Mạch Kết, Mạch Đại và tiên lượng bệnh
Điều 183. Chẩn mạch thấy mạch đến hoãn, có lúc ngừng lại một lần rồi lại có, gọi là mạch kết. Lại như mạch đến nhảy động mà giữa chừng ngừng lại rối hơi sác, trong khi hơi sác nó lại trở lại nhảy động gọi là mạch kết. Âm mạch đến nháy động mà giữa chừng ngừng không trở lại được, nhân đó lại nhảy động gọi là mạnh động âm, gặp thứ mạch ấy tất khó chữa.
Tóm tắt:
Điều này tiếp theo điều trên nói về đặc trưng của mạch kết, mạch đại và tiên lượng của nó.
Thích nghĩa:
Mạch đến phù hợp với hơi thở thì là đúng. Nếu mạch đi từ hoãn mà giữa chùng- ngừng một cái, ngừng rồi lại đến là mạch kết, mạch đại. Nếu mạch đên tiêp mà thấy hơi sác, trong khi ngừng rồi lại đến hơi sác, tức có thể tự trỏ lạ: nhảy động. Đấy là tà kết ỏ huyết phận, kinh mạch bị trỏ ngại không lưu hành, gọi là “kết âm”. Nếu mạch tiếp theo đó không thấy sác cho đến sau đã đến mới thấy tiếp tục nhảy động, đấy là mạch âm không tự trở lại, nên mạch dương thay đó để động, gọi là mạch “Đại âm”.
Mạch động là nhò tác dụng nhịp điệu của âm dương dinh vệ, nên âm dương mất điều hoà, khí uất vì hư mà không vận hành bình thường được, đều thuộc trường hợp khó chữa.
Nhận xét:
Chứng này, mạch kết đại là dấu hiệu âm dương khí huyết mất điều hoà cho nẽn nói là chứng khó chữa. Ngoài ra còn trường hợp té ngã, đàn bà có mang, sau cơn xuất huyêt, hoặc đàm ẩm kết tụ ở trong, cũng thường thấy mạch này không phải là khó chữa. Cũng có người suôt đòi thấy mạch mày mà vô bệnh thì đây là hiện tượng sinh lý mà không phải là mạch bệnh.