Biểu hiện của bệnh ngoại cảm tự khỏi
Điều 58. Phàm bệnh, nếu phát hãn, nếu thổ, nếu hạ, nếu bị mất huyết, mất tôn dịch, mà âm dương tự điều hoà là bệnh tự khỏi.
Tóm tắt:
Phàm bệnh mà ám dương tự điều hoà, tất nhiên có thể tự khỏi.
Thích nghĩa:
Phàm bệnh chỉ về các bệnh tật nói chung chứ không chỉ giới hạn ỏ trúng phong hay thương hàn. Phàm bệnh nếu dùng các phép chữa như phát hãn hoặc cho thổ, cho hạ… mà không làm mất tân dịch, hoặc có các chứng chảy máu cam, thô huyết, ỉa ra máu, bị đâm chém, ung nhọt, sản hậu, băng huyết, rong huyết mà gây nên mất máu, lúc ấy nếu cơ năng của bản thân bệnh nhân không suy kém, âm dương tự có chiều hướng điều hoà, là bệnh tật tự khỏi.
Điêu 59. Sau khi hạ mạnh rồi lại phát hãn mà tiểu tiện không lợi vì mất tân dịch, không nên chữa nữa, tiểu tiện lợi được tất tự khỏi.
Tóm tắt:
Caữa nhầm làm hại tân dịch, tân dịch hồi phục được tất tự khỏi.
Thích nghĩa:
Sau khi hạ mạnh rồi lại phát hãn, hãn hạ mất trật tự, tân dịch bị tổn thương hai lần. Tiểu tiện không lợi là chứng trạng tổn thương tân dịch. “Không nên chữa” là nói không nên thấy tiểu tiện không lợi mà dùng phương pháp lợi tiểu tiện, phải chờ cho tân dịch dần dần hồi phục lại thì tiểu tiện tự nhiên thông lợi. Nói cách khác, lúc tiểu tiện thông lợi được là lúc tân dich iã khôi phục.
Lời chú chọn lọc:
Vưu Tại Kinh nói:
“Đã hạ lại cho phát hãn, làm mât tân dịch hai lần ngoại tà tuy giải được, nhưng tiểu tiện không lợi, như vậy là chưa có thể dùng thuôc để lợi tiểu tiện, chờ tân dịch dần dần hồi phục lại thì tiểu tiện tự nhiên đi được mà bệnh khỏi. Nếu cưỡng bách cho lợi tiểu tiện là làm cho hao kiệt âm dịch hai lần, huống hồ chưa chắc đã lợi được ngay”.