HO GÀ

Là một loại bệnh truyền nhiễm, thường gặp vào mùa đông xuân.

Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến Phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.

Thường phát vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở những trẻ dưới 10 tuổi.

Hiện nay, đa số các trẻ nhỏ được chích ngừa 6 chứng bệnh lây trong đó có ho gà nên trên lâm sàng tương đối rất ít gặp bệnh này.

Đông y gọi là Bách Nhật Khái, Kinh Khái ho cơn, Thiên Háo, Dịch Khái, Kê Khái, Lô Từ Khái

Nguyên Nhân

Do vi khuẩn Hemophillus Pestuisis gây nên.

Do tà khí qua mũi, miệng vào Phế, làm cho Phế khí bị bế tắc không thông, Phế nghịch lên gây ho. Bên trong có đờm nhiệt ẩn nấp sẵn ở Phế, gây nên các cơn ho dữ dội.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các thể loại sau:

Giai Đoạn Đầu: Cảm nhiễm, Phế hàn.

Chứng: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Sác, chỉ tay phù, mầu đỏ tía.

Điều trị: Tuyên Phế trừ tà hoặc Tân ôn tuyên Phế. Dùng bài Chỉ Thấu Tán Kinh giới, Cát cánh, Cam thảo, Bạch tiền, Quất hồng, Bách bộ, Tử uyển, thêm Xa tiền, Cam thảo.

Nếu nhiệt nhiều, bỏ Tử uyển, Trần bì, thêm Tang diệp, Liên kiều, Xuyên bối mẫu. Hoặc dùng bài Ma Hạnh Cam Thạch Thang Ma hoang, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo.

Lá Chanh non 15 lá, Trà Tầu 1 nhúm, Vỏ Quít ½ nhúm, Củ Sả lùi 5 lát, Chanh giấy 1 quả. Sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia làm 2-3 lần cho uống.

Tỏi 1 củ, giã dập, cho vào một cái tách, rót nước ôi vào, đậy kỹ 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Cứ 2 giờ uống 1 thìa canh. Dưới 5 tuổi uống 1 thìa cà phê. Buổi tối không uống. Ban đêm, để dễ ngủ, khỏi ho: lấy Tỏi hoặc Gừng xắt lát mỏng, chà nhẹ dưới cổ.

Vỏ Quít già Trần bì, Lá Thuốc cứu, sao vàng, sắc uống.

Cá Diếc, mổ bụng, rửa sạch, cho thêm đường, chưng cách thủy, ăn cả nước lẫn cái.

Giai Đoạn Ho Cơn: Thường do Đờm, Phế nhiệt

Chứng: Sau khi mắc bệnh khoảng một tuần, ho càng ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn. Thời kỳ này, nếu nhẹ thì mỗi ngày ho vài lần, nếu bệnh nặng ho mấy chục lần, ban đêm có thể ho nhiều hơn. Nếu ho nhiều quá có thể ho ra máu, xuất huyết dưới giác mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dầy, khô, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh kim dưỡng Phế, tiết nhiệt, hóa đờm, giáng khí. Dùng bài A Giao Tán A giao, Mã đâu linh, Ngưu bàng, Hạnh nhân, Chích thảo, Nhu mễ hoặc Vi Hành Thang Vi hành, Ý dĩ, Đào nhân, Đông qua gia giảm.

Hoa Khế, hoa Đu đủ đực, lá Dâu tằm ăn, lá Rau trai đều 0,5kg, Hoa mắc cỡ đỏ 2,3kg. Phơi cho tái, nấu với 2,5 lít nước còn 1 lít, lọc kỹ lấy nước trong, chưng cách thủy với đường khoảng 1 giờ thành xi rô.

Trẻ 1-3 tuổi uống 1 thìa cà phê, 4-6 tuổi: 2 thìa cà phê. 7-10 tuổi: 3 thìa cà phê, uống tước bữa ăn.

Mật Gà, 1 cái, hòa với 3g đường.

1 tuổi: 3 ngày 1 cái, 2 tuổi 2 ngày một cái. Trên 2 tuổi ngày 1 cái. Công hiệu tốt.

Nước củ cải trắng, thêm đường chưng lên cho uống.

Châm Cứu

Châm Xích trạch và Ngư tế để thông Phế khi, thanh nhiệt, chỉ khái; Đại chùy tăng cường Vệ khí, Nội quan điều hòa khí huyết ở vùng ngực, sườn, Hợp cốc trục tà khí và thông Phế.

Giai Đoạn Hồi Phục: Phế khí hoặc Phế Âm Hư

Chứng: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát, hâm hấp sốt, chất lưỡi đỏ., không rêu, chỉ tay xanh nhạt.

Điều trị: Tư dưỡng Phế âm, Phế khí. Dùng bài Nhân Sâm Ngũ Vị Tử Thang Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Ngũ vị, Mạch môn, Chích thảo, Đại táo, Sinh khương gia giảm.

Cát sâm 20g sao vàng, Thiên môn sao, Mạch môn sao đều 16g, Bách bộ sao, Tang bạch bì căn cạo vỏ ngoài, bỏ lõi, tẩm mật sao vàng 12g. Sắc với 450ml nước còn 200ml. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 20-30ml vào lúc đói và trước khi đi ngủ Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Giải Trừ Kinh Khái Thang Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987: 1: Cường tằm, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long, Hạnh nhân, Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng đều 3g, Thanh đại, Cam thảo, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Qua lâu nhân, Bách bộ đều 4g. Sắc uống.

Tác dụng: Lương Can, giải kính, thanh Phế cổn đờm, ức khuẩn, chỉ khái. Trị ho gà.

Đã trị 50 ca, khỏi hoàn toàn 37, kết quả ít 13. Đạt kết quả 100%.

Trong bài Cương tằm, Thuyền thoái, Toàn yết, Đại long để sơ Can khứ phong, thông lạc, chỉ kinh, Can được sơ tiết thì không bị co rút, ho sẽ cầm lại; Thanh đại, Hoàng cầm, Địa cốt bì lương Can, thanh Phế, tả hỏa, giải độc; Thiên trúc hoàng, Đởm nam tinh, Qua lâu nhân thanh nhiệt, hóa đờm; Bách bộ, Hạnh nhân nhuận Phế, ức khuẩn, chỉ khái; Cam thảo hoãn cấp giải kinh, điều hòa các vị thuốc.

Tử Trà Nhị Nhân Thang Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988: 1: Tử thảo, Ải địa trà, Sa sâm, Tang bạch bì đều 10g, Hạnh nhân Bối mẫu, Đào nhân, Cam thảo đều 5g. Sắc uống.

Tác dụng: Hoạt huyết giải độc, khứ đờm chỉ khái. Trị ho gà.

Đã trị 100 ca, khỏi 85, chuyển biến tốt 10, không kết quả 5. Đạt tỉ lệ 95%.

Tử thảo giải độc thấu biểu, lương huyết; Ải địa trà giải độc khứ đờm, lương huyết; Sa sâm, Cam thảo dưỡng Tỳ Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu lợi Phế; Tang bạch bì, Đào nhân tiêu đờm huyết.

Thuần Khái Thang Lâm Sàng Nghiệm Phương Tập: Tỳ bà diệp nướng mật 15g, Bạch giới tử 2,5g, Khổ sâm 15g, Ma hoàng 7,5g, Đại hoàng 2 ~ 5g tùy tuổi mà gia giảm. Sắc ba vị thuốc đầu trước với 300ml cho sôi, sau đó cho Ma hoàng và Đại hoàng vào sắc còn 45ml. Chia làm 3 lần, uống ấm.

Tác dụng: Tuyên giáng Phế khí, cổn đờm, thanh nhiệt, giải kính chỉ khái. Trị ho gà.

Đã trị 224 ca, khỏi 117 chuyển biến tốt 32, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 97,3%.

Ma hoàng tuyên phế khu biểu, chỉ khái, bình suyễn; Tỳ bà diệp thanh túc Phế khí, giáng nghịch, bình suyễn. Dùng chung với Ma hoàng, một vị thanh một vị túc làm cho Phế khí được tuyên giáng; Bạch giới tử làm tan đờm dính lại, trấn ho, giảm kính; Khổ sâm thanh nhiệt giải độc.

Bách Tuyền Long Giả Thang Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn: Bách bộ 10g, Tuyền phúc hoa 6g bọc vào, Địa long 5g, Đại giả thạch 15g, Bối mẫu, Thiên môn, Mạch môn đều 6g, Hoàng cầm 3g, Tỳ bà diệp nướng 1 lá. Sắc uống.

Tác dụng: Túc Phế giải kính, hóa đờm chỉ khái, dưỡng âm thanh nhiệt. Trị ho gà.

Đã trị 120 cas, toàn bộ đều khỏi, uống 5 ~ 30 thang.

Bách Nhật Khái Thang 2 Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ: Đình lịch tử, Tô tử, Lai phục tử, Bạch giới tử đều 4,5g, Hạnh nhân, Nhị sửu, Tỳ bà diệp đều 3g, Phòng kỷ 3,5g, Đại táo 1 trái. Sắc uống.

Tác dụng: Tuyên Phế, giáng khí, trừ đờm thấp, lợi Tỳ Vị. Trị ho gà.

Thường uống 6 thang là khỏi,

Châm Cứu Trị Ho Gà

Châm Cứu Học Thượng Hải: Ninh thấu, hóa đờm.

Châm Tứ Phùng trước, nặn ra ít nước vàng hoặc trắng, sau đó châm Nội Quan Hợp Cốc,kích thích vừa mạnh, không lưu kim.

Có thể thêm Đại Chùy Thân Trụ Thái Uyên Phong Long.

Huyệt Tứ Phùng, theo kinh nghiệm của người xưa dùng trị cam tích ở tre? nho?, nhưng hiện nay thấy có công hiệu trị ho gà; Nội Quan thông với mạch Âm Duy, có Tác dụng làm thông ở ngực, điều khí; Hợp Cốc là Nguyên huyệt của kinh Đại Trường, có thể tuyên Phế; Đại Chùy là hội của các kinh Dương, có thể giải biểu khứ tà; Thân Trụ Đc.12 và Phế Du Bq.13 đều là Bối Du huyệt liên hệ với tạng Phế; Thái Uyên Phong Long có thể lý phế, gia?m ho, khứ phong, hóa đờm.

Phong Trì Đại Chùy Phong Môn Thiên Đột Thượng Quản Thái Uyên Túc Tam Lý Thiên Trụ Thân Trụ Phế Du Du Phủ Trung Quản Kinh Cừ Phong Long.

Mỗi ngày luân phiên trị một lần, châm nông, kích thích vừa Trung Quốc Châm Cứu Học.

Thái Uyên Xích Trạch Hợp Cốc [đều tả ] Thiếu Thương ra máu Tứ Phùng châm ra nước vàng Phế Du Tỳ Du [đều bổ] Châm Cứu Trị Liệu Học.

Nhóm 1: Châm Thương Khâu cứu Phế du.

Nhóm 2: Châm Hợp Cốc cứu Cao Hoang.

Nhóm 3: Châm cứu Khúc Trì.

Nhóm 4: Cứu Khuyết Bồn.

Nhóm 5: Cứu Can Du Vị Du châm Thương Khâu Khúc Trì.

Năm đơn huyệt trên luân lưu Sử dụng.

Châm nông, kích thích mạnh, rút kim nhanh. Cứu thì dùng nga?i điếu, cứu 10 – 15 phút Tân Châm Cứu Học.

Giác hơi Phế Du Cao Hoang Trung Phủ, đều 2 bên, mỗi lần dùng 2-3 bầu giác Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu.

Giải biểu, thanh nhiệt hoặc khu phong, tán hàn thời kỳ đầu, thanh nhiệt, hóa đờm, chỉ khái thời kỳ giữa, Dưỡng phế, kiện Tỳ thời cuối.Thời kỳ đầu và giữa: Xích Trạch Ngư Tế Nội Quan Hợp Cốc Đại Chùy.Thời kỳ cuối: Không dùng châm cứu, chỉ nên dùng thuốc.

Ý nghĩa: Xích Trạch Ngư Tế để thông Phế khí, thanh nhiệt, gia?m ho; Đại Chùy tăng sức đề kháng cho cơ thể và thanh nhiệt; Nội Quan để điều hòa khí huyết ở ngực sườn; Hợp Cốc để thông Phế, đuổi tà khí ra Châm Cứu Học Việt Nam.

Thượng Hải Y Học Viện II Nội Khoa Thủ Sách: Phế Du Liệt Khuyết đều 2 bên.

Nhĩ Châm

Chọn huyệt Thần môn, Phế, Chi khí quản, Đại trường, Tnân não, Tuyến thượng thận, Giao cảm.dùng thuốc Vương bất lưu hành dán vào huyệt ở cả hai bên tai. Cách ngày dán một lần, 10 ngày là một liệu trình Bị Cấp Châm Cứu.

Bì Phu Châm

Châm ra máu Đại chùy, Hợp cốc, Phong long, Xích trạch. Cách ngày làm một lần, 10 ngày là một liệu trình Bị Cấp Châm Cứu.

Bệnh Án Ho Gà

Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ

Lý X, nữ, 4 tuổi. Bị ho gà, đã chích kháng sinh nhưng không bớt. Chuyển sang Trung y khám thấy mạch Sác,, mi mắt phù, ho đờm dính máu, không muốn ăn, khi ho thì vãi đái. Cho uống Bách Nhật Khái Phương Sinh địa, Thục địa, Thiên môn, Mạch môn đều 12g, Bách bộ, Tang bạch bì, Sa sâm, Tỳ bà diệp, Xa tiền, Đông qua tử đều 9g, Đình lịch 1,5g, Tô tử. Bối mẫu đều 3g. Sắc uống 3 thang thì khỏi.

Vương X, nữ 5 tuổi, bị bệnh tháng 2 năm 1978., ho đã 7 ngày, bệnh viện chẩn đoán là ho gà. Người nhà cho biết, trước đó bị cảm, sốt, ho, uống thuốc mà không khỏi ho ngày càng tăng, ngày nhẹ đêm nặng, trong họng khò khè như gà kêu, ho xong trong họng khò khè như gà kêu. Mắt đỏ, hơi thở gấp, bàn tay bị co rút lại. Chẩn đoán là ho gà. Cho dùng bài Tuyên Phế Bình Thấu Thang Bách bộ 9g, Cát cánh, Bạch tiền, Đởm nam tinh, Bạch thược, Sài hồ, Địa long đều 6g, Đơn bì 4,5g, Đương quy, Cam thảo đều 3g. Sắc uống. Sau khi uống hai thang, chứng ho đã giảm ít. Chứng khò khè và co rút đều giảm nhẹ. Họng còn hơi khô, mũi còn hơi chảy máu, tiểu không thông, đầu lưỡi đỏ, nhiệt tà hãy còn nặng. Dùng bài trên, bỏ Đương quy, Bạch thược, thêm Trắc bá diệp 6g, Mao căn, Lô căn đều 12g. Uống liền 3 thang, khỏi bệnh.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.