SINH NON

Có thai mới khoảng 5~7 tháng, mà đã muốn ra gọi là Sinh Non (Tiểu Sản).

Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ định nghĩa rằng: “Thai 5-7 tháng, đã thành hình tượng mà bị đẩy ra gọi là ‘Tiểu Sản’.

Tương đương trong phạm vi Sinh Non củaY học hiện đại.

Nguyên Nhân

Sinh Non chủ yếu do thai động không yên và có thai mà ra huyết gây nên. Thường do sinh hoạt tình dục quá mức, hoặc vì uất giận khiến cho thai bị động, hoặc vì khí huyết hư yếu không dinh dưỡng được thai, hoặc vì chấn thương té ngã làm tổn thương thai, hoặc vì khí hậu nóng quá làm tổn thương đến thai, đều có thể gây nên sinh non.

Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ cho rằng: Đàn bà có thai mà mạch Xung, Nhâm bị hư tổn thì thai không giữ vững được hoặc vì giận dữ làm tổn thương Can, hoặc sinh hoạt tình dục quá mức làm cho Thận bị tổn thương, hoặc vì thai khí không vững chắc sẽ dễ sinh ra bất an.

Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ cũng cho rằng: Hoặc sau khi có thai mà sinh ra chứng khác, ảnh hưởng đến thai khí, nên thai không yên, hoặc vấp ngã, va chạm, ngã từ cao xuống, làm tổn thương đến thai, gây nên sinh non.

Nếu sau khi sinh non mà về sau khi thụ thai cũng vẫn như thế thành ra thói quen thì gọi là Quen Dạ Sinh Non..

Nguyên Tắc Điều Trị

Phương pháp chữa trị là trước khi chưa truỵ thai, phải theo nguyên tắc chữa trị về ‘Thai Động Không Yên’ và ‘Lậu Thai Ra Huyết’.

Chữa trị bệnh chứng sau khi sinh non, phần nhiều thấy có hai chứng: Một là huyết ra không dứt, hai là huyết ngưng lại không ra.

Ra huyết quá nhiều không ngừng, phần nhiều là kinh mạch bị tổn thương, mà khí bị hư yếu, không thể nhiếp huyết được, cần đại bổ khí huyết để giữ thai lại cho khỏi ra. Huyết ngừng lại không thông gây nên đau, đó là thứ huyết xấu bế tắc lại không lưu thông lại kèm có ngoại tà, cần dùng phép đạo ứ, khứ trệ, ôn kinh, hoạt huyết.

Triệu Chứng

Khí Hư: Sau khi sinh non, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mỏi mệt, tiếng nói yếu như không có sức, mạch Vi, Nhược.

Điều trị: Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hoặc bài Quy Tỳ Thang gia vị.

Huyết Hư: Sau khi sinh non, sản dịch ra rất ít hoặc không ra, bụng dưới đau cứng, đè không xuống, đau dữ dội, lưỡi hơi xanh, mạch Trầm Thực mà Sắc.

Điều trị: Dùng bài Sinh Hoá Thang và Thất Tiếu Tán.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Thỏ Ty Cố Thai Tiễn (Vương Tu Hỷ Lâm Chứng Bút Ký):Đỗ trọng (sao), Bạch thược đều 9g, Tục đoạn, Kinh giới huệ (sao đen), A giao đều 6g, Hoài sơn (sống), Thỏ ty tử, Thục địa đều 15g, Cam thảo (chích) 3g, Ngải diệp 4g. Sắc uống.

Bổ Thận, cố thai, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị có thai ra huyết (thai lậu), doạ sẩy thai.

Kiện Tỳ Ích Vị Thang 2 (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1986, 2): Đảng sâm, Sơn dược, Hà thủ ô (chế), Tang ký sinh đều 15g, Bạch truật, Đỗ trọng (sao), Tục đoạn đều 10g. Sắc uống.

Tác dụng: Bổ khí, kiện Tỳ, ích Thận, cố thai. Trị thai lậu, doạ sinh non.

Đã trị 131 ca, có kết quả 124, không kết quả 7, đạt tỉ lệ 96,60%.

Cố Thai Ẩm (Trung Y Tạp Chí): Tang ký sinh, Thỏ ty tử, Khiếm thực đều 12g, Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Thái tử sâm, Sơn thù nhục, Thạch liên nhục, Thục địa, Lạn ma căn, Xuân căn bì đều 10g, Sơn dược 15g, Thăng ma 6g. Sắc uống.

Tác dụng: Ích Thận, cố thai. Trị thai lậu, sinh non.

Đã trị 76 ca, khỏi 60. Đạt tỉ lệ 78,95%.

Trữ Căn Hợp Tễ (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Trữ ma căn 15g, Tang ký sinh, Tục đoạn, Lục tâm mã đậu đều 30g, Bạch thược, A giao đều 12g, Phcuj linh, Hoàng cầm đều 9g. Sắc uống.

Tác dụng: Tư Thận, thanh nhiệt, an thai. Trị thai lậu, sinh non.

Đã trị 110 ca, khỏi 51, có hiệu quả ít 29, chuyển biến tót 23, không kết quả 7. Đạt tỉ lệ 94%.

Bài trướcSỏi Mật | Đông Y
Bài tiếp theoSinh Khó | Đông Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.