MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT

MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT
MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT

A- NGUYÊN VĂN :

Phù bình tâm mạch lai, lũy lũy như liên châu(1), như tuần lang can(2), viết tâm bình, hạ dĩ

vị khí vi bản. Bệnh tâm mạch lai, suyễn suyễn liên thuộc, kỳ trung vi khúc(3), viết tâm bệnh. Tử tâm mạch lai, tiền khúc hậu cư, như thao dới câu(4), viết tâm tử.
Bình phế mạch lai, yếm yếm nhiếp nhiếp(5), như lạc du giáp, viết phế bình, thu dĩ vị khí vi bản. Bệnh phế mạch lai, bất thượng bất hạ, như tuần kê vũ(6), viết phế bệnh. Tử phế mạch lai, như vật chi phù, như phong xuy mao(7), viết phế tử.
Bình can mạch lai, nhuyễn nhược chiêu chiêu(8), như yết trường can mạc tiêu, viết can bình, xuân dĩ vị khí vỉ bản. Bệnh can mạch tai, doanh thực nhi hoạt(9), như tuần trường can, viết can bệnh. Tử can mạch lai, cấp ích kình(10), như tân trương cung huyền, viết can tử.
Bình tỳ mạch lai, hòa nhu tương ly, như kê tiễn địa(11), viết tỳ bình, trưởng hạ dĩ vị khí vi bản. Bệnh tỳ mạch lai, thực nhỉ doanh sác(12), như kê cử túc, viết tỳ bệnh. Tử tỳ mạch lai, nhuệ kiên điểu chi huế, như điểu chi cự(13), như ốc chi lậu(14), như thủy chi lưu(15), viết tỳ tử.
Bình thận mạch lai, suyễn suyễn lũy lũy như câu(16), án chi nhi kiên, viết thận bình, đông dĩ vị khí vi bản. Bệnh thận mạch lai, như dẫn cát(17), án chi ích kiên, viết thận bệnh. Tử thận mạch lai, phát như đoạt sách(18), tịch tịch như đạn thạch(19), viết thận tử.

(Tố vấn : Bình nhân khí tượng luận)

MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT
MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT

B. DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Mạch tâm bình thường đến tròn trịa trơn tru như hạt châu, liên tiếp như sờ tay trên xâu chuỗi ngọc, đây là mạch bình của tạng tâm. Mùa hè lấy vị khí làm gốc, mạch phải nhu hòa mà hơi câu. Mạch bệnh tâm đến có vẻ cấp xúc, trong nhịp nhanh có lúc dừng lại, giống như sụp xuống mất cảm ứng dưới ngón tay, đây là mạch bệnh của tâm. Mạch chết của tâm ấn nhẹ tay thấy mạch khúc khuỷu hơi mềm mại, ấn nặng tay thấy mạch thẳng cứng như sờ tay vào dây da cứng bất động, hoàn toàn mất hết tính hòa hoãn, đây là mạch chết của tạng tâm.
Mạch phế bình thường đến phù nhẹ nhàng hòa hoãn như quả du rơi, đâ’y là mạch bình của tạng phế. Mùa thu lây vị khí làm gốc, mạch đi phải nhu hòa mà hơi phù. Mạch bệnh của phế đến mạch đi không cao không thấp, như sờ tay trên cọng lông gà, đấy là mạch bệnh của phế. Mạch chết của tạng phế đến phù vi mà vô căn, như vật trôi nổi, như gió thổi phớt trên lông, đây là mạch chết của tạng phế.
Mạch can bình thường đến hơi huyền mà nhu nhuyễn và dài, tựa như giơ cao ngọn sào dài vừa thẳng vừa nhu nhuyễn, đây là mạch bình của can. Mùa xuân phải lấy vị khí làm gốc, mạch đi phải nhu hòa mà hơi huyền. Mạch bệnh của can đến huyền cứng dài và trơn tru như sờ tay trên ngọn sào dài mà cứng. Mạch chết của tạng can đến huyền căng cứng như sờ tay trên dây cung mới giương ra, đâ’y là mạch chết của tạng can.
Mạch tỳ bình thường đến có vẻ thong thả hòa hoãn, nhịp đập đều đặn rõ ràng tựa như chân gà đạp xuống đất nhẹ nhàng thong dong, đây là mạch bình của tỳ. Mùa trưởng hạ nên lây vị khí làm gốc, mạch đi phải hòa hoãn.

MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT
MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT

Mạch bệnh của tạng tỳ đi thực căng cứng và nhanh như gà rút chân lên, đấy là mạch bệnh của tạng tỳ. Mạch chêt của tỳ đến cứng và sắc nhọn như mỏ chim, hay như cựa gà, không có gì là nhu hòa, hoặc mạch đập thỉnh thoảng dừng lại không có qui luật, hoặc mạch đi rồi dừng lại khoảng lâu như từng giọt nước được nhỏ xuống từ trên mái nhà dột, hoặc như dòng nước chảy có đi không có lại, đây là mạch chết của tạng tỳ.
Mạch thận bình thường đến như đá chìm xuống nước có vẻ lưu lợi tròn chắc, ấn tay vào thấy cứng mà hơi câu, đây là mạch bình của thận. Mùa đông nên lấy vị khí làm gốc, mạch đi nhu nhuyễn mà hơi cứng như đá. Mạch bệnh của thận đi cứng và lằng nhằng như rút dây rừng, càng ấn càng thấy cứng, đây là mạch bệnh của thận. Mạch chết của thận đến như dây thừng căng cứng bị vuột khỏi tay, hay như búng tay vào phiến đá, đây là mạch chết của thận.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Lũy lũy như liên châu: Hình dung mạch đi lưu lợi như những hạt châu tròn trịa trơn tru, và nối tiếp nhau thành chuỗi.
(2) Như tuần lang can : Hình dung mạch đến trơn tròn mà nhu hoạt như hòn ngọc. Sách Thư kinh ghi:“Lang can chỉ đá như ngọc ”.
(3) Suyễn suyễn liên thuộc, kỳ trung vi khúc Ỳ: Suyễn suyễn là mô tả mạch đập nhanh như suyễn thở liên tục. Câu này ý nói mạch đi cấp xúc, trong nhịp nhanh có một nhịp như lún xuống không có cảm ứng dưới ngón tay.
(4) Tiền khúc hâu cư, như tháo đới câu: Hình dung mạch mới đến ấn nhẹ thấy hơi câu, khi ấn nặng tay thì thấy mạch thẳng cứng như sờ tay trên dây da bất động, đó là mạch không có vị khí. Sách Thái tố chú:“Cư tức là trực thẳng”.
(5) Yếm yếm nhiếp nhiếp: Hình dung mạch tượng phù mà nhẹ nhàng. Ngô Côn chú:“Dáng phơi phới, phù nhẹ mà lưu lợi”.
(6) Bất thượng bất hạ, như tuần kê vũ: Mã Thì chú:“Mạch đi không cao không thấp, như sờ tay trên cọng lông gà. Hai bên tuy hư, mà giữa thì khá cứng”.
(7) Như vật chi phù, như phong xuy mao: Hình dung mạch phù mà không có vị khí, tựa như vật nổi bồng bềnh không có gốc, như gió thổi phớt qua lông.
(8) Nhuyễn nhược chiêu chiêu lậy: Hình dung giương cao ngọn sào vừa nhu nhuyễn, vừa dài vừa thẳng.
(9) Doanh thực như hoạt: Hình dung mạch đi vừa căng đầy vừa lưu loát.
(10) Câp ích kình: Hình dung mạch đi cấp sác và thế mạnh hữu lực.

MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT
MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT

(11) Hòa nhu tương ly, như kê tiễn địa: Hình dung mạch đi hòa hoãn, nhịp đập đều đặn, rõ ràng giống như chân gà đạp đất có vẻ thong dong nhẹ nhàng.
(12) Thực nhi doanh sác: Hình dung mạch đi thực, căng cứng và nhanh.
(13) Nhuệ kiên điểu chi huế, như điểu chi cự : Hình dung mạch đi cứng và sắc nhọn như mỏ chim, như cựa gà. Trương Cảnh Nhạc chú:“Huê là mỏ chim, cự là cựa gà
(14) Như ốc chi lậu: Hình dung mạch đi thỉnh thoảng lại ngừng không theo qui luật, hoặc mạch đi rồi dừng khoảng lâu như từng giọt nước nhỏ xuống từ mái nhà dột.
(15) Như thủy chi lưu fa : Trương cảnh Nhạc chú:“Mạch đi không có trở lại”.Đâ’y là hình dung mạch đi mà không đến như nước chảy có đi không có lại.
(16) Suyễn suyễn lũy lũy như câu: Hình dung mạch đi như đá chìm xuống nước, có vẻ lưu lợi tròn chắc, ấn vào thấy cứng mà hơi câu.
(17) Dần cát: Hình dung mạch đi cứng và lằng nhằng như rút dây cát đằng.
(18) Phát như đoạt sách ỷ: Sách Kim quỹ chú:“Chỉ mạch đến như dây thừng bị vuột khỏi tay, cong như rắn bò”. Đoạt có nghĩa là vuột mâu
(19) Tịch tịch như đạn thạch : Hình dung mạch đến căng gấp lại cứng như búng tay trên phiến đá.

E- LỜI BÀN :

Đoạn kinh văn này dùng những hình ảnh sự vật trong sinh hoạt đời thường để thuyết minh mạch tượng bình thường, mạch bệnh và mạch chết, đồng thời vạch rõ cách phân biệt các loại mạch kể trên, mấu chốt là ở chỗ có vị khí nhiều hay ít, có hay không có vị khí. Chủ đề của kinh văn nhằm nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của luận điểm: Con người lấy vị khí làm gốc.

MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT
MẠCH BÌNH THƯỜNG, MẠCH BỆNH, MẠCH CHẾT

Trích “Nội kinh tinh yếu”.

Bài trướcSưng đau Khớp Gối trái chữa Thuốc Nam có hiệu quả?
Bài tiếp theoSưng đau khớp Gối chữa Thuốc Nam có khỏi không?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.