VIÊM TAI GIỮA – TAI CHẢY MỦ
Là dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.
Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khỏi mà không để lại di chứng gì.
Nếu không được phát hiện sớm, điều trị không đúng, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến sức nghe, dẫn đến viêm xương chũm và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm..
YHCT gọi là Nhĩ Nùng, Đình Nhĩ, dân gian quen gọi là Thối Tai, Tai Chảy Mủ, Sưng Màng Trống.
THỂ CẤP TÍNH
Chứng: Có ba dấu hiệu chính: sốt, tiêu chảy, đau tai.
Sốt (nơi trẻ nhỏ thường sốt cao), mệt mỏi, tiêu chảy, tai đau (là dấu hiệu chủ yếu, đau dữ dội theo nhịp đập, đau từng cơn, đau lan ra xương chũm tai nửa mặt, nữa đầu đau nhiều về đêm và ở tư thế nằm làm cho người bệnh mất ngủ, tai chảy mủ vàng đặc, có dính máu, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Nguyên nhân: Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm Can – Đởøm.
Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt hoặc trừ thấp ở Can – Đởm.
Sài Hồ Sơ Can Thang (42) gia giảm:
Có máu mủ: thêm Sinh địa 16g, Đơn bì 12g.
(Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm, Bạc hà để thanh nhiệt; Sài hồ để sơ phong; Kim ngân để trừ thấp, tiêu độc).
Điều Áp Lưu Khí Ẩm (13), Nhĩ Để Tán (32), Bài Nùng Thang gia vị (02), Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm (38).
Thuốc Nhỏ:
Khô Mai Tán (19).
(Khô phàn thanh nhiệt, táo thấp; Băng phiến thanh nhiệt, chỉ thống).
Châm Cứu
Nhĩ môn, Ế phong, Hợp cốc (Châm Cứu Đại Thành).
Lư tức, Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội (Châm Cứu Học HongKong).
Châm phía trước tai 2 kim (Nhĩ môn, Thính cung), phía sau tai 3 – 4 kim (Hậu thính hội, Hậu thính cung, Ế phong…). Châm sẽ cắt được cơn đau. Thêm Khúc tân, Nhĩ môn, Kiên ngoại du, Can du, Khúc trì, Hợp cốc. Châm hoặc cứu thì ngày hôm sau ra mủ và giảm nhẹ (Hiện Đại Châm Cứu Trị Liệu Lục).
Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’:
Thực chứng: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu. Châm Phong trì, Ế phong, Thính cung, Hợp cốc, Ngoại quan, Túc lâm khấp.
(Phong trì, Túc lâm khấp để tả hoả ở Can Đởm và kinh túc Thiếu dương).
Hư chứng: Kiện Tỳ, hoá thấp. Châm bổ cứu Ế phong, Túc tam lý, Âm lăng tuyền.
(Ế phong thông lạc, khai khiếu; Túc tam lý, Âm lăng tuyền để kiện Tỳ, hoá thấp).
Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’:
Do phong nhiệt, Can hỏa: Sơ tán phong nhiệt, lương Can, giải độc. Châm Ế phong, Nhĩ môn, Ngoại quan, Hành gian (Ế phong, Nhĩ môn, Ngoại quan thuộc kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, có rác dụng sơ điều kinh khí ở tai, sơ phong, giải biểu, thanh nhiệt, lợi khiếu; Hành gian tả nhiệt ở Can, Đởm).
Do Tỳ hư thấp phiếm (tràn lên): Kiện Tỳ, thấm thấp, bổ thác, bài nùng. Châm Hoàn cốt, Thính hội, Trung chử, Tỳ du (Hoàn cốt, Thính hội thuộc kinh túc Thiếu dương Đởm; Trung chử thuộc thủ Thiếu dương Tam tiêu, đều vận hành qua vùng tai, vì vậy có tác dụng thông lợi nhĩ khiếu; Tỳ du kiện Tỳ, thấm thấp, bổ thác, bài nùng).
Do Thận suy, độc tụ lại: Bổ Thận, bồi bản, giải độc bài nùng. Châm Lư tức, Thính cung, Thận du, cứu Quan nguyên
(Lư tức thuộc thủ Thiếu dương Tam tiêu; Thính cung là huyệt hội của kinh thủ Thiếu dương (Tam tiêu), túc Thiếu dương (Đởm), thủ Thái dương (Tiểu trường), hai huyệt trên phối hợp với nhau có tác dụng tuyên thông nhĩ khiếu, giải độc, bài nùng; Bổ Thận du, cứu Quan nguyên để bổ thận, bồi bổ cho gốc).
Nhĩ Châm
Tai, Tai trong, Nội tiết (Châm Cứu Học HongKong).
Tai trong, Thận, Nội tiết, Thượng thận, Tai ngoài (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ngoại Khoa
Cây Dấp cá khô 20gr, Táo đỏ 10 quả, sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Hành hương (củ, rễ, lá), giã nát, vo tròn, nhét vào tai, để nguyên ngày, lấy ra, thay miếng khác, làm vài lần sẽ đỡ (Nam Dược Thần Hiệu).
Hạt Đào bóc vỏ, lấy nhân, sao thơm, tán bột bọc vào bông gòn, nhét vào tai 4-5 ngày (Nam Dược Thần Hiệu).
Lá Dấp cá hoặc rau Mùi, Hẹ, Ích mẫu… rửa sạch, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai độ 3 giọt (rửa sạch mủ trước khi nhỏ thuốc) (Nam Dược Thần Hiệu).
Rết một con, phơi khô, tán bột, rắc (thổi) vào tai (Nam Dược Thần Hiệu)
Mật cá mè nhỏ vào tai 2-3 giọt. Cách một ngày nhỏ một lần. Làm 2-3 lần thì khỏi (Thuốc Hay Tay Đảm).
Nhỏ vào tai 4-5 giọt oxy già (oxygéné) 10-12 thể tích (không nên dùng loại mạnh hơn có thể làm bỏng), rồi lấy tay day nắp tai. Một phút sau, mủ bị bọt sùi đẩy ra ngoài, dùng tăm quấn bông lau cho khô.
Nếu không có nước oxy già, nên dùng nước chè (trà) đặc, chứa nhiều chất chát (Tanin) để rửa tai, vì chất chát làm long mủ, săn da và niêm mạc
Bên ngoài dùng:
Vàng đằng 18, Bằng sa 0,6g, Băng phiến 0,6g. Tán bột, rắc vào, ngày 1 lần.
Phèn phi 16g, Băng phiến 0,6g, Xà thoái (da rắn lột) đốt 0,6g. Tán bột, rắc ngày 1 lần.
THỂ MẠN TÍNH
Trên lâm sàng có thể gặp các thể sau:
a- Thấp nhiệt ở Can kinh, đợt cấp:
Chứng: Tai đau nhức mủ chảy đặc dính, mùi hôi, lượng nhiều.
Điều trị: Thanh Can, lợi thấp. Dùng bài:
Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm:
Châm Cứu: Ế phong, Nhĩ môn, Phong trì, Hợp cốc, Thái xung (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
b- Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng
Chứng: Mủ ra thường xuyên, loãng, tai ù, nghe kém, hoa mắt, chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, rêu lưỡi ít, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ Thận, thông khiếu. Dùng bài: Tri Bá Địa Hoàng Thang (61), Dương Hòa Thang (09), Nhĩ Cam Tán (31).
Châm Cứu:
Nhĩ môn, Ế phong, Thận du, Tam âm giao, Thái khê (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
c- Thể Tỳ hư (thường gặp ở trẻ nhỏ):
Chứng: Chảy mủ loãng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch Hoãn Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng bài: Sâm Linh Bạch Truật Tán (44) gia giảm.
Châm Cứu
Hợp cốc, Ế phong, Nhĩ môn (Châm Cứu Đại Thành).
Nhĩ môn, Ế phong, Thính hội, Phong trì, Túc tam lý (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
Ế phong, Hợp cốc hoặc Phong trì, Thính cung, Ngoại quan (Chọn Huyệt Châm Cứu).
(Ế phong, Thính cung Nhĩ môn có tác dụng cục bộ để sơ thông kinh khí. Phong trì hỗ trợ thêm tác dụng cục bộ nếu đau ra sau gáy và xương chũm. Hợp cốc, Ngoại quan để thanh nhiệt, giải biểu.
Lư tức, Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội (Châm Cứu Học HongKong).