Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm

Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm
Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm

+ Sinh lý và bệnh lý của can:

  •  Chủ sơ tiết:

Can có tác dụng thăng phát, thấu tiết, chủ quản về thư thái điều đạt khí cơ của toàn cơ thể.

Nếu như can mất điều đạt, sơ tiết thất thường, khí cơ không thăng dẫn đến nhiều chứng bệnh.

Nếu như can khí uất hay sinh giận dữ, đau đầu, ngưc sườn đau chướng, kinh nguyệt không đều… trái lại, can khí thăng phát quá làm cho can dương thượng nghịch hóa hỏa sẽ dần đến trúng phong, thấy đau đầu dữ dội hoặc mắt đỏ, mắt đau, tai ù, tai điếc.

Can khí không thăng phát – sinh huyễn vựng, mất ngủ dễ giật mình, tinh thần hoàng hốt.

Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm
Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm
  • Chủ tàng huyết:

Can có chức năng tàng huyết và điều tiết lượng huyết, khi hoạt động huyết dịch trữ tàng ờ can cung cấp cho các cơ quan tổ chức, khi nghỉ ngơi hoặc- ngủ huyết lại dồn về can, tàng huyết còn có nghĩa là có khả năng dự phòng chảy máu. Nếu chức năng tàng huyết kém sẽ sinh ra chảy máu: thổ huyết, nục huyết…

  • Khai khiếu ở mắt:

Can và mắt có liên quan mât thiết với nhau, can có bệnh thường ảnh hường đến sự tinh tường của mắt. Can hư tất thị lực giảm (quáng gà), can hỏa vượng hay có mắt đỏ.

Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm
Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm
  • Can chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, chân:

Can chủ quản hoạt động của cân, chi phối khớp xương và hoạt động cơ nhục của toàn cơ thể. Can nhờ vào sự nuôi dưỡng cùa can huyết. Nếu như can huyết bất túc không dưỡng được cân sẽ phát sinh đau cân, tê mỏi, co duỗi khó khăn hoặc có những chứng cấp tính, nhiệt cực dẫn đến can phong nội động cũng có thể phát sinh co giật.

Móng tav, chân là phần dư của cân. Móng tay, chân và can có quan hệ mật thiết, can huyết xung túc thì móng ngón tay hồng nhuận. Can huyết bất túc, móng tay khô sác, bạc trắng, y học xưa cho rằng: “kỳ hoa tại qua”.

+ Sinh lý bệnh của Đởm:

Đởm là một trong sáu phủ nhưng chức năng của nó khác các phủ khác nên goi là phủ kỳ hằng. Tác dụng chủ yếu của dởm là trữ tàng dịch mật. Dịch mật là dịch thể màu xanh.

Người xưa gọi mật (đờm) là “trung thanh chi phủ”. Bệnh đởm biểu hiện chủ yếu là đau sườn, vàng da, đắng miệng, nôn mửa ra nước đắng.

Can đởm quan hệ với nhau thông qua kinh lạc tạo thành quan hệ biểu lý, can đởm tương liên, khi phát bênh thường ảnh hưởng tương hỗ, khi điều trị thường can đởm đồng trị.

Do những lý luận trên người xưa coi chức năng can đởm như là chức năng gan mật của Tây y (về mặt cơ bản) ngoài ra còn bao gồm cả một bộ phận hệ thống thần kinh cao cấp, hệ thống huyết dịch và cơ quan thị giác.

Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm
Sinh lý và bệnh lý của Can và Đởm

Học thuyết Tạng tượng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.