LIỆT NỬA NGƯỜI – BÁN THÂN BẤT TOẠI – HIÉMIPLÉGIE – HEMIPIEGY

Sách ‘Tự điển Điều Trị Học Thực Hành’ định nghĩa: Liệt nửa người là khi mất hoặc giảm vận động ở một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não, một tay, một chân.

Đa số bệnh này là do di chứng của tai biến mạch máu não gây ra.

Theo báo cáo của “Hiệp Hội Tim” của Mỹ năm 1977 ở Mỹ có đến 1,6 triệu người bị bịnh này. Và hằng năm có khoảng 500.000 trường hợp mới bịnh, phần lớn xẩy ra sau 55 tuổi.

ĐÔNG Y xếp vào loại Thiên khô, Đại duyệt (Nội Kinh), Bán thân bất toại, Trúng phong, Thốt trúng, Loại trúng, Não huyết quản Ý ngoại (Kim Quỹ Yếu Lược – Châm Cứu Học Thượng Hải), Thân hoán (Châm Cứu Đại Thành). Phong phì, Phong ý (Trung Y Học Khái Luận).

Sách ‘Y Kinh Tố Hồi Tập’ ghi: “Có người thình lình ngã ra cứng đờ, hoặc một nửa người bị liệt không cử động được, hoặc tay chân không co lại được, hoặc hôn mê không biết gì, hoặc chết hoặc không chết, thông thường gọi đó là Trúng Phong mà trong các sách cũng nhận là Trúng Phong mà chữa”.

Phân Loại

YHHĐ dựa vào thể trạng bịnh, chia làm 2 thể:

Liệt cứng với tăng trương lực cơ.

Liệt mềm với giảm trương lực cơ.

ĐÔNG Y dựa vào vùng bịnh và thể bịnh chia ra làm 4 loại:

Phong trúng kinh lạc (chỉ liệt 1/2 người, không có hôn mê)

Phong trúng tạng phủ (liệt kèm hôn mê)

Hôn mê kiểu co cứng là chứng Bế (thực chứng)

Hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chúng Thoát (hư chứng).

Nguyên Nhân Liệt Nửa Người

Theo Y học hiện đại (sách Triệu Chứng Học Nội khoa)

Nơi người lớn tuổi:

Chảy máu não do tăng huyết áp.

Nhũn não vì động mạch bị tắc.

Trong bịnh xơ cứng động mạch.

Hoặc do cục máu phát sinh tại chỗ hoặc từ xa đưa đến như trong trường hợp van 2 lá.

Nơi người trẻ.

Các bịnh tim.

Hẹp van 2 lá

Viêm màng trong tim cấp, loét sùi hoặc bán cấp ác tính.

Viêm động mạch do giang mai.

Do nhuyễn não hoặc xuất huyết não, do Ha tăng.

Nơi trẻ nhỏ.

Động mạch bị viêm do virút.

Màng não hoặc não bị viêm (do vi rut, vi khuẩn hoặc lao).

Biến chứng não của bịnh tai giữa viêm, xương chũn tai viêm.

Chung cho cả 3 loại.

U não.

Áp xe não.

Nguyên nhân theo Đông Y

Thiên ‘Điều Kinh Luận’ (Tố Vấn 62) ghi: “Khí và huyết cùng đi lên thì gây ra chứng Đại Quyết”.

Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) ghi: “Hư tà xâm nhập vào nửa người đi vào sâu, trú ở phần Vinh vệ, Vinh vệ yếu thì chân khí bị mấy, chỉ còn lại tà khí, gây nên chứng Thiên khô”.

Sách Kim Quỹ Yếu Lược, mục ‘Trúng Phong’ ghi: “Kinh mạch hư không, phong tà thừa cơ xâm nhập”.

Đời nhà Nguyên, Thanh các tác giả của:

Sách ‘Hà Gian Lục Thư’ cho là tâm hỏa quá vượng.

Sách ‘Đông Viên Thập Thư’ cho là Chính khí hư.

Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ chủ trương do Thấp, Đờm và Nhiệt gây ra. Các tài liệu trên đều cho rằng nguyên nhân gây nên trúng phong do yếu tố bên trong (nội tại)

Sau này sách giáo khoa triển khai thêm:

Theo sách NKHT, Hải, trúng phong, thường do:

Tình chí bị tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người bị rối loạn, đặc biệt thận âm suy yếu không chuyển lên tim được. Tâm hỏa vượng lên, can không được nuôi dưỡng, can hỏa bốc lên trên, sau cùng can hỏa bạo phát, máu bị dồn lên gây ra bịnh này.

Ăn uống khống điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận được làm thấp đình trệ lại sinh đờm, đờm uất hóa nhiệt, can phong cùng đởm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu, nhập vào kinh lạc mà phát bịnh đột ngột.

Do cơ thể vốn đã bị âm hư dương vượng, đờm trịch quá thịnh lại thêm ngoại cảm phong tà thức đẩy nội phong gây ra bịnh.

Như vậy Phong (Can phong), Hỏa (tâm hỏa, can hỏa) đàm (thấp đởm) phong đàm, Khí (khí hư, khí nghịch), Huyết (huyết ứ) ảnh hưởng lẫn nhau gây ra chứng Trúng Phong.

Theo sách NKHT.Đô, 2 yếu tố chính gây ra chứng Trúng Phong:

Can phong nội động và liên hệ cả với Thận, Tâm và Tỳ nhưng Can là chính.

Khí hư huyết ứ.

Sách “Châm Cứu Học Giảng nghĩa” giải thích:

Nguyên nhân pháp sinh chứng Trúng phong chủ yếu do Âm Dương Tạng Phủ của người ta bị mất quân bình mà lại hay lo buồn tức giận, hoặc uống rượu, lao lực, phòng sự…làm cho phong dương bùng lên, tâm hỏa vượng lên, khí huyết cùng đi lên, đởm trọc, vít lấy các khiếu, lạc, làm cho công năng của tạng phủ hoặc huyết bị mất gây thành chứng thoát…

Theo sách :Châm cứu Học VN nguyên nhân gây ra trúng phong liệt nửa người thường do:

Nhân tố bên ngoài (hư tà tặc phong) tác động đột ngột vào kinh lạc, tạng phủ.

Nhân tố bên trong: Hỏa thịnh (do thận thủy suy kém, tâm hỏa bốc lên, bịnh liên hệ với tâm-thận). Phong dương (do thận âm hư can dương vượng, gây ra nội phong-bịnh liên hệ với can-thận) Đờm nhiệt (do thấp sinh đờm, đờm uất trệ sinh nhiệt, nhiệt thịnh sinh phong – bịnh thuốc tỳ vị).

Chủ yếu là do âm dương mất quân bình, thận âm hư, can dương vượng, đờ, tắc tâm khiếu gây ra.

Triệu Chứng Liệt Nửa Người

Theo Y học hiện đại

Việc đầu tiên là phải phát hiện (xác định) được bên liệt.

Quan sát kỹ mặt người bịnh sẽ thấy:

Nếu liệt trung ương:

Nếp nhăn mắt, mũi, má, mép rất rõ ở bên lành, rất mờ ở bên bịnh.

Miệng, nhân trung lệch sang bên lành.

Khi thở, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, như người hút thuốc lá.

Dấu hiệu Pierre Marie Poix: khi ấn mạnh 2 ngón tay ở góc hàm, chỉ thấy miệng, má bên lành cử động.

Nếu liệt Ngoại biên.

Liệt giống như trên nhưng nếp nhăn trán bên liệt cũng mờ.

Thêm dấu hiệu CharLupus ban đỏs Bell: Khi muốn nhắm, mắt không kín, tròng đen đưa lên. Nếu bảo người bịnh:

Há và mím chặt miệng: khi quan sát nếp nhăn ở trán và mắt, thấy bên lành rõ và nhiều nấp nhăn, bên liệt ít và mờ hơn.

Người bệnh ăn cơm sẽ thấy cơm chảy qua bên liệt do 2 môi khép không kín.

Riêng lưỡi thường không liệt, nhưng khi thè lưỡi ra ta có cảm tưởng là lưỡi bị lệch về phía liệt vì miệng méo về bên lành.

Liệt 1 chân 1 tay.

Quan sát lúc lâu sẽ thấy 1 bên tay, chân người bịnh không cử động. Nếu kích thích chi bên liệt, không thấu phản ứng.

Trương lực cơ tay và chân bên liệt giảm.

Nếu nâng hai tay lên khỏi mặt giường rồi bỏ rơi xuống sẽ thấy bên liệt rơi ngay xuống đất 1 cách nặng nề như không có sức chống đỡ. Đối với chân cũng vậy: chân liệt rơi xuống trước và nặng nề.

Phản xạ gân giảm xo với bên lành (có khi mất hẳn) nhưng 2-3 tuần sau lại bắt đầu tăng hơn bình thường.

Phản xạ da bìu mất ở bên liệt.

Dấu hiệu Babinski thường có.

Thường toàn bộ các cơ ở cho trên (bên liệt) bị liệt đều và nặng hơn chi dưới – Nếu bịnh nhẹ có thể thấy chỉ có các cơ ở đầu cuối chi bị liệt rõ, cẳng tay ở tư thế úp sấp, các cơ gấp bị liệt nhẹ hơn các cơ duỗi.

Ở chi dưới, hiện tượng liệt ở bàn chân và cảng chân nặng hơn ờ đui (vì vậy đủ bị liệt nửa người khá nặng, người bịnh vẫn có thể cử động (ít ơ khớp háng, khớp gối có thể co lại ít nhiều, nhưng ít khi có thể co duỗi ra được, vì các cơ mặt trước đùi bị liệt nặng hơn các cơ ở mặt sau), bàn chân thường duỗi thẳng như chân ngựa. Đến giai đoạn liệt nửa thân cứng sẽ xuất hiện các dấu hiệu:

Trương lực cơ tăng biểu hiện là khi làm các động tác thụ động phía bên liệt sẽ thấy khó khăn vì sức giáng cự mạnh, cho trên thường ở tư thế khớp khuỷu gấp 900, cẳng tay úp sấp, bàn tay nắm lại và ngón cái bị 4 ngón kia cho lấp. Các cơ ở chi dưới co cứng nhiều nhất, vì vậy bàn chân duỗi thẳng kiểu chân ngựa. Trái lại các cơ ở cổ và thân (thành bụng), vùng thắt lưng…vẫn mềm hoặc co cứng không đáng kể vì đó là các cơ giữ vai trò giữ tư thế cho cơ thể.

Phản xạ gân xương tăng.

Nếu người bịnh còn đi được thì dáng đi đặc biệt như kiểu “Vát tép”. Khi đi toàn bộ chi dưới nhấc lên cứng đờ, không gấp khớp gối, bàn chân duỗi thẳng và vẽ 1 vòng cung rồi lại đặc xuống nặng nề, ta có cảm tưởng chân rơi bịch xuống đất.

Chi trên thường bị nặng hơn chi duối vì vậy dù có đi được, tay bên liệt không dùng làm gì được, cứ thõng xuống.

Dấu hiệu đồng động: xuất hiện khi người bịnh làm các động tác theo ý muốn hoặc theo phản xạ.

Đồng đông toàn bộ: tất cả các cơ bên liệt co cứng khi người bịnh làm 1 động tác gắng sức.

Đồng đồng đối xứng: chi bên liệt có khuynh hướng bắt chước động tác cửa chi bên lành.

Đồng động phối hợp: khi có 1 khối cơ theo ý muốn thì các khối cơ khác trong chi đó cũng co cứng.

Có thể gặp các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu gấp đùi và thân phối hợp: người bịnh đang nằm ngửa trên giường khi cố gắng ngồi dậy sẽ co khớp háng bên liệt lại.

Dấu hiệu các cơ khép: Người bịnh nằm ngửa, thầy thuốc giữa lấy đùi bên lành và bảo người bịnh cố khép đùi vào, lúc ấy sẽ thấy các cơ khép bên liệt co cứng hơn lên.

Bảo người bịnh co đầu gối bên liệt lại thì đồng thời bàn chân sẽ ngửa lên phía cẳng chân ngay.

Trong khi đang nằm ngửa, nếu người bịnh giơ chân lành lên thì gót chân bên liệt sẽ tỳ rất mạnh xuống giường.

Khi người bệnh giờ cao tay bên liệt, các ngón tay từ trước vẫn nằm lại lúc đó lại duỗi ra.

Bên nửa người bịnh liệt có rối loạn dinh dưỡng và vận mạch: mu bàn tay có thể phù nề nặng nề mềm, bàn tay và bàn chân có thể tím và lạnh hơn bên lành. Da khô và dễ bong vẩy, các móng dễ gẫy, biến dạng. Huyết áp ở các chi bên liệt có thể thấp hơn, bên lành.

Theo Đông Y

Dựa vào biện chứng bịnh, Đông Y chia làm 2 loại:

Trúng phong kinh lạc (loại nhẹ) và Phong trúng tạng phủ (loại nặng).

Phong Trúng Kinh Lạc

Can Thận Âm Hư, Phong Đờm Ngăn Trở (T Đô), Quấy Nhiễu (T. Hải).

Chứng: thường bị đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít, hay mơ, tự nhiên thấy lưỡi bị cứng, không nói được, mắt lệch, miệng mép, nửa người liệt, lưỡi hồng, rêu lưỡi đỏ, nhờn, hoặc vàng, mạch Huyền Hoạt Huyền Tế mà Sác (T. Hải), huyền hoạt (T, Đô).

Biện chứng: do Can Thận âm hư, Can dương bốc lên, âm dương không quân bình, huyết tràn lên, khí bị nghịch, gây nên chứng trên thực dưới hư, vì vậy đầu đau, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít, hay mơ. Can dương bốc lên làm cho Can phong bị động, phong hợp với dàm quấy nhiễu bên trên, phong đàm chạy vào kinh lạc, vì vậy lưỡi tự nhiên cứng không nói được, mắt xếch, miệng méo, nửa người bị liệt, lưỡi đỏ, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Tế mà Sác. Xét về mạch thì Huyền chủ về Can phong, hoạt chủ đờm thấp, Huyền Tế mà Sác là Can Thận âm hư mà sinh nội nhiệt, nhiệt động Can phong, lưỡi đỏ là âm hư, rêu lưỡi nhờn là có cả đờm thấp.

Điều trị Liệt Nửa Người:

NKHT. Hải: Dưỡng âm, nuôi dưỡng, trấn can tức phong, dùng bài Trấn Can Tức Phong (Trung Tham Tây Lục): Ngưu tất 40g, Giả thạch (sống) 40g, Long cốt (sống) 20g, Mẫu lệ (sống) 40g, Quy bản 20g

Bạch thược (sống) 20g, Mạch nha (sống) 8g, Xuyên luyện tử 8g, Thiên môn 20g, Huyền sâm 20g, Thanh hao 8g, Cam thảo 6g. Thêm Cau đằng, Cúc hoa – sắc uống, ngày 1 thang.

Bài này dùng lượng lớn Ngưu tất, Đại giả thạch để dẫn huyết đi xuống, bình giáng khí nghịch; Long cốt, Mẫu lệ, Quy bản, Thược dược để tiểm dương, nhiếp âm, trấn Can, tức phong; Huyền sâm, Thiên môn để tư âm giáng hoả; Thanh hao, Mạch nha (dùng sống) để lý khí; Xuyên luyện tử để sơ Can lý khí; Cam thảo hoãn cấp, hoà trung, là các thuốc hỗ trợ để tiết Can, điều Can, hoãn Can, giúp cho Can được bình giáng; Câu đằng, Cúc hoa tức phong, thanh nhiệt.

Nội khoa Thành Đô: Tư âm, tiểu dương,hóa đàm thông kết. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bịnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Câu đằng 16g, Đỗ trọng 16g, Ngưu tất 12g, Tang ký sinh 12g, ích mẫu 12g, Dạ giao đằng 20g, Thạch quyết minh 20g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Phục thần 12g, Sắc uống.

(Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình Can dương, tức Can phong; Sơn chi, Hoàng cầm tiết Can hỏa; Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ Thận âm, dưỡng Can huyết, thông lạc; Dạ giao đằng, Phục thần dưỡng huyết an thần.

Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng bài Khổ Tân Hàm Giáng Thang: Thạch cao 40g, Hoạt thạch 68g, Hàn thủy thạch 40g, Tử thạch 40g, Mẫu lệ 40g, Thạch quyết minh 40g, Linh dương giác 6g, Câu đằng 20g, Bối mẫu 12g, Tân bì 20g Thảo quyết minh 24g, Tật lê 24g. Sau khi sắc cho thêm 20ml Trúc lịch, 10ml gừng, quấy đều, uống với 4g Chí bảo đơn.

hoặc Trấn Can Ích Aâm Thang: Thạch cao 40g, Thạch quyết minh 40g, Đại cáp phấn 40g, Đởm thảo 12g, Chi tử nhân 12g, Thiên trúc hoàng 12g, Xương bồ 12g, Tuyển phúc hoa 12g, Đại giả thạch 12g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Ngưu tất 12g, Uất kim 12g, Trúc nhự 16g, Hoạt thạch 16g, Tử thạch 16g, Sắc uống chung với 1 hoàn An Cung Ngưu Hoàng Hoàn và Linh dương (bột) 0,6, Tô giác (bột) 0,6g.

hoặc dùng Hy Thiêm Chí Dương Thang: Hy thiêm thảo (cửu chế) 68g, Hoàng kỳ 20g, Nam tinh 12g, Bạch phụ tử 12g, Xuyên phụ phiến 12g, Xuyên khung 6g, Hồng hoa 6g, Tế tân 2,8g, Phòng phong 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 12g, Cương tằm 6g. Sắc uống.

Mạch Lạc Hư Trống, Phong Tà Xâm Nhập (T. Hải).

Chúng: Đột nhiên mắt lệch, miệng méo, da tê bì, nói ngọng, miệng chảy dãi, liệt nửa người, sợ rét, sốt, tay chân co lại, các khốp xương đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tê hoặc phù sác.

Biện chứng: Do chính khí hư yếu, mạch lạc hư, trống, việc phòng vệ bên ngoài không chặt, phong tà nhập vào mạch lạc, khí huyết bị ngưng trệ làm cho miệng ráo, mắt xếch, sợ rét, sốt, tay chân co, khớp xương đau, mạch phù là phong tà xâm nhập.

Điều trị: khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, hòa vinh dùng Khiên Chính Tán (Dương thị Gia tàng).

Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau. Tán bột, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa. Mỗi lần dùng 4g với rượu nóng.

(Bạch phụ tử tán phong tà ở vùng đầu mặt, Cương tầm khứ phong đàm. Toàn yết tức phong trấn kinh, 2 vị này hợp lại có tác dụng sưu phong, thông lạc. Bạch chỉ để tán phong, khử tà, Hồng hoa hoạt huyết hóa ứ).

hoặc dùng bài Tần Cửu Thang Gia Giảm (Bảo mệnh Tập): Tần cửu, Khương hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Bạch phụ tử, Toàn yết, Tế tân.

Sắc uống, bã thuốc có thể cho vào túi vải, đắp nóng, chỗ đau.

Dùng tần cửu, Khương hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ để giải biểu tán phong, Phụ tử, Toàn yết khư phong đảm, thông kinh lạc, Xích thược, Xuyên khung dưỡng huyết, Tế tân khư phong.

Khí Hư, Huyết Ưù: Liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó khăn, chảy nước miếng, tiểu nhiều hoặc tiểu không tự chủ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch sáp.

Biện chứng: Do chính khí không đủ mà huyết mạch bị ngăn trở gây ra đau nhức, kinh mạch không thông gây ra liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó, chảy nước miếng, tiểu không tự chủ, đều do khí hư không kềm hãm được. Mạch sáp là biểu hiện huyết ứ.

Điều trị: Ích khí không kết, hoạt huyết, hóa ứ, dùng bài.

Bổ Dưỡng Hoàn Ngũ Thang (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ 40-160g, Quy vĩ 8g, Xích thược 6g, Địa long 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa 4g. Sắc uống.

Dùng Hoàng kỳ (sống) với lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đại bổ nguyên khí, đưa thuốc đi tới toàn thân trị chứng liệt, hợp với Quy vĩ, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa là các vị thuốc hoạt huyết, khứ ứ.

Sách TGD Phương dùng bài Bổ Dương Hoàn Vũ Thang Gia Vị: Hoàng kỳ 40g, Xích thược 16g, Xuyên khung 8g, Qui vĩ 12g, Địa long 12g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 20g, Toàn yết 15 con, sắc uống.

hoặc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Gia Giảm: Hoàng kỳ 40g, Quy vĩ 20g, Xuyên khung 12g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8g, Đào nhân 8g, Địa long 12g, Tang ký sinh 40g, Kê huyết đằng 28g, Đan sâm 20g, Ngô công 1 con, Tiêu tra 20g, Uống khoảng 10-20g thang, cho thêm Mã tiền tử chế vào. Nếu dùng Mã tiền tử sớm, hiệu quả sẽ không tốt.

TRÚNG PHONG TẠNG PHỦ

Biểu hiện chủ yếu là thình lình hôn mê. Trên lâm sàng chia làm 2 loại: Bế chứng và Thoát chứng.

Bế Chứng

Thình lình hôn mê, răng cắn chặt, miệng mím không mở, 2 tay nắm chặt chân tay co giật, đại tiểu tiện bí. Tuy nhiên dựa vào có nóng sốt hay không mà chia ra? loại. Dương bố và Aâm bố.

Dương bế.

Chứng: triệu chứng ở trên, thêm mặt đó, người nóng, thở mạnh, miệng hôi, bứt rứt không yên, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt mà sác.

Biện chứng: Cam dương vượng, dương thăng phong động, khí huyết đi ngược lên, hợp với đờm và hỏa, che mất thanh khiếu vì vậy gây ra hôn mê. Dương bố là tà của phong hỏa đàm nhiệt bốc lên cho thanh khiếu nhưng bị bố lại ở bên trong cho nên mặt đỏ, người nóng, thở mạnh, miệng hôi, đại tiểu tiện bí, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Điều trị:

NKHT. Hải: Khai khiếu thanh Can, tức phong, dùng thuốc cay, mát dùng bài CHÍ BẢO ĐƠN, cậy miệng cho uống hoặc thổi vào mũi để khai khiếu rồi dùng bài Linh Dương Giác thang gia giảm để thanh can tức phong, nuôi âm giữ dương.

Chí Bảo Đon (Hòa Tể Cục Phương): Nhân sâm 40g, Chu sa 40g, Tê giác 40g, Hổ phách 40g, Nam tinh (chế) 20g, Thiên trúc hoàng 40g, Băng phiến 40g, Hùng hoàng 40g, Ngưu hoàng 20g, Đại mại 40g, Xạ hương 4g

Linh Dương Giác Thang (Y Thuần Thặng Nghĩa): Ling dương giác 6g, Quy bản 24g, Đại gia thạch 18g, Thạch quyết minh 24g, Bạch thược 4g, Sài hồ 4g, Bạc hà 4g, Hồng táo 10 trái, Hạ khô thảo 4g

Cúc hoa 6g, Đan bì 4g, Thuyền thoái 4g, Sắc uống

Linh dương giác, Cúc hoa, Hạ khô thảo để thanh can tức phong, Bạch thược, Quy bản để dưỡng âm. Đan bì lương huyết thanh nhiệt. Đại giả thạch để giữ dương. Sài hồ sơ can. Bạc hà khu phong, Thuyền thoái thông khiếu.

NKHT Đô: Bình can, khai khiếu, xử dụng thuốc mát, dùng Chí Bảo Đon (như trên), sau đó cho uống bài.

Linh Giác Câu Đằng Thang (Thông Tục Thương Hàn Luận): Linh giác phiến 6g (nấu trước), Xuyên bối (bỏ lõi) 12g, Song câu đằng 8g (nấu sau), Cúc hoa 8g, Phục thần 8g, Bạch thược 8g, Tang diệp 6g, Sinh địa 16g, Cam thảo 2g, thêm Trúc nhự 16- sắc uống.

Linh dương giác, Câu đằng thanh nhiệt, lương can, tức phong, chỉ kinh. Tang diệp. Cúc hoa hỗ trợ tác dụng thanh nhiệt, tức phong, Bạch thược, Sinh địa dưỡng âm, tăng dịch để bình can. Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt, hóa đờm (do nhiệt nung đốt tân dịch hóa thành đàm), Phục thần để bình tâm, an thần, Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

Âm bế.

Chứng: Thình lình hôn mê, răng cắn chặt, miệng mím không mở, 2 tay nắm chặt, tay chân lạnh, đại tiểu tiện bí, chân tay co giật, mặt môi tím, đờm dãi khò khè, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt.

Biện chứng: Aâm bố là thấp đàm thịnh, phong và thấp đờm bốc lên che lấp thanh khiếu gây ra nội bố, làm cho mặt nhạt, môi tái, tay chân lạnh, hôn mê, mạch trầm hoạt.

Điều trị:

NKHT Hải: Tân ôn khai khiếu, trừ đàm tức phong, dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn mài ra với nước nóng cho uống gấp hoặc thổi vào mũi để khai khiếu, sau đó dùng bài Địch Đàm Thang

Tô Hợp Hương Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương): Chu sa 40g, Mộc hương 40g, Kha tử nhục 40g, Tê giác 40g, Băng phiến 20g, Hương phụ 40g, Xạ hương 30g, Tỳ bạt 40g, Trầm hương 40g, Đàn hương 40g, Đinh hương 40g. Trừ băng phiến và Xạ hương, các vị kia tán bột trộn đều, thêm Băng phiến và Xạ hương vào, rồi cho dầu Tô hợp hương 40g và mật ong hơi âm ấm, quấy đều làm thành viên, mỗi viên 4 g. Ngày dùng 1 viên, chia 2 lần, uống hoặc thổi vào mũi.

Địch Đàm Thang (Kỳ Hiệu Lương Phương): Nam tinh (chế gừng) 4g, Bán hạ (tẩy nước sôi 7 lần) 4g, Phục linh (bỏ vỏ) 8g, Thạch xương bồ 2,8g, Nhân sâm 4g, Chỉ thực 8g, Quất hồng 6g, Trúc nhự 2,8g, Cam thảo 2g, Thêm gừng 5 lát, sắc uống.

Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh trừ đàm hỏa thấp, Xương bồ, Nam tinh khai khiếu, lợi đàm. Chỉ thực giáng khí, hòa t rung. Thêm Thiên ma, Câu đằng để bình can tức phong.

Sách NKHT Đô: Bình can khai bế, tức phong hóa đàm. Dùng bài Tô hợp Hương Hoàn và Dịch đàm thang giống trên.

Thoát chứng.

Chứng: tự nhiên hôn mê, mắt nhắm, miệng há (mở) mũi thở rất nhẹ, tay duỗi chân tay lạnh, mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện không tự chử, lưỡi rụt, mạch vi hoặc nhược (T. Hải), mạch tế nhược (T.đô).

Biện chứng: Can khí thoát nên mắt nhắm, tỳ khí thoát nên miệng há, tay chân duỗi, Tâm khí thoát nên mắt nhắm, tỳ khí thoát nên miệng há, tay chân duỗi, Tâm khí thoát nên xuất mồ hôi, lưỡi rụt mạch tế. Phe khí thoát thì hơi thở nhẹ yếu, thận khí thoát thì tiêu tiểu không tự chủ, tay chân lạnh.

Điều trị:

Sách NKHT Hải: phù chính, cố thoát, ích khí, hải dương cấp dùng bài Sâm phụ thang để hồi dương cứu nghịch. Sau khi hồi dương nếu người bịnh mặt đỏ, chân lạnh, bứt rứt không yên, mạch nhược hoặc thình lình mạch mạnh lên là do chân âm hư tổn, dương không có chỗ dựa vì vậy hư dương trổi lên muốn thoát. Nên dùng bài Địa hoàng Aâm tử gia vị để bổ dưỡng âm, ôn bổ thận dương để hồi dương cố thoát.

Sâm Phụ Thang (Theo Y Đắc Hiệu): Nhân sâm 16g, Phụ tử (chế) 8-12g, (bịnh nặng có thể dùng liều gấp đôi).

Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Phụ tử ôn tráng chân dương. 2 vị ghép với nhau làm hưng phấn dương (Ích khí, cố thoát).

Địa Hoàng âm Tử (Tuyên Minh Luận): Địa hoàng 40g, Ba kích 12g, Thạch hộc 12g, Bạch linh 12g, Sơn thủy 12g, Mạch môn 12g, Viễn chí 8g, Ngũ vị tử 4g, Phụ tử (nướng) 8g, Nhục thung dung 8g, Xương bồ 8g, Nhục quế 4g.

Địa hoàng, Ba kích, Sơn thủy, Nhục thung dung, để đại bổ thận, tinh không đủ, hợp với Phụ tử, Nhục quế để dẫn hỏa quy nguyên, dùng Ngũ vị tử để liêm Aâm, cố thoát. Vì trúng phong làm lưỡi cứng, nói khó hoặc cấm khẩu thường do môi lưỡi bị khô táo mà học có đàm, vì vậy dùng mạch môn, Thạch hộc để dưỡng dịch, sinh tân và hạn chế bớt tính cương táo của Phụ tử và Nhục quế, lại dùng Xương bồ, Viễn chí, Phục linh để thông tâm khí mà thanh thần chí, hóa đàm trọc để khai phế.

CHÂM CỨU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI (Trúng Phong).

CCHT. Hải:

Chứng Bế: Nếu nặng phải khai khiếu, tiết nhiệt, giáng khí. Châm kích thích tương đối mạch các huyệt Nhân trung, Kiên tĩnh, Dũng tuyển, Lao cung, Phong trì, Nội quan, Hợp cốc.

Chứng thoát: hồi dương cố thoát, nếu nhẹ thì sơ thông kinh khí, hoạt huyết, khứ phong. Châm nhẹ các huyệt Nhân trung, Kiên tĩnh, Dũng tuyển, Lao cung, Phong trì, Nội quan, Hợp cốc.

Nếu dương khí muốn thoát, dùng Ngải (viên lớn) cứu tại h. Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý.

Nếu miệng nhạt, mặt đỏ, vật vã, tiểu đỏ, đại tiện bí mạch hồng sác là hỏa vượng thêm Đại lăng, Hành gian, Thiên xu, Thượng cự hư.

Nếu chân tay lạnh ra mồ hôi, mạch vi muốn tuyệt là nguyên khí muoớn thoát có thể cứu thêm Chiên trung, Thận du, Mệnh môn.

Nếu đầu đau nhiều, choáng váng chân tay co quắp là Can phong nội động, thêm Thái xung, Dương lăng tuyển.

Nếu đàm nhiều, ngực bụng đầu, phiền, tay chân nặng, rêu lưỡi đầy nhớt, mạch huyền hoạt là đàm thịnh, thêm Thiền độc, Phong long, Nội quan.

ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG

Chi trên liệt: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Trị than thêm Kiên liêu, Thủ tam lý, Dương trì, Trung chử (Châm Khúc trừ có thể thấu Thiếu hải, Hợp cốc có thể thấu Hậu khê).

Chi dưới liệt: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Trị than 5, Huyền chung, Giải khê, Củ nội phiên, Củ ngoại phiên, Túc tam lý, thêm Than lập (Dương uỷ 2), Lạc địa, Côn lôn, Thái xung, Túc lâm khấp, Kinh cốt.

Liệt mặt (mắt lệch, miệng méo): Ế phong, Địa thương, Tứ bạch, Giáp xa, Hợp cốc, Khiên chính thêm Toàn trúc, Dương bạch, Nhân trung, Địa thương, Tứ bạch, Giáp xa, Hợp cốc, Khiên chính thêm Toàn trúc, Dương bạch, Nhân trung, Quyền liêu, Giáp (Hiệp) thừa tương.

(Châm Tứ bạch nên chân thẳng hoặc chân xiên từ trên xuống, Địa thương có thể thấu Giáp xa, Dương bạch có thấu Ngư yêu).

Lưỡi cứng, nói khó: Thượng liêm tuyền, Thông lý, thêm Thiên đột, Á môn, Chiếu hải (châm Thiên đột đường sâu quá- châm Á môn mũi kim phải hơi hướng xuống).

Ý nghĩa: Trúng phong thể bế chứng là do hỏa tích tụ, vì vậy dùng 12 Tỉnh huyệt để thanh tiết dương tả, thêm Nhân trung là huyệt của Mạch đốc với kinh Thủ và Túc dương minh có thể làm cho âm dương giao thông, khai khiếu tiết nhiệt.

Dũng tuyền là h. Tĩnh của Túc thiếu âm làm khí hỏa giáng xuống, Lao cung là h. Vinh của kinh tâm bào, Nội quan là h. Lạc của kinh Tâm bào có thể thanh tâm bài tiết nhiệt. Phong trì sơ phong tiết nhiệt, thêm Hợp cốc để tiết nhiệt ở Dương minh.

Trúng phong thể chứng thoát là nguyên khí suy kiệt, dương khí bị thoát, vì thế dùng Quan nguyên, Khí hải để bồi bổ nguyên khí, Túc tam lý để bồi dưỡng trung tiêu. Hỏa thịnh dùng Đại lăng, Hành gian để thanh tiết hỏa khí của hai kinh tâm bào và Can. Thiên xu. Thượng cự hư, để khử tính uế của Đại trường, Thanh tả nhiệt của Dương minh. Khí suyễn thì dùng thêm Chiên trung để bình suyễn, thêm Thận du, Mệnh môn để bổ ích thận dương. Can phong thêm Thái xung, Dương lăng tuyền để thanh tiết phong dương của Can, Đởm. Đàm thịnh dùng Thiên đột để giáng lợi đàm ở họng. Phong long, Nội quan để khử đàm, khoan hung. Lưỡi cứng dùng Thượng liêm tuyền theo kinh nghiệm hiện nay, thêm Thông lý, Á môn để thanh tâm thần mà khai khiếu, thêm Chiếu hái để hỗ trợ tác dụng các huyệt trên (vì đây là h. Hội của Túc Thiếu âm và Aâm kiều mạch).

Bá hội, Mớ tóc trước tai, Kiên tĩnh Phong thị, Tam lý, Tuyệt cốt, Khúc trì, mỗi huyệt cứu 3 tráng, Bá hội 50 tráng (Tư Sinh Kinh).

Dùng kim Tam lăng chân ra máu 12 huyệt Tĩnh (Càn Khôn Sinh Ý).

Hợp cốc xuyên lao cung, Dưỡng lão, Thẩm môn, Nội quan Thấu Ngoại quan, Tý trung, Thủ tam lý, Đái kiên, Kiên tam châm, Ưng hạ, Thận tích, Hoàn khiêu, Aân môn, Phục thổ, Thừa sơn, Dương lăng tuyển thấp ẩm lăng tuyền, Phong thị, Kiện tất, Túc tam lý, Tam âm giao, Tuyệt cốt, Côn lôn, Thái khê, Lý thượng, An miên, Phong trì, Chọn vài huyệt ở đầu và chi trên, chi dưới, thay đổi xử dụng. 10-15 ngày lal2 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 3-5 ngày (Biển Thước Thần Ứng Châm Cứu Ngọc Long Kinh).

Chứng bế: Kích thích mạnh, không lưu kim: Nhân trung, Thập tuyên, Thái xung, Phong long, Bá hội, Dũng tuyền.

Chứng thoát: Cứu Thần khuyết, Quan nguyên.

Liệt nửa người: Chi trên: Định suyễn, Xiên ngưng, Ngoại quan, Khúc trì, Hợp cốc. Chi dưới, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Ân môn, phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Giải khê.

Không nói được: Liêm tuyền, Á môn, Thông lý.

Mặt liệt: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

Chứng Bế: Thủy câu, 12 tĩnh huyệt, Thái xung, Phong long.

Chứng thoát: Quan nguyên, Thần khuyết (cứu cách muối).

Liệt nửa người: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Côn lôn (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

Kiên ngung, Khúc trì, Liệt khuyết, Thái uyên, Hợp cốc, Thủ tam lý, Túc tam lý, Phong thị, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Giải khê, Thái uyên, Huyền chung, Phục thố (Châm Cứu Trị Liệu Học).

Chứng bế: Khai khiếu, tiết nhiệt, tinh thần, tức phong, châm Nhân Trung Thập tuyên, Bá hội, Giáp xa, Hợp cốc, Dũng tuyền, Phong long, Thiên đột.

Chứng thoát: hồi dương cố thoát, cứu Thần khuyết, Quan nguyên, Khí hải.

Liệt mặt: Giáp xa, Địa thương, Toàn trúc, Hợp cốc, Thái xung.

Liệt nửa người: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Phục thổ, Túc tam lý, Giải khô, Bát phong.

Nói khó, lưỡi cứng, Á môn, Liêm tuyền, Thông lý (Châm Cứu Học Việt Nam).

Đầu lâm khấp, Bá hội, Nhân trung, Nội quan, Thập tuyên, hoặc Kiêm tinh, Bá hội, Phong trì, Nhân trung, Nội quan, hoặc Huyền chung, Thận du, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Côn lôn, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc (Châm Cứu Học Giản Biên).

Châm bình bổ bình tả Kiên ngung, Kiên liên, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Hợp cốc, Phong thị, Phục thố, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tuyệt cốt.

Can dương vượng: thêm Phong trì, Thái dương, Thái xung (châm tả).

Đờm nhiều: Thêm tả Phong long, Hành gian, bình bổ bình tả Tỳ du, Vị du và Nhân trung.

Âm hư thêm châm bổ Tam âm giao, Thái khê.

Mặt liệt thêm Giáp xa, Địa thương, bình bổ bình tả.

Lưỡi cứng khó nói thêm Liêm tuyền, Thông lý.

Liệt nửa người: Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Túc tam lý, Dương lăng tuyển, Huyền chung, Giải khê.

Gia giảm:

Khí huyết hư, kinh mạch ứ trệ: Bá hội, Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Vị du, Tỳ du, Cách du, Cao hoang.

Can dương vượng, kinh mạch ứ trở: thêm Thái xung, Hành gian, Dương lăng tuyền, Túc lâm khấp, Can du, Đởm du, Khúc trì, Phục lưu.

Đờm nhiều làm ngăn trở kinh mạch: thêm Phong long, Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải, Quan nguyên, Phế du, Đởm du, Khúc trì Phục lưu (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1985, 24).

Chi trên: Kiên tĩnh, Kiên ngoại du, Kiên ngung, Kiên liêu, Kiên trinh, Khúc trì, Ngoại quan, Dương trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Đại chùy, Hòa đà giáp tích (Giang Tây Trung Y Dược 1985, 35).

Bài trướcLoa Lịch | Đông Y
Bài tiếp theoLiệt Mặt – Khẩu Nhãn Oa Tà, Khẩu Tịch | Đông Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.