về năm vận có sự thái quá hav bắt cập và khí có thịnh hay suy, do đó sự “thừa võ, thắng phuc” bời hư thưc gây nên. Cái khí cùa hàng năm thịnh hay suy, chủ vê tật bệnh cùa nhân dân sống hay chết. Cho nên, nếu không biết khí vận thì không thể làm được lương công (tức là người thợ giỏi, thầy thuốc giỏi).

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Án: ở trên nói về năm ngày là một “hậu”, theo thiên Nguyệt lệnh ờ Lê ký’

sách Lã Thị Xuân Thu và Đợi Minh nhất thống lịch, đều có chép một cách rõ ràng. Xin phụ lục dưới đây, để duyệt già biết được tường tận.

Tháng Mạnh xuân, về tiết Lập xuân:Nấm ngày lúc bất đầu, gió Đông làm tan nước đóng váng. Năm ngày thứ hai, chập trùng với cựa quậy. Năm ngày cuối, cá nhảy lên khỏi mặt nước băng.

Tiết Vũ thủy: Năm ngày lúc bắt đầu, rái cá tế cá. Năm ngày thứ hai, chim hồng nhạn về, từ phương Nam bay sang phương Bắc. Năm ngày cuối, cò cây mới nảy mầm.

về Trọng xuân: Năm ngày lúc bắt đầu, đào mới nở hoa. Năm ngày thứ hai, chim thương canh (tu hú) kêu. Năm ngày cuối, chim ưng hóa làm chim kíu.

Tiết Xuân phân: Năm ngày lúc bắt dầu, chim “huyền điểu” (tức là chim én) đến. Năm ngày thứ hai, sấm mới động, cây thược dược tốt. Năm ngày cuối, mới có chớp.

Tháng Quý xuân, tiết Thanh minh: Năm ngày lúc bắt đầu, ngô đồng (tức cây vông) mới nở hoa. Năm ngày thứ hai, chuột dồng hóa làm chim dẽ, mẫu đơn nở hoa. Năm ngày cuối, cầu vồng mới phát hiện.

về tiết Cốc vũ: Năm ngày lúc bắt đầu, bèo mới nở. Năm ngày thứ hai, chim minh cưu vỗ cánh bay. Năm ngày cuối chim đái thắng tới làm tô ở cây dâu.

về tháng Mạnh hạ, tiết Lập hạ: Năm ngày lúc bắt đầu, giun đất kêu. Năm ngày thứ hai, giun ớ dưới đất mới bò lên. Năm ngày cuối, dây bầu mới mọc.

về tiết khí Tiểu mãn: Năm ngày lúc bẳt đầu, rau khổ thái mới tốt. Năm ngày thứ hai, các loài cò lả mềm chết dần. Năm ngày cuối cùng, lúa chín dẩn.

Tháng Trọng hạ, tiết Mang chủng (tức là măng mọc): Năm ngày lúc bắt đầu, sâu bọ ngựa mới nở. Năm ngày thứ hai, chim khuyển cốc kêu. Năm ngày cuối, chim bách thiệt thôi không hót.

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

về khí Hạ chí: Năm ngày lúc bắt đầu, sừng hươu mới rụng. Năm ngày thứ hai, ve mới kêu. Năm ngày cuối cùng, cây bán hạ mọc, cây mộc cận tốt (tức ta gọi là cây ông bụt hay dâm bụt).

về tháng cuối hạ, tiết Tiểu thử: Năm ngày lúc bắt đầu, ôn phong (tức gió ấm) thổi đến. Năm ngày thứ hai, dế làm tổ ở dưới vách. Năm ngày cuối cùng, chim ưng mới tập lượn.

về khí Đại thử: Năm ngày lúc bắt đầu, cỏ nát hóa làm đom đóm. Năm ngày thứ hai, đất ẩm, oi bức. Năm ngày cuối, thường có mưa to.

về tháng Mạnh thu, tiết Lập thu: Năm ngày iúc bắt đầu, gió mát thổi lên. Năm ngày thứ hai, bạch lộ (tức là móc trắng mới nhỏ xuống). Năm ngày cuối, hàn thuyên mới kêu.

về khí Xử thừ: Năm ngày lúc bắt đầu, chim ưng mới tế cá. Năm ngày thứ hai, trời đất mới trong sáng và “hanh”. Năm ngày cuối, lúa đã phơi khô.

về tháng Trọng thu, tiết Bạch lộ: Năm ngày lúc bắt đầu, gió mạnh thường thổi đến, chim hồng nhạn bay lại. Năm ngày thứ hai, chim huyền điểu bay về. Năm ngày cuối, các loài chim để dành thức ăn.

về khí Thu phân: Năm ngày lúc bắt đầu, sấm mới thôi không động. Năm ngày thứ hai, các loài sâu đất mới chui vào tổ, trấn hỏa thào mới nở hoa. Năm ngày cuối, nước khan dần.

Tháng Quý thu, tiết Hàn lộ: Năm ngày lúc bắt đầu, chim hồng nhạn lai tân (tân tức là khách, về tháng trọng thu đã có một loại chim hồng nhạn đến rồi, đến tháng này chim hồng nhạn lại đến. Vậy loạt đến trước là chủ mà loạt đến sau này là khách, nên gọi là lai tân). Năm ngày thứ hai, chim tước vào nước hóa làm con trai. Năm ngày cuối, cúc mới nở hoa.

về khí sương giáng: Năm ngày lúc bắt đầu, giống sài (chó sói) mới tế loài thú. Năm ngày thứ hai, cỏ cây rụng lá. Năm ngày cuối, giống chập trùng đều ẩn nấp.

Tháng Mạnh đông, tiết Lập đông: Năm ngày lúc bắt đầu, nước mới thành băng. Năm ngày thứ hai, đất mới nứt nẻ. Năm ngày cuối, chim trĩ bay xuống biến hỏa làm loại Thận (tức Thận khí, giải nghĩa quá dài, xin để về đoạn khác).

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Và khí Tiểu tuyết: Năm ngày lúc bắt đầu, cầu vồng thôi không xuất hiện. Năm ngày thứ hai, khí đất bốc lên, khí trời giáng xuống. Năm ngày cuối, mọi sự đều vít lấp mà thành mùa đông.

Tháng Trọng xuân, tiết Đại tuyết: Năm ngày lúc bắt đầu, nước băng càng cứng thêm, đất mới nírt to, chim hạt đám kêu thâu đêm. Năm ngày thứ hai, hổ mới giao cấu. Năm ngày cuối, rau vân (tức là rau mần tưới) mới mọc, lệ chi (tức là quà vải), mới nở hoa.

về khí Đông chí: Năm ngày lúc bắt đầu, loài giun mới lẩn sâu. Năm ngày thứ hai, sừng nai rụng. Năm ngày cuối, nước suối mới đông.

Tháng Quý đông, tiết Tiểu hàn: Năm ngày lúc bắt đầu, chim nhạn bay về phương Bắc. Năm ngày thứ hai, chim thước (tức bồ các, lành khách) mới làm tổ. Năm ngày cuối, chim trĩ mới kêu.

về khí Đại hàn: Năm ngày lúc bắt đầu, gà mới ấp. Năm ngày thứ hai, chim mới bay vụt nhanh. Năm ngày cuối, nước đóng đặc xuống tận đáy…

(18) Bắt đầu cùa năm vận từ Giáp Kỳ hóa Thổ; Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa lại sinh Thổ… Hết năm năm rồi lại bắt đầu, như vòng không chỗ nối. Những năm mà năm hành “chủ” đó, lại còn có sự thái quá và bất cập khác nhau.

(19) Sở thắng: Cái thắng (được, khắc); “Sớ bất thắng”: Cái không thắng. “Vũ”: Khinh, phạm tới… Cái khí cùa năm vận cứ năm năm một lần thay đổi. Cái năm thái quá, thì nó thắng được cái mình thắng, mà lại “vũ” cái mình bất thắng. Đen năm bất cập thì nó sẽ thắng cái mình bất thắng, lại “vũ” cả cái mình sờ thắng. Cho nên mới nói là đều có “sờ thắng”. Cái khí sở thắng, nếu không chăm giữ đức mình thì thành bỏ hư bản vị, sẽ bị bên ngoài nó thừa cơ mà “vũ”… Đó là lẽ thường cùa sự thịnh suy.

(20)«Thường hận” tức là tiết hậu như thường, không thái quá, không bất cập.

(21) “Kinh ” tức là những bài ở trong Linh khu, như Lục vi chi, Chí chân, Yếu luậnv…

(22) Đây nói về cái “sở thắng” cùa năm vận. Mùa xuân ứng về hành Mộc, Mộc sẽ thắng Thổ; mùa Trường hạ ứng về hành Thổ, Thổ sẽ thắng Thủy; mùa đông ứng về hành Thủy, Thủy sẽ thắng Hỏa; mùa hạ ứng về hành Hỏa, Hỏa sẽ thắng Kim; mùa thu ứng về hành Kim, Kim sẽ thắng Mộc… Đó là được cái chủ thời cùa năm hành mà tự làm “thắng”. Xuân, hàntf Mộc hợp với Can; hạ, hành Hỏa hợp với Tâm; Trường hạ, hành Thổ hợp với Tỳ; thu, hành Kim hợp với Phế; đông, hành Thủy hợp với Thận. Đó là lấy cái khí cùa năm hành ở bốn mùa để đặt tên cho năm Tàng.

(23) Mùa xuân là bắt đầu của khí. Thiên Lục nguyên chính kỷ luận nói rằng: Vận thái quá thì khí đó dến trước, vận bất cập thì khí đó đến sau. Đó là cái khí theo lẽ thường cùa thiên đạo. Vận không hữu dư, không bất túc, thì gọi là chính tuế, tức là khí đó đến được đủng mùa. Vì thế nên mùa xuân chưa đến mà khí trời đã ôn hòa, đó là khí đến trước, tức là vận thái quá. Cái khí chù tuế mà thái quá, thì nó bách cái khí “kỷ sở bất thắng” và nó lấn “vũ”

cái khí “kỷ sờ thắng”. Chí Chân yếu luận nói rằng: Khí đến gọi là đến, khí phân gọi là phân. Đen thì khí đồng, phân thì khí dị. Đó là cái lẽ chính cùa trời đất, nếu cái khí chù về tuế vận, chi có thái quá đâm thắng mà không phân, thì tật bệnh sẽ sinh ra ờ bên trong, dù lương công cũng không sao chữa được.

(24) Mùa xuân đã đến mà khí trời chưa ôn hòa, thế là đã đến mà không đến, tức gọi là bất cập. Cái vận khí chủ tuế đã bất cập thì cái khí sở thắng nó sẽ đi càn, mà cái sò sinh sẽ mắc bệnh, tức là cái sờ bất thắng nó bách đến nỗi thế. Tỷ như Chù tuế là Mộc mà bất cập, thì cái mình sở thắng là Thổ, khí nó sẽ đi càn, mà cái sờ sinh ra mình là Thủy khí sẽ mắc bệnh. Cái khí của Mộc Hỏa đã hư, thì cái mình sở bất thắng là Kim khí, nó sẽ lấn vũ, nên mới gọi là khí bách. Vì chù khí bất cập, mà cái khí “sở thắng”, “sở bất thắng” nỏ cùng dồn lại để bức bách mà gây nên bệnh.

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

(25) “Cầu” là cầu cái khí cùa bốn mùa, trong cái lúc nó nên đến mà đến. Cẩn thận để đợi cái mùa xuân, hạ, thu, đông, tý như cái khí cùa mùa xuân, có thê hẹn được là ôn; cái khí cùa mùa hạ, có thể hẹn được là nhiệt; cái khí của mùa thu, có thể hẹn được là lương; cái khí cùa đông, có thể hẹn được là hàn… Neu trái lẽ thường đó, mà cái khí cùa năm hành chủ về các mùa, không phân ra được, thì sẽ sinh ra tật bệnh.

Án: về đoạn nói nghĩa “sở thắng” trên này, đầu mối rất phức tạp. Theo chú giải trên đây, chưa được rõ lắm, vậy lại xin giải nghĩa tổng quát như dưới:

Phàm nói là “thắng”, tức là chì về sự tương khắc cùa năm hành. Như: xuân thuộc Mộc, Hạ thuộc Hòa, Trường hạ thuộc Thồ, Thu thuộc Kim, Đông thuộc Thủy. Cho nên Xuân thẳng Trường hạ, tức là Mộc khắc Thổ; trường hạ tháng đông, tức là Thổ khắc Thủy; đông thắng hạ, tức là Thủy khắc Hỏa; hạ thang thu, tức là Hỏa khắc Kim; thu thắng xuân, tức là Kim khắc Mộc. Dó là ở năm hành thì lấy về mùa để tương thắng, mà ờ người thì lấy khí để đặt tên cho Tàng. Như Can thắng Tỳ, Tỳ thắng Thận, Thận tháng Tâm, Tâm thắng Phế, Phế thẳng Can v.v… Nhimg muốn biêt cái “hậu” về sự tháng đó, thì phải ngay từ trước tiết Lập xuân mười lăm ngày, đó là cái hậu lúc bất đầu. Lúc đó khí hậu chửa nên đến mà đã đến trước, ấy là khí hữu dư; do dó Phế kim sẽ bất túc. Phế kim bất túc, thì không thể khắc đtrợc Mộc, cho nên Mộc thái quá. Vì Mộc khí hữu dư, thì lại bách trờ lại Phế kim, mà lấn sang Tỳ thổ. Cho nên nói rằng: “Thái quá thì sẽ bách cái sờ bất thắng, mà lấn cái sờ thắng”. Ví phỏng Can mộc hữu dư, thì Phế kim sẽ bất túc. Kim đã bất túc, thì không thể khắc dược Mộc, cho nên Mộc thái quá, Mộc khí hữu dư, thi lại bach Phế kim, mà lấn sang Tỳ thổ, cho nên nói rằng: “Thái quá thì bách cái sỡ bất thẳng, mà lấn cái sở thắng. Đó đều là cái khí cùa năm Tàng, cùng xung đột-với nhau mà gây nên bệnh, nên mới gọi là khí âm. Khí hậu nên đến mà không đến, quá kỳ rồi mới đển, đó là khí bất túc cho nên bảo là bất cập; do đó cái sờ thẳng nó sẽ đi càn, mà cái sở sinh sẽ mắc bệnh, cái sờ bất thắng lại bách thêm. Lại như Can mộc khí ít, không chế được Thổ; Thổ khí không còn kiêng sợ gì nữa, liền lấn tràn đi, Mộc, do đó bị hiếp. Cho nên nói: “Cái sờ bất thẳng đi càn” mà Tâm cũng đồng thời mắc bệnh. Khí của Can mộc không được quân bình, khí của Phế kim liền bách vào, cho nên nói: “Cái sờ bất thẳng bách đến”. Nhưng Mộc khí không được bình, Thồ với Kim cùng dồn lại đê bách, để gây nên bệnh, nên mới gọi là “khí bách”. Vậy nên mình mà khắc được thì gọi là “sờ thắng”; cái nó khắc được mình thì gọi là “sở bất thắng”; đến cái sinh ra được mình thì gọi là “sở sinh”. Nên ta cần phải “hậu” (chờ đợi) cái lúc “kill đến”, như “hậu” về năm, thì bẳt đầu từ ngày Lập xuân: “hậu” về khí thì bắt đầu từ “định kỳ” cùa bốn khí; “hậu” về ngày thì tùy ở từng ngày… Cho nên nói: “Cẩn thận để hậu thời khí, có thể kỳ hạn được.

(26) Duyên tập: Lần lượt nối lẫn nhau. Tỷ như: Mộc nhờ Thủy mà vượng về mùa Xuân, Hỏa nhờ Mộc mà vượng về mùa Hạ, Thổ nhờ Hỏa mà vượng về mùa Trường hạ, Kim nhờ Thổ mà vượng về mùa thu, Thủy nhờ Kim mà vượng về mùa đông v.v… Khí của năm vận cùng duyên tập lẫn nhau để làm chủ tri.

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

(27) Cái khí cùa trời, bốn mùa thay đổi, tự có kinh thường. Nhưng cái khí của năm vận, có “đức hóa, chính lệnh, biến dị, tai sảnh” không giống nhau. Cho nên cũng có khi không duyên tập, tức gọi là “phản trường” (trái với kinh thường) mà sinh ra biến dịch.

(28) Năm vận cùng duyên tập là cái kinh thường của khí. Nếu phàn thường thì sẽ sinh biến dịch. Vậy mỗi khi cái khí biến thường xảy đến, thì dân sẽ mắc bệnh. Tỷ như mùa xuân phong mộc làm chù. Neu biến ra chứng “sâu chú” (đi tả gấp). Đó là chù khí, là phong mộc, mà biến khí là thấp thổ. Biến khí bị chù khí nó thắng được thì dân mắc bệnh nhẹ. Neu lại biến làm “túc sái”, thì đó là: chủ khí là phong mộc, mà biến khí là táo kim, biến khí sẽ là cái “sở bất thẳng” của chủ khí, do đó dân sẽ mắc bệnh nặng. Thế mà ại cảm thêm tà khí nữa, còn sống sao được? Vậy biết rằng: mỗi khi cái khí tiến dịch đến nơi, không đúng vào cái thời nó khắc ta thì bệnh nhẹ; nếu úng vào cái thời nó khắc ta thì bệnh nặng.

Lời giải tổng quát: Đoạn này nói về cái khí của năm vận, có khi không duyên tập sẽ gây nên tật bệnh, sự nặng, nhẹ, sống chết đều quan hệ vào đó.

Án: Khí cùa âm dương, đều có nhiều ít khác nhau, nên mới gọi là Tam âm, Tam dương. Như nói: “Hình có thịnh suy” tức là nói cái khí chù trị của năm hành, có thái quá và bất cập khác nhau. Cho nên lúc bắt đầu, nếu là hữu dư, thì bất túc sẽ theo; nếu là bất túc, hữu dư sẽ theo. Biết đón trước, biết theo sau, thi cái khí đó có thể hẹn được. Nếu đã thừa mà lại thừa, đã thiếu mà lại thiểu… thì là “phản thường”, mà tật bệnh sẽ sinh ra. Tỷ như: Mộc lệnh thái quá, Mộc khắc Tỳ thổ, nhưng Phế kim đủ sức để chế lại, ấy là nhân cái “sờ thắng” mà bệnh nhẹ. Nếu Phế kim không đù sức để chế lại, mà Tỳ thồ lại bị “sờ bất thắng” cùa Can, thì bệnh tất phải nặng. Bệnh đã nặng rồi, mà lại cảm thêm ngoại tà, thì tất là phải chết. Cho nên nếu khắc không phải cái lúc sở thắng, thì bệnh nhẹ; nếu khắc đúng vào cái lúc sở thắng, thì bệnh nặng, là theo nguyên tắc đó.

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

(29) Đoạn này lại nói về khí đất với khí trời cùng hợp lại, mà sinh ra muôn vật có hình. Thiên Ngũ tlmờng chinh luận nói rằng: Khí bắt đầu mà sinh hóa, khí tan ra mà có hình, khí bổ tán nên sự phồn dục, khí kết thúc thành ra tượng biến. Nhưng mà cái sự giúp ích cùa năm vị, sự sinh hóa có hậu bạc, sự thành thực có nhiều ít… sau trước không giống nhau. Bởi ở trời là khí, ờ đất thành hình. Hình với khí cùng hợp, mà hóa sinh muôn vật. Vật sinh ra gọi là hóa, vật đển cực gọi là biến. Sau khi vật biến đã thành, bấy giờ mới định danh được.

(30) Loài thảo, tức là chi về loài ngũ cốc, loài ngũ thái, với các quả của loài mộc v.v… Bởi trời theo số “ba” sinh ra hành Mộc, cho nên trựớc nói loài thảo mộc, mà sau mới nói đến côn trùng vạn vật năm sắc, đại khái như sắc xanh, sắc vàng, sắc đỏ, sắc trắng, sắc đen, v.v… Năm vị, như là vị chua, vị đắng, vị ngọt, vị cay, vị mặn v.v…

(31) Đây nói sự thị dục cùa con người không giống nhau mà năm vị đó đều theo về cái Tàng ưa thích cùa nó. Như: Vị đắng trước vào Tâm, vị chua trước vào Can, vị ngọt trước vào Tỳ, vị cay trước vào Phế, vị mặn trước vào Thận v.v… Năm khí vào mũi, chứa ờ Tâm phế, năm vị vào miệng để nuôi năm khí, cho nên nói rằng có sự giao thông liên lạc với nhau.

(32) Năm khí tức là: Tảo (hôi), tiêu (hắc), hương (thơm), tinh (tanh), hù (húc, mục nát). Ở trời gọi là khí, cho nên mới nói là lẩy nãm khí để nuôi người, ờ đất thì là sự biến hóa, hóa sinh ra năm vị, cho nên mới nói là lấy năm vị để nuôi người. Trời, bộ Vị ở rất cao, mà trùm ở bên ngoài đất. Cho nên năm khí do khiếu bên ngoài mà lọt vào trong Tâm phế. Phế bộ vị ở trên, thuộc về dương. Tâm làm cho tươi đẹp ở sắc và mặt. Cho nên trên mới nói: “Khiến cho năm sắc sáng sủa”. Phế chủ về tiếng, cho nên trên mới nói: “Tiếng nỏi rõ ràng. Đất, bộ Vị ở dưới, mà ờ vào bên trong trời, cho nên năm vị chứa ở Trường vị để nuôi khí cùa năm Tàng. Khí nhờ được Vị nuôi, thì âm dương hòa mà sẽ tương sinh với nhau. Phàm các thứ thủy cốc để ăn vào miệng, nó có năm vị, tân dịch đều chia ra các mạch. Khí đã hòa, tân dịch đã đầy đù, cái “thần” của năm Tàng sê do đó mà sinh ra.

(33) Tâm chủ về huyết. Do Trung tiêu tiếp thụ lấy khí và chất nước lỏng, hóa ra sắc đỏ mà thành huyết, để nuôi sống cho con người. Ở con người, không gì quý bằng nó, cho nên nói là cái gốc của sinh mệnh. Tâm tàng thần, để ứng biến với muôn việc. Mười hai “kinh mạch” ba trăm sáu mươi nhăm “lạc” hết thảy khí huyết đều dồn cả lên mặt; mà Tâm lại chủ về huyết mạch, cho nên mới nói nó phát hiện lên sắc mặt. Vì thể chất của nó là mạch, cho nên mới nói: “đầy đù ra huyết mạch”. Nó thuộc về Hỏa, mà bộ Vị lại ở rất cao, cho nên mới là Thái dương ờ trong dương và thông với khí mùa hạ, vì mùa hạ chủ về Hòa. Tể Công nói: Vinh là gốc, vệ là lá. Vinh huyết là cái gốc để cho âm Dương khí huyết sinh ra, nên mới đáng quý.

(34) Phế chủ về khí mà Tàng phách, lại chủ về bì mao. Bộ Vị ờ mao mà thái âm ở trong dương và thông với khí mùa thu đông Dương khí bế Tàng, các loài sâu bọ đều ẩn Ig, cho nên mới gọi là gốc của sự bế Tàng. Thận ăm Tàng, chưa đầy để chờ khi phân phát ra. Tóc uyết, do tinh hóa ra. Thận là âm Tàng, mà có cái ; ở trong què Khảm, cho nên mới là Thiếu âm ở lí mùa đông. Vì mùa đông chủ thủy.

(35) Can chù về gân. Phàm sự vận động khó nhọc đều phải nhờ tới gân, cho nên mới nói là gốc của sự khó nhọc. Móng chân móng tay là một cái chất thừa cùa gàn. Can thuộc Mộc, bộ Vị ở về phương Đông, nó là bắt đầu cho sự phát sinh, cho nên mới sinh ra huyết khí. Mộc vượng ở mùa xuân, Dương khí lúc đó mới bắt đầu sinh ra, nên mới gọi Thiếu dương ờ trong dương và thông với khí mùa xuân, vi mùa xuân chủ về Mộc.

(36) Túc Thái âm chuyên về sự thâu nạp cái chất “trọc” cùa loài thủy cốc, giữ cái nhiệm vụ chuyển Du, Trường, Vị chù về sự truyền thụ chất thủy cốc; Tam tiêu chủ về sự khơi chảy luồng nước; Bàng quang là một cái kho để chứa các chất nước lòng… cho nên tất cà đều tóm gọi là gốc cùa kho đụn. Tỳ vận hóa các chất cặn bã lọc lấy chất tốt để nuôi ngũ Tàng, rồi dồn các chất thìra xấu ra tiền hậu âm, nên mới gọi nó là “khí” tức là đồ dùng.

(38) Năm Tàng sáu Phù cộng cả lại là mười một Tàng. Đởm chủ về Giáp mộc, là một cơ quan đứng đầu cùa năm vận sáu khí. Đởm khí tăng lên thì khí cùa tất cả mười một Tàng đều thăng lên, nên mới gọi là đều thù quyết ở Đởm. Như trên kia có chỗ nói là “cầu cái chí” tức là nói đều quay cả về mùa xuân. Tỷ như: chí của Can là nộ, chí cùa Tâm là hỳ, chí cùa Tỳ là tư, chí của Phế là ưu, chí cùa Thận là khùng… mà cái nào cũng phải thù quyết ờ Đởm, Đởm tức là xuân vậy.

(39) Đoạn này nói về sáu khí cùa Tàng Phủ, để ứng với cái tiết sáu sáu cùa trời đất. Bên tà là Nhân nghinh, bên hữu là Khí khẩu. Dương khí từ bên tả mà dẫn sang bên hữu, Âm khí từ bcn hữu mà dẫn sang bên tà. Cho nên mới lấy nhân nghinh để “nghe” cái khí cùa Tam dương. Tàng Phù cùa con người, lúc nào cũng ứng với sáu khí cùa Tam âm, Tam dương. Thấy “một thịnh là bệnh ờ Thiếu dương…”, vì Thiếu dương chù về cái khí xuân thăng. Thái dương chù về hạ, Dương minh chù về thu. “Bốn thịnh trở lên” đó là nói về: Ảm dương ở con người, chi có dương là thịnh hơn hết. Cách dương, vì dương chù về bên ngoài. Nhưng giờ bị ngăn (cách) hẳn ở bên ngoài, không được cái khí trung kiến (ờ khoảng giữa phát hiện ra, làm liên lạc) c’ Tam âm để điều hòa, khiến cho Dương một mình thái quá.

(40) ”   ” túc là hai bộ vị mạch cùa kinh thù Thái âm, để khí của Tam âm. Quyết âm chủ về cái khí xuân sinh cùa Ất mộc thấy mạch ở Thốn khẩu một thịnh là bệnh ờ Quyết âm và Thiếu dương. “Từ bổn thịnh trở lên” là vi trong lúc đó, âm dương ở con người chì có Thái âm là thịnh hơn hết. Sở dĩ gọi là “quan âm”, vì: Âm khí chù ở bên trong, giờ bị đóng (quan) hẳn ở bên trong, không được cái khí trung kiến của Nhị dương để điều hòa… khiến cho Tam âm một mình thái quá. Đây nói về bệnh mạch của Thốn khẩu và Nhân nghinh, để ứng với Tam dương, Tam âm cùa bốn mùa… Tức là do sự không quân bình về sáu khí bốn mùa, khiến cho nhân dân cũng gây nên tật bệnh. Cho nên ở thiên Lục vi chi đại luận có nói: “Nên đến mà không đến, là “lai khí” bất cập; chửa nên đến mà đến, là “lai khí” hữu dư. Linh khu nói: “Chẩn ở mạch thổn, khẩu, nhân nghinh, sẽ biết âm dương “hữu dư” hay “bất túc”, “bình” hay “bất bình”. Như thể, không còn e ngại gì thiếu sót nữa. Phàm gọi “bình nhân”, tức là người vô bệnh. Người vô bệnh mạch khẩu, nhân nghinh đều ứng VỚI bốn mùa. Phàm nói “tương ứng”, tức là mạch khẩu với nhân nghinh bình đẳng, trong âm có dương, trong dương có âm, không hề thiếu sót.

(41) Nói: “đều từ gập tư trở lên”, tức là âm dương đều thái quá. Trời có âm dương, đất cũng cỏ âm dương. Ở dưới dương thịnh, âm tinh kế vào; ở dưới âm thịnh, Dương khí kể theo. Âm dương “thừa chế” với nhau để cùng sinh hóa. Con người sinh ra ở trong khoảng giao khí cùa trời đất. Âm dương điều hòa, tức là vô bệnh. Nếu âm dương đều thịnh mà không hòa, thế tức là không đúng với sự “tinh khí thừa chế” của trời đất, còn sống sao được?

LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN
LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.