TAI Ù

Chứng

Trong tai nghe như có tiếng ve kêu, o o, càng về tối càng nặng, tiếng kêu có thể có cường độ khác nhau, từ tiếng nhẹ đến tiếng re ré và bao giờ cũng rất khó chịu nhưng chỉ người bệnh tai ù mới nghe thấy.

Trong thiên ‘Khẩu Vấn’ (Linh Khu 28), Hoàng Đế hỏi: “ Con người bị ù trong tai, khí gì đã gây nên nhứ vậy?”, Kỳ Bá đáp: “ Tai là nơi tụ khí của tông mạch. Nếu trong Vị bị rỗng thì tông mạch sẽ bị hư, tông mạch hư thì dương khí đi xuống, mạch sẽ kiệt, cho nên tai bị ù”.

Thiên ‘Hải Luận’ (Linh Khu 33) ghi: “ Tủy hải bất túc thì não bị chuyển, tai ù, chân buốt, choáng váng, mắt không trông thấy gì, uể oải, thích nằm…”.

Thuộc chứng Nhĩ Minh của Đông Y.

Nguyên nhân

TheoY học hiện đại: Chứng ù tai xẩy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương, không thu nhận đúng tín hiệu, âm thanh, do đó, tạo ra một thứ tiến kêu và thường kèm theo tình trạng mất khả năng nghe. Tuy nhiên cần phân biệt:

(Ù tai tiếng trầm, ù ù từng lúc, có khi nghe kém, cần xem dái tai, dị vật hoặc tai giữa bị viêm, ứ mủ.

(Ù liên tục, tăng dần kèm theo nghe kém, ngậm miệng, bịt chặt cánh mũi, rặn hơi mạnh, nếu không nghe tiếng ‘ục’ hoặc hơi phì lên tai là vòi Eustachi tắc.

(Ù tiếng cao như ve kêu từng cơn kèm theo chóng mặt, nghe kém thường do tổn thương tai trong.

(Ù liên tục, rõ rệt, tiếng đặc, kèm theo một số triệu chứng thần kinh thính giác, nên nghĩ đến nhiễm độc thuốc: Ký ninh, Streptomycine…

(Cũng có thể do dị ứng, đái tháo đường, huyết áp cao, trong não có khối u, chấn thương ở đầu…

(Theo Joseph Touma, nguyên nhân chủ yếu là do tuổi già hoặc do phải chịu tiếng ồn quá mạnh, vì thế người trên 65 tuổi, công nhân làm trong các nhà máy, nhân viên các sân bay, các nhạc công chơi nhạc Rock thường bị chứng ù tai. Chứng ù tai bị xảy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương, không thu nhận được đúng tín hiệu âm thanh, vì thế tạo ra thứ tiếng kêu và kèm theo tình trạng mất khả năng nghe.

Theo Đông Y, trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:

A- Thực chứng

Do Huyết ứ

Chứng: Tai ù, tiếng ù cao mà nhọn, đầu lưỡi có điểm ứ huyết, kinh nguyệt bế.

Điều trị: Khứ ứ, hoạt huyết.

Dùng bài

Đào Hồng Tứ Vật Thang (11) Gia Giảm, Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang (56) Gia Giảm.

Do Can Hỏa

Chứng: Đầu đau, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, phiền táo, lúc buồn phiền, tức giận thì tai càng ù hơn, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Thanh tả Can hỏa.

Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22 – 23) Gia Giảm, Thông Thánh Tán (57).

Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Trung chử, Hiệp khê, Thái xung (Ế phong, Thính hội là huyệt cục bộ, hợp với Trung chử, Hiệp khê và Thái xung theo cách phối huyệt gần và xa để sơ đạo khí của Can Đởm) (Trung Y Cương Mục).

Do Đờm Hỏa

Chứng: Ngực đầy, đờm nhiều, táo bón, tiểu khó, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt, Sác.

Điều trị: Thanh giáng đờm hỏa, cổn đờm, thông khiếu.

Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang (17) Gia Giảm.

Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Trung chử, Hiệp khê, Phong long (Ế phong, Thính hội là huyệt cục bộ, hợp với Trung chử, Hiệp khê theo cách phối huyệt gần và xa để sơ đạo khí; Phong long tiết nhiệt, địch đờm, thông khiếu (Trung Y Cương Mục).

Ế phong, Phong trì, Trung chử, Hành gian, Phong long (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thái xung, Khâu khư (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

B- Hư chứng

Do Thận Hư

Chứng: gặp nơi người lớn tuổi, người hư yếu. Tai ù âm nhỏ, thường rõ, kèm lưng đau, gối mỏi, hai chân yếu, di tinh, tiểu nhiều. Mạch tế, Nhược.

Điều trị: Tư âm, bổ Thận.

Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm.

Nếu do Thận âm hư mà dương thịnh thì đầu váng, tai ù. Dùng bài trên thêm Từ thạch, Quy bản, Ngưu tất, Ngũ vị tử.

Nhục Thung Dung Hoàn (37).

Lấy một con gà trống lông trắng, chân đen, rửa sạch, đổ chừng 3 lít rượu, nấu chín, ăn, cách vài ngày ăn một con (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

Châm cứu: Châm Ế phong, Thính hội, Quan nguyên, Thái khê, Thận du (Thái Khê, Thận du để tư bổ Thận âm; Ế phong, Thính hội sơ điều kinh khí của Đởm; Quan nguyên bổ ích Thận khí) (Trung Y Cương Mục).

Do Khí Hư

Chứng: Tai ù, chân tay mỏi mệt, ăn ít, tiêu lỏng, hơi thở ngắn.

Điều trị: Kiện Tỳ, Ích khí.

Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Gia Giảm.

Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý (Tỳ du, Vị du điều tiết khí ở tạng phủ, kiện Tỳ, ích Vị; Túc tam lý bổ ích khí huyết, giúp cho việc sinh hóa khí huyết, tinh khí, làm cho khí huyết tăng, tinh khí được đưa lên tai, khiến cho tai hết ù, nghe rõ được) (Trung Y Cương Mục).

Bá hội, Thính cung, Nhĩ môn, Lạc khước, Dịch môn, Trung chử, Thương dương, Thận du, Tiền cốc, Uyển cốt, Thiên lịch, Hiệp cốc, Đại lăng, Thái khê, Kim môn. Cứu Tâm du từ 5 đến 50 liều (Châm Cứu Đại Thành).

Ế phong, Phong trì, Trung chử, Hành gian, Phong long, Thái khê, Thận du (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thận du, Quan nguyên (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

Nhĩ Châm

Tai trong, Tai ngoài, Não, Thận, Thần môn, Can, Hạ bì (Trung Y Cương Mục).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.