GIUN ĐŨA

Còn gọi là Lãi Đũa.

Là loại ký sinh đường ruột rất phổ biến.

Có đến ¼ dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam tỉ lệ nhiễm là 20~40% ở miền Nam, 60~80% đồng bằng sông Hồng.

Giun đũa sống chủ yếu ở đoạn cuối của ruột non.

Nguyên Nhân

Do loại ký sinh trùng có tên là Ascarris Lumbricoides gây nên. Giun đũa sống chủ yếu ở ruột non.

Lây lan chủ yếu do rau cải hoặc trái cây bị vấn bẩn, có chứa trứng giun. Khi ăn phải ấu trùng vào đường tiêu hoá, nhờ Tác dụng co bóp của dạ dầy, ruột và dịch vị, dịch ruột, dịch tiêu hoá sẽ làm tan vỏ trứng và phôi được phóng thích, biến thành ấu trùng, đi ngang qua thành ruột non, theo đường máu đến gan, lưu lại ở đó 3~4 ngày rồi sau đó theo tĩnh mạch trên gan đến tim rồi đến phổi. Ở đây nó lột xác hai lần rồi đi dần lên cuống phổi, sang hầu, sau đó được nuốt trở xuống ống tiêu hoá, định vị ở ruột non và trưởng thành ở đó. Thời gian diễn biến của chu kỳ trong cơ thể con người kể từ khi người ăn phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành phải mất khoảng 60 ngày. Giun đũa có thể sống đến một năm.

Triệu Chứng

Nhiều khi không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có thử phân mới phát hiện có trứng giun. Đôi khi có trường hợp rất hiếm là chỉ toàn giun đũa đực nên thử phân không thấy trứng mà vẫn có giun.

Một vài triệu chứng cần lưu ý: Giai đoạn lưu hành: vào phổi gây cơn ho, thâm nhiễm phổi hội chứng Loeffle, tăng bạch cầu đa nhân ưa acid.Tiêu hoá: đau bụng quanh rốn, rối loạn tiêu hoá.Triệu chứng thần kinh: Trẻ ngứa mũi, lên cơn co giật, đêm ngủ hay hốt hoảng, nghiến răng, ứa nước miếng, thích nằm sấp.

Ngoài những rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ, giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt thức ăn trong ruột người bệnh. Những người trong khẩu phần hàng ngày có 100g đạm protein sẽ mất khoảng 10g đạm nếu chứa từ 18~20 giun đũa trong ruột.

Biến Chứng

Chui vào ống mật gây tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, vàng da do ứ mật, áp xe gan, tắc ruột…

Làm nghẽn ống tuỵ dẫn đến viêm tuỵ cấp hoặc bán cấp.

Chui vào ruột dư làm viêm suột dư.

Làm viêm màng bụng khu trú hoặc lan toả do giun làm thủng ruột.

Hạt Bí ngô bí đỏ 40g, rang cho hơi vàng, lột vỏ ăn lúc sáng sớm, khi đói bụng. Người lớn dùng 80g Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam.

Vỏ Soan lấy hướng mặt trời mọc càng tốt, lột vỏ, cạo lớp vỏ nâu ngoài, sao hơi vàng, tán bột, đóng thành gói 01g. Uống liền ba buổi sáng, lúc đói có thể chấm chuối ăn cho dễ.

Trẻ dưới 5 tuổi: cấm dùng.

05-15 tuổi: uống ½ đến 1 gói/ngày. Người lớn 2-3 gói/ngày.

Hạt Trâm bầu, tán bột, hoà đường cho uống hoặc chấm chuối ăn. Trẻ nhỏ 4-8g/ngày. Người lớn 8-12g/ngày Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam.

Châm Cứu

Châm huyệt Tứ phùng, nặn ra ít máu. Chỉ châm 1-2 lần, cách 2 ngày, có thể làm cho giun đũa chui ra ở trẻ nhỏ.

Điều DưỡngKhông nên đi tiêu bừa bãi ra bờ ruộng, bãi cỏ.Không nên dùng phân người còn tươi để bón rau cải. Nếu dùng phân thì phân phải được ủ ít nhất trong 3 tháng.Rửa rau cải sống, cần rửa từng lá để loại bỏ trứng giun. Thuốc tím pha loãng 1% trong nước dùng để ngâm rau chỉ diệt được một số vi trùng chứ không diệt được trứng giun. Nếu pha thuốc tím đậm quá thì rau lại bị héo, đổi mầu, ăn không ngon.Chỉ uống nước đã đun sôi.Rửa tay bằng nước sôi trước khi ăn.

Bài trướcGiun Kim | Đông Y
Bài tiếp theoGiun Chui Ống Mật | Đông Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.