Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang

Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang
Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang

Điều 60. Sau khi hạ rồi lại phát hãn lần nữa tất nhiên sinh rét run mạch vi tế, sở dĩ như vậy là do trong ngoài đều hư cả.

Tóm tắt:

Sau khi hạ rồi lại phát hãn, mạch vi tế: chứng trong ngoài đều hư.

Thích nghĩa:

Hạ thì hư phần lý, phát hãn thì hư phần biểu, đấy là âm dương đều hư. Rét run, mạch vi là dương khí hư, mạch tế là âm huyết không đủ, sau khi hãn hạ rồi thấy các mạch chứng biểu hiện trong ngoài đều hư.
Điều trên là nói tổn thương tân dịch mà chưa đến vong dương, điểu này lại nói vong dương rồi mối chuyển thành hư chứng. Tổn thương tân dịch mà không vong dương thì tân dịch tự có thể sinh lại, còn vong dương tuy tân dịch không tổn thương nhưng tân dịch không còn chỗ nào để kế tiếp, cho nên chữa bệnh thương hàn, sợ nhất là trường hợp vong dương, tức là ý này.

Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang
Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang

Lời chú chọn lọc:

Vưu Tại Kinh nói:

“Rét run rẩy mà lạnh, mạch vi là dương khí hư; mạch tế là âm huyết kém. Đã hạ lại phát hãn, mình rét run mà mạch vi tế là âm dương đều tổn thương trong ngoài đều hư, thế thì phải dùng các bài thuốc ngọt ấm để điều chỉnh, bổ dưỡng thoả đáng”.

Điều 61. Sau khi hạ rồi lại phát hãn, ban ngày buồn phiền vật vã không ngủ được, ban đêm thì yên tĩnh, không nôn, không khát, không có biểu chứng, mạch trầm vi, mình không nóng dữ, cho uống Can khương phụ tử thang làm chủ.

Tóm tắt:

Chứng trạng và cách chữa trưòng hợp sau khi hạ rồi lại phát hãn nữa gây thành chứng dương hư.

Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang
Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang

Thích nghĩa:

Buồn phiền vật vã là dương hư. Ban ngày là thời gian dương thịnh nên dương hư còn có thể giao tranh vối âm được, cho nên ban ngày buồn phiền vật vă không ngủ được. Ban đêm thì âm khí thịnh, dương đã suy yếu không thể giao tranh nổi với âm cho nên ban đêm yên tĩnh. Không nôn, không khát là biết bệnh không ở thiếu dương và dương minh; không có biểu chứng là biết bệnh không ở thái dương; mạch thấy trầm vi (trầm để xét phần lý, vi để xét dương hư), dương khí hư suy cho nên mình không nóng dữ. Chứng này là chứng nguy cấp vi dương khí sắp tiêu hết, cho nên dùng Can khương phụ tử thang để kịp hồi dương.

Can khương phu tử thang:

Can khương 1 lạng
Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, xẻ làm 8 miếng)
Hai vị trên dùng 3 thảng nước, sắc còn 1 thăng lọc bỏ bã, uống hết một lẩn.

Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang
Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang

Ý nghĩa phương thuốc:

Chứng này là âm hàn thiên thịnh, dương khí đại hư, cho nên dùng can khương, phụ từ là loại nóng để kịp hồi dương. Phụ tử càng sống thì sức càng manh, không gia cam thảo thì dược lực càng tập trung, có thể như: “Cầm gươm đâm thẳng vào”. Uống hết một lần làm cho sức thuốc tập trung thì hiệu quả càng chóng.

Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang
Mạch và chứng của bài Can Khương Phụ Tử thang

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.