TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

KINH VĂN

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Hợp thân hình con người, bắt chước bốn mùa, năm hành để điều trị… Thế nào là thuận, thế nào là nghịch, thế nào là đắc, thế nào là thất? Xin cho biết rõ.

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm hành là Kim, Mộc, Thủy, Hòa, Thổ. Thay nhau quý, tiện, để biết chết sống, để quyết thành bại và định cái khí của năm Tàng, cùng cái lúc hơi bớt cái lúc nặng thêm… Rồi do đó dự tính khi chết và sống.

Hoàng Đế nói:

Xin cho biết rõ căn nguyên…

Kỳ Bá thưa rằng:

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

Can chủ về mùa xuân, kinh khí do túc Quyết âm Thiếu dương chủ trị, ứng với hai ngày Giáp, Ẩt. Can khổ về sự cấp (tức thái quá), kíp ăn vị cam để cho hoãn lại.

Tâm chù về mùa hạ, kinh khí do thù Thiếu âm Thái dương chủ trị, ứng với hai ngày Bính, Đinh. Tâm khổ về sự hoãn (chậm chạp tán mạn), kíp ăn vị toan để cho hậu lại.

Tỳ chù về Trườne hạ, kinh khí do túc Thái âm Dương minh chù trị, ứng với hai ngày Mậu, Kỷ. TỲ thổ vè sự thấp, kíp ăn vị khổ để cho ráo lại.

Phế chủ về mùa thu, kinh khí do thù Thái âm Dương minh chủ trị, ứng với hai ngày Canh, Tân. Phế khổ về khí nghịch lên, kíp ăn vị khổ để cho tiết đi.

Thận chủ về mùa đông, kinh khí do túc Thiểu dưong Thái âm chù trị, ứng với hai ngày Nhâm, Quý. Thận khổ về sự táo (ráo), kíp ăn vị tân để cho nhuận, do đó khai được tấu lý, sinh ra tân dịch và thông khí…

Bệnh ở Can, khỏi về mùa hạ; mùa hạ không khỏi tới mùa thu sẹ nặng thêm. Neu mùa thu không chết, sẽ đứng bệnh về mùa xuân và khỏi hẳn về mùa xuân, cấm hóng gió (theo nghĩa đoạn trên này và cả dưới đây, chuyên nói về sinh khắc, duyệt già chú ý).

Bệnh ở Can, khỏi ở ngày Bính, Đinh; ngày Bính, Đinh không khỏi, sẽ nặng thêm ở ngày Canh, Tân. Nếu ngày Canh, Tân không chết sẽ đứng bệnh ở ngày Nhâm, Quý và khỏi hàn ở ngày Giáp, Át.

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

Bệnh ở Can, sáng sớm tinh táo, chập tối nặng, nửa đêm yên.

Can khí muốn sơ tán, kíp ăn vị tân để cho tán; dùng vị tân để bổ, vị toan để tà. .

Bệnh về Tâm, khỏi ở mùa Trường hạ; mùa Trường hạ không khỏi, sẽ nặng ở mùa đông. Nếu mùa đông không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa xuân, khỏi hẳn ờ mùa hạ.

Cấm ăn thức nóng, mặc áo nóng.

Bệnh về Tàm, khỏi ở ngày Mậu, Kỳ; ngày Mậu, Kỷ không khỏi, nặng ở miày Nhâm, Quý. Neu ngày Nhâm, Quý không chết, sẽ dứng bệnh ở ncày Giáp, Ất khỏi hẳn ở ngày Bính, Đinh.

Bệnh về Tâm, đúng trưa tinh táo, nửa đêm nặng, sáng sớm yên.

Tâm muốn nhuyễn (mềm mại), kíp ăn vị hàn để cho nhuyễn; dìum vị hàm dể bổ, vị cam để tà.

Bệnh về Tỳ, khôi ờ mùa thu; mùa thu không khỏi, sẽ nặng ở mùa xuân. Neu mùa xuân không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa hạ, khỏi ỏ mùa Trường ha.

Cấm ăn thức có tính ấm, ăn no và ở nơi ẩm, mặc áo ưót.

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

Bệnh về Tỳ, khỏi ở ngầy Canh, Tân; ngày Canh, Tân không khỏi sẽ nặng ở ngày Giáp, Ất. Nếu ngày Giáp, Ất không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Bính, Đinh, khỏi hẳn ở ngày Mậu, Kỷ…

Bệnh về Tỳ, lúc xế chiều tỉnh táo, lúc mặt trời mọc nặng, chập tối yên.

Tỳ muốn được thư hoãn, kíp ăn vị cam để cho thư hoãn; dùng vị khổ để tả, vị cam để bổ.

Bệnh về Phế, khỏi ở mùa đông; mùa đông không khỏi, nặng ở mùa hạ. Nếu mùa hạ không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa Trường hạ, khỏi hẳn về mùa thu.

Cấm ăn uổng thức lạnh và mặc áo lạnh.

Bệnh về Phế, khỏi ở ngày Nhâm, Quý; ngày Nhâm, Quý không khỏi, sẽ nặng ở ngày Bính, Đinh. Nếu ngày Bính, Đinh không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Mậu, Kỷ, khỏi hẳn ờ ngày Canh, Tân.

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

Bệnh về Phế, chập tối tinh táo, đúng trưa nặng, nửa đêm yên.

Phế muốn thâu liễm, kịp ăn vị toan cho thâu liễm; dùng vị toan để bổ, vị tân để tả.

Bệnh về Thận, khỏi ở mùa xuân; mùa xuân không khỏi, sẽ nặng ở mùa Trường hạ. Nếu mùa Trường hạ không chết, sẽ đứng bệnh ở mùa thu, khỏi hẳn ở mùa đông.

Cấm ăn các thức xào, nướng có tính nóng và mặc áo hơ (là) nóng.

Bệnh về Thận, khỏi ở ngày Giáp, Ất; ngày Giáp, Ất không khỏi, sẽ nặng ở ngày Mậu, Kỷ. Nếu ngày Mậu, Kỷ không chết, sẽ đứng bệnh ở ngày Canh, Tân, khỏi hẳn ở ngày Nhâm, Quý.

Bệnh về Thận, nửa đêm tinh táo, gặp giờ tứ quý (Thìn, Tuất, Sửu, Tỵ) nặng, xế chiều yên.

Thận muốn kiên, kịp ăn vị khổ để cho kiên; dùng vị khổ để bổ, vi hàm để tả.

Phàm tà khí phạm vào người, lấy cái “thắng” để cùng thêm lên (như Can bệnh, thêm lên về Canh, Tân v.v…); gặp cái “sở bất thắng” thì càng nặng, gặp cái “sở sinh” thì đứng bệnh; gặp đúng vào bàn vị cùa mình sẽ khỏi. Tất phải hiểu thấu cái mạch của năm Tàng, mới có thể nói được lúc nhẹ, lúc nặng và dự đoán được cái thời kỳ sinh từ.

Bệnh về Can, đau ở hai bên sườn, dẫn xuống Thiếu phúc khiến người hay nộ. Can hư thì mắt lờ mờ trông không rõ, tai nghe không tỏ, hay sợ như sắp bị người bắt. Nên lấy ở hai kinh mạch Quyết âm và Thiếu dương.

Khí nghịch thì đầu nhức, tai điếc, mà sưng, nên bớt huyết đi (hoặc tả bớt).

Bệnh về Tâm, trong hung đau; chi lạc ở hiếp đầy, dưới hiếp đau; khắp khoảng xương ở vai, lưng đều đau, hai cánh tay cũng đau.

Tâm hư thi hung phúc to ra, dưới hiếp và yêu cùng rút mà đau.

Lấy ở hai kinh mạch Thiếu âm, Thái dương và trích huyết dưới lưỡi.

Nếu bệnh biến, lại phải thích thêm huyệt Âm khích cho ra huyết.

Bệnh về Tỳ, mình nặng, cơ nhục nhão nát tê dại, chân không co lại được; lúc đi, đau trong xương, dưới chân cũng đau.

Tỳ hư thì bụng đầy, ruột sôi, xôn, tiết, thức ăn không đều. Nên lấy huyết ở các kinh mạch Thái âm, Dương minh và Thiếu âm.

Bệnh về Phế, suyễn, khái, nghịch khí; vai, lưng đau, hãn ra; cầu âm (xương khu), vế, đầu gối, xương ống đều đau.

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

Phế hư thì không thở được dài, tai điếc, cuống họng khô.

Lẩy huyết ở ngoài kinh mạch Thái âm, túc Thái dưong và bên trong Quyết âm.

Bệnh về Thận, bạng to, ống chân sưng, suyễn và khái, mình nặng; lúc ngủ toát mồ hôi, ghê gió.

Thận hư thì trong bụng đau, đại phúc, tiểu phúc đều đau; quyết lãnh; ý tứ không vui.

Nên lấy huyết ở kinh mạch Thiếu âm và Thái âm.

Can sắc xanh, nên ăn vị ngọt; ngạnh mễ, thịt bò, quả táo quỳ… đều thuộc về vị ngọt.

Tàm sắc xích, nên ăn vị toan; tiểu đậu, thịt chó, quả mận, rau cửu… đều thuộc về vị toan.

Phế sắc bạch, nên ăn vị khổ; lúa mạch, thịt dê, quả hạnh, rau giới (cù kiệu), đều thuộc về vị khổ.

Tỳ sắc hoàng, nên ăn vị hàm; đại đậu, thịt lợn, quả lật, rau hoắc… đều thuộc về vị hàm.

Thận sắc hắc, nên ăn vị tân; hoàng thử, thịt gà, quả đào, cù hành… đều thuộc về vị tân.

Vị tân thì tán, vị toan thì thâu, vị cam thì hoãn, vị khổ thì kiên, vị hàn thì nhuyễn.

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN

Các thứ thuốc có tính chất độc công trị bệnh tà. Năm giống lúa để chuyên về sự nuôi năm Tàng; năm thứ quả để giúp cho sự nuôi; năm loài súc để giúp sự bổ ích; năm thứ rau để cho đầy đủ thêm. Khí vói vị hợp lại để ăn và uống, sẽ bổ tinh và ích khí.

Vậy năm vị tân, toan, cam, khổ, hàm… đó đều có sự lợi ích, hoặc tán, hoặc thâu, hoặc cấp, hoặc kiên, hoặc nhuyễn v.v… Bốn mùa năm Tàng mắc bệnh, đều theo sự cân dùng thích nghi cùa năm Tàng.

TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
TÀNG KHÍ PHÁP THỜI LUẬN
Bài trướcKINH MẠCH BIỆT LUẬN
Bài tiếp theoTUYÊN MINH NGŨ KHÍ THIÊN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.