Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường

Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường
Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường

+ Chủ thần chí:

Tâm chủ hoạt động tư duy, ý thức, tinh thần tương đương với hoạt động thần kinh cao cấp. Nếu như chủ thần chí bình thường con người thường tinh thông nhanh nhẹn, thậm chí thông minh sáng suốt. Khi bệnh lý thường có triệu chứng tâm lý: kinh hoảng, hay quên, mất ngủ, nói cười quá mức hoặc nặng thì phát phiền, loạn ngôn, hôn mê.

+ Chủ huyết mạch:

Tâm gắn liền với mạch, sờ dĩ máu tuần hoàn được trong mạch máu là nhờ có sự hoạt động của tâm. Khi tâm khí hư nhược thì mạch tế nhược vô lực, khí đến không đều, mạch không đầy đủ (có hình mạch, súc, kết đại). Tâm chủ về sắc mặt nhuận trạch sáng tươi và khai khiếu ra lưỡi, sự phân bố huyết mạch ở lưỡi và mặt đều phong phú. Khi bình thường, sắc mặt hồng tươi, sắc lưỡi hồng nhạt. Nếu tâm khí bất túc, tuần hoàn không đầy đủ, sắc mặt trắng bạch hoặc xanh tía không tươi nhuận, sắc lưỡi tím xám; còn tâm hỏa quá vượng thì đầu lưỡi hồng đỏ, miệng lưỡi sinh mụn nhọt hoặc lở loét.

Khi đàm mê tâm khiếu, thấy lưỡi cứng không nói được, người xưa cho rằng “thiệt vi tam chi miêu” lưỡi là nơi khai khiếu của tâm.

Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường
Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường

+ Tâm quan hệ với mồ hôi:

Tâm và mổ hôi có quan hệ mật thiết, cổ nhân cho rằng “hãn vi tân dịch” người bệnh dùng thuốc phát hãn quá độ hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến ra mồ hôi quá nhiều làm tổn hại tâm dương, thậm chí xuất hiện chứng nguy kịch “đại hãn vong dương”.

+ Phụ:

Tâm bào còn gọi là tâm bào lạc, là ngoại vê của tâm. Do tâm là tạng quan trọng, tâm chủ chi quan. Nếu “tâm suy thập nhị quân đều nguy” nên còn có một cơ quan ngoại vệ để ‘bảo vệ nó. Nếu như ngoại tà phạm tâm trước tiên vào tâm bào. Trong bênh ôn nhiệt, sốt cao mê sảng (loạn ngôn) là biểu hiện nhiệt nhập tâm bào, tâm bào ở đây chủ yếu chỉ hoạt động thần kinh cao cấp

Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường
Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường

Bệnh lý, sinh lý của tiểu trường:

Chức năng sinh lý của tiểu trường là tiếp thu thức ăn từ vị chuyển xuống để tiếp tục quá trình tiêu hoá phân biệt thanh trọc. Thanh là chỉ tinh hoa của thức ăn “thủy cốc chi tinh” từ tiểu trường sau khi hấp thu vận chuyển lên phế. Trọc chỉ chất thô của vật chất từ tiểu trường đưa xuống đại trường hoặc vận chuyển qua bàng quang.

  • Khi tiểu trường có bệnh, không những ảnh hưởng dến chức năng tiêu hoá hấp thu mà còn xuất hiện tiểu tiện thất thường.
  • Tâm liên hệ với tiểu trường thông qua kinh lạc tạo thành liên hệ biểu và lý. Nếu như tâm hỏa quá vượng có thể thấy đầu lưỡi đau, hồng, miệng rộp loét, tiểu tiện ngắn đỏ, thâm chí đái ra máu. Bênh lý như vậy gọi là “tâm đa nhiệt vu tiểu trường”. Tâm trong Đông y, trên cơ bản gổm: tạng tâm của YHHĐ và một bộ phận thần kinh trung khu hệ thống thần kinh thực vật… cả về chức năng sinh lý bình thường và khi phát bệnh.
Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường
Sinh lý và bệnh lý của TạngTâm và Tiểu Trường

Học thuyết Tạng tượng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.