KINH NGUYỆT ĐẾN SAU KỲ

Cũng gọi là ‘Kinh Trì’, Nguyệt Kinh Hậu Kỳ.

Nguyên Nhân Kinh Nguyệt Đến Sau Kỳ

Chủ yếu do tinh huyết bất túc hoặc tà khí uất trở, huyết hải không được sung mãn khiến cho kinh nguyệt đến chậm sau kỳ.

Huyết Nhiệt: Kinh trễ, lượng ít, mầu đen xẫm, có cục nhỏ, bụng dưới đau, khát, bứt rứt, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.

Điều Trị: Thanh nhiệt, Điều kinh.

Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Liên Phụ Tứ Vật Thang (Đan Khê Tâm Pháp).

Châm Cứu:

Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Nội quan (Tb.5), Tam âm giao (Ty 6).

Huyết Hư: Kinh trễ, lượng ít, sắc nhạt, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt xanh nhạt, hơi vàng, ít ngủ, lưỡi nhạt, mạch Hư Tế.

Điều Trị:

Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Tư âm, dưỡng huyết, điều kinh, dùng bài Nhất Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Bổ huyết, dưỡng vinh, ích khí, điều kinh, dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Hòa Tễ Cục Phương).

Châm Cứu:

Châm bổ cứu: Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Cách du (Bq 17), Huyết hải (Ty 10), Tâm du (Bq 15), Thận du (Bq 23), Túc tam lý (Vi 36) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm bổ Khí hải, Huyết hải, Quy lai, Cách du, Túc tam lý, Tam âm giao.

(Khí hải là huyệt của mạch Nhâm; Tam âm giao là huyệt hội của ba kinh âm; Huyết hải có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết; Quy lai, Túc tam lý là huyệt của kinh túc Dương minh, có tác dụng bổ huyết, hòa khí; Cách du là huyệt hội của huyết, dùng trị huyết hư, huyết nhiệt, các chứng xuất huyết. Các huyệt phối hợp có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, huyết mạnh lên thì kinh sẽ đều (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

Huyết Ứ: Kinh trễ, bụng dưới đầy đau, ấn vào đau hơn, mầu máu tím đen, có hòn cục, kinh ra thì bớt đau, lưỡi tím xậm, mạch Tế, Sắc.

Điều Trị: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh. Dùng bài Ích Mẫu Cao (Nghiệm Phương).

Châm Cứu:

Châm tả Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Cách du (Bq 17), Huyết hải (Ty 10).

Đờm Trở: Kinh trễ, sắc nhạt đặc, nhiều đái hạ, béo bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt.

Điều Trị:

Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Hóa đờm, trừ thấp, điều kinh, dùng bài Thương Sa Đạo Đờm Hoàn (Nghiệm Phương).

Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Táo thấp, hóa đờm, hoạt huyết, điều kinh (Đan Khê Tâm Pháp).

Châm Cứu:

Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Phong long (Vi 40), Tam âm giao (Ty 6),

Túc tam lý (Vi 36).

Hư Hàn: Sắc mặt xanh, sợ lạnh, thích nóng, uể oải, hồi hộp, ít ngủ, lượng kinh nhạt, ít, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch Trầm Trì.

Điều Trị:

Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Ôn kinh, tán hàn, điều kinh dùng bài Tiểu Ôn Kinh Thang (Giản Dị Phương).

Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Ôn kinh, phù dương, dưỡng huyết, điều kinh.

Dùng bài Thập Doanh Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Châm Cứu:

Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Khí hải (Nh.6), Cao hoang (Bq 43), Tam âm giao (Ty 6) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Ôn kinh, tán hàn, điều dưỡng mạch Xung, Nhâm.

Châm bổ Khí hải, Khí huyệt, Tam âm giao.

(Xung mạch vững chắc, mạch Thái xung mạnh, Thận khí đủ thì lượng kinh nguyệt đầy đủ, đến kỳ sẽ ra. Khí hải là kinh huyệt của mạch Nhâm, Khí huyệt là huyệt hội của mạch Xung với kinh túc Thiếu âm Thận; Tam âm giao là nơi hội của 3 kinh âm.

Thực hàn: thêm Thiên xu, Quy lai hai huyệt của túc kinh Dương minh có tác dụng ôn thông bào mạch, hoạt huyết, thông lạc. Hư hàn thêm cứu Mệnh môn, Quan nguyên để ôn Thận, tráng dương, tán hàn (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

Khí Uất: Trước khi hành kinh thì bụng dưới đầy, đau, đau lan đến cạnh sườn, hay bực tức, lưỡi trắng, mạch Huyền.

Điều Trị:

Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Lý khí, giải uất, điều kinh. Dùng bài Tứ Chế Hương Phụ Hoàn (Nghiệm Phương) hoặc Thất Chế Hương Phụ Hoàn (Y Học Nhập Môn).

Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Lý khí, hành trệ, hoạt huyết, điều kinh. Dùng bài Ô Dược Thang [Lan Thất Bí Tàng].

Châm Cứu:

Khí hải (Nh.6), Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Nội quan (Tb.5), Thái xung (C.3) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Khí huyệt, Lãi câu, Hành gian, Tam âm giao.

(Khí huyệt là huyệt hội của mạch Xung với kinh túc Thiếu âm Thận; Tam âm giao là nơi hội của 3 kinh âm; Hành gian là Vinh huyệt của kinh túc Quyết âm Can; Lãi câu là huyệt Lạc của kinh Can. Châm tả hai huyệt này có tác dụng sơ Can, lý khí. Khí thuận, huyết hòa, kinh nguyệt sẽ tự diều hòa (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

Thận Hư: Kinh đến sau kỳ, lượng kinh ra ít, mầu đen nhạt, thậm chí xanh xám, lưng đau, chân yếu, đầu váng, tai ù, đái hạ mầu xanh xám, sắc mặt đen sạm hoặc vùng mặt có vết ban đen, lưỡi đen nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế.

Điều trị: Bổ Thận ích khí, dưỡng huyết, điều kinh.

Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn [Cảnh Nhạc Toàn Thư].

(Nhân sâm, Sơn dược, Đỗ trọng bổ Thận khi và làm vững mệnh môn; Sơn thù du, Câu kỷ tử bổ thận, chấn tinh, sinh huyết; Đương quy, Thục địa dưỡng huyết, ích âm; Cam thảo điều hòa các vị thuốc (Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.