RÔM SẨY

Là những mảng da bị đỏ (do mạch máu tại chỗ dãn nở), trên nền đỏ là vô số những hạt nhỏ li ti và ngứa dữ dội.

Nguyên Nhân Rôm Sẩy

Do lớp tế bào thượng bì (lớp tế bào trên cùng) của da bị khô đi do nắng nóng.

Nhiễm trùng ở lỗ chân lông.

Do lớp tế bào thượng bì mất nước, mất chất béo.

Ngoài, bị ảnh hưởng của tia cực tím gây nên khô da, cháy nắng cũng gây ra rôm sẩy.

Do lớp tế bào thượng bì của da bị khô cộng với mồ hôi, bụi, cáu ghét bám trên da nên lỗ thoát mồ hôi bị bít kín, nhưng mồ hôi trong tuyến vẫn tiết ra, làm gia tăng áp lực trong ống dẫn mồ hôi, ống dẫn bị dãn nở rồi nứt, tạo ra những nang nhỏ. Đồng thời xẩy ra sự sung huyết các mạch máu biểu bì chung quanh nang, dần dần tạo thành những vết sẩn mầu trắng giống như tình trạng ‘nổi da gà’. Khi tất cả lỗ chân lông của một vùng da bị bít kín, phần da đó trở nên khô hoàn toàn.

Hậu quả của tình trạng này là mồ hôi không tiết ra được khiến cho:

Cơ thể bị nhiễm độc nhẹ do không bài tiết được chất thải.

Mất đi một yếu tố giải nhiệt.

Vi trùng dễ phát triển trên nền da khô.

Vì ngứa nên trẻ hay gãi làm trầy sước da, từ đó, những vi khuẩn có sẵn trên da sẽ gây viêm da cấp tính, mạn tính và di chứng về sau là không tiết mồ hôi.

Điều trị Rôm Sẩy

Nếu chỉ bị sẩn đỏ trên da: phơi phần da này trong môi trường thoáng mát hàng ngày.

Giữ vệ sinh da.

Phòng Ngừa Rôm Sẩy

Cố gắng tạo điều kiện để giữ trẻ trong môi trường thoáng mát.

Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng, mỏng, mầu nhạt. Nên cho mặc quần áo bằng vải (coton) để hút mồ hôi.

Không cho trẻ chơi nhiều ngoài trời.

Không cho trẻ chơi ngoài trời từ 10-14 giờ, lúc này nắng gắt, tia cực tím sẽ gây cháy da.

Hạn chế sử dụng xà bông để tránh tẩy đi chất nhờn làm cho da bị khô.

Nên tắm cho trẻ 2-3 lần mỗi ngày để làm sạch mồ hôi, bụi.

Cho trẻ ăn nhiều rau quả tươi, nhất là rau lá mầu xanh đậm, quả, củ có mầu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ… để cung cấp sinh tố A, C, PP giúp bảo vệ các tế bào thượng bì của da khỏi bị sừng hoá.

Khi đi ngoài đường, phải cho trẻ đội nón rộng vành, mặc quần áo dài tay mầu nhạt để đỡ hấp thu ánh năng mặt trời.

Bài trướcChứng Quyết trong hồi sức cấp cứu y học cổ truyền
Bài tiếp theoChứng Tích Tụ | Đông Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.