THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

KINH VĂN

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

Thiếu âm sao lại chủ về Thận? Thận sao lại chủ về thủy?

Kỳ Bá thưa rằng:

Thận, thuộc về Chí âm; Chí âm là nơi để chứa thủy, Phế thuộc về Thái âm. Thiếu âm mạch thuộc về mùa đông. Cho nên gốc nó ở Thận mà ngọn nó là Phế. Đeu là những nơi chứa nước.

Thận sao lại có thể tụ được thủy mà sinh ra bệnh?

Thận là cửa của Vị, vì “quan môn” không lợi nên mới tụ thủy và theo về cùng loài cùa nó(1).

Làm quá sức nhọc mệt; thì Thận hãn toát ra. Thận hãn toát ra mà gặp gió, trong không thể lọt vào Tàng Phù; ngoài không thể vượt ra bì phu. Khách(2) ở Huyền Phù, dẫn đi ở trong bì, truyền làm chứng phù thũng, gốc nó ở Thận, gọi là phong thủy, Huyền Phù tức là lỗ hổng cho hãn toát ra.

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

Thủy du năm mươi bày nơi, nó chù về gì?

Kỳ Bá thưa rằng:

Thận du năm mươi bày huyệt, là nơi tụ cùa tích âm, thủy do đó mà ra vào. Tại cầu thưọng có 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt, đều là Thận du. Cho nên, thủy dẫn xuống thành phù thũng, ở Đại phúc thành chứng thở suyễn, không thể nằm. Vì “tiêu, bản” đều mắc bệnh, nên mới có chứng “suyễn thở” và “phù thũng”, do thủy khí không Du chuyển mà gây nên(3).

Trên Phục thổ có hai hàng, mỗi hàng năm huyệt. Đó là khí nhai của Thận, và là nơl giao kết tại chân cùa ba kinh âm.

Trên “khỏa” đều có một hàng, mỗi hàng sáu huyệt. Đó là đường lối dẫn xuống của Thận mạch, gọi là Thái xung. Tất cả 57 huyệt đó đều là âm lạc của Tàng, mà thủy “khách” vào đó.

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

Mùa xuân thích ở lạc mạch, phận nhục, là vì cớ sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Mùa xuân, hành Mộc mới bắt đầu thống trị, Can khí mới sinh. Can bẩm thụ cái khí phong Mộc, nên “cấp, tật” (kíp, chỏng); Kinh mạch do Đông lệch phục Tàng ở sâu, giờ gặp xuân khí mới ra, nên khí còn ít. Vậy dùng châm, không thể vào sâu, để lấy ở kinh, mà chi lấy “nông” ở nơi lạc mạch phận nhục(4).

Mùa hạ thích ở thịnh kinh và phận tấu, là vì sao? về mùa hạ, hành Hỏa mới trị thì Tâm khí mới sinh trưởng. Mạch còn non, khí còn yếu. Dương khí ứ ràn, nhiệt hun phận tấu, bên trong lấn vào tới Kinh. Cho nên phải thích ở kinh phận tấu. Làm đứt hằn lối đl của tà ở ngoài bì phu vì là nó còn ở chỗ nông. Trên nói là “thịnh kinh”, vì dương đương thịnh ở đó.

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

Mùa thu, thích ở kinh du, là vì sao?

về mùa thu, hành Kim mới trị thì, Phế khí sắp thâu sái, Kim

khí Sắp phát triển, Dương khí ở nơi họp, Âm khí mới sinh ra. Thấp khí nhiễm vào thân thể, Âm khí chưa toàn thịnh, chưa thể vào sâu, cho nên thích ờ Du để tà Âm tà, thích ở Hợp để hư Dương tà. Dương khí mới suy, nên thính ở Hợp(5).

Mùa đòng, thích ở tỉnh, vinh là vì sao?

về mùa đông, hành Thủy mới trị thì Thận mới “bế” (đóng, như đỏng cửa), Dương khí suy ít, Âm khí thịnh nhiều. Cự dương phục trầm, dương mạch cũng lánh dương phận để quy phụ về bên trong. Cho nên thích ở tỉnh để hạ khí âm nghịch xuống, thích ở vinh để làm cho Dương khí được đày đù. Cho nên có câu rằng: “Mùa đông thích ở tinh, vinh; mùa xuân không sinh chứng cừu nục” là vì lẽ đó(6).

Hoàng Đế hỏi:

Phu Tử nói trị nhiệt bệnh 59 Du, là những gì? Xin cho biết rõ.

Kỳ Bá thưa rằng:

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

Trên đầu năm hàng, mỗi hàng có năm huyệt để làm vượt bỏ nhiệt nghịch cùa chư dương. Đại chữ, Ưng du, Khuyết bồn, Bối du, tám huyệt đó (vì mỗi huyệt chia làm hai bên, mỗi bên một huyệt, mới thành tám), để tà bỏ nhiệt ở trong hung. Khí nhai, Tam lý, Cự hư, Thượng hạ liêm, tám huyệt đó (cũng như trên) để tả bỏ nhiệt ờ trong vị. Vân môn, Ngu cốt, ủy trung, Tùy không, tám huyệt đó (như trên) để tả bỏ nhiệt ở tứ chi.

Bên cạnh Du cùa năm Tàng đều có năm huyệt, 10 huyệt đó để tả bò nhiệt cùa năm Tàng. Phàm 59 huyệt trên đó, đều theo nhiệt ở tả hữu để tả.

Người bị thương về khí hàn mà tmyền thành bệnh nhiệt, là vì sao?

Vì hàn quá thì sẽ thành nhiệt(7).

CHÚ GIẢI:

(1) Thận chủ về Hạ tiêu, Bàng quang làm Phù, khai khiêu ra Nhị âin (tiền âm, hậu âm). Cho nên Thận khí hỏa thì Nhị âm thông lợi; Thận khí không hóa thì Nhị âm bí vít. Nhị âm vít thì nước uống vào Vị sẽ bị ràn. Cho nên trên đây nói: “Thận là cửa của Vị”. Cửa đóng thì khí bị dừng lại; khí dừng lại thì nước bị ứ; nước ứ lại thì sẽ quá nhiều; nước quá nhiều thì khí sẽ ngập tràn. Nên mới nói: “Quan môn không lợi, sẽ tụ thủy mà theo về cùng loài của nỏ”.

(2) Vật gì nguyên không có mà đến, gọl là khách, trái với chủ. Như phong khách ở bì phu, vì bì phu vốn không có phong, giờ phong từ ngoài mới nhập vào, nên gọi là khách. Trong Đông y dùng chữ “khách” để giải thích bệnh rất nhiều, vì nó có ý nghĩa hay, nên đây giải nghĩa rõ, để sau đây dùng nguyên văn cho tiện.

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

(3) Trên đây nói về “tiêu, bản” đều mắc bệnh. Thận là bản mà Phế là tiêu. Tại Phế thì thành chứng thở suyễn, tại Thận thỉ thành chứng phù thũng; Phế bị khí nghịch nên không thể nằm. Bời Thận du vòng qua cầu cốt mà đi trở xuống, lại vòng qua phúc mà trờ lên trên Phế, giờ về thủy khí lưu ờ kiríh du, mới gây nên chứng hậu như vậy, phàm thứ huyết hữu hình thì lưu hành ờ trong mạch, thứ khí vô hình thì lưu hành ở ngoài mạch. Vì vậy, cái thủy hữu hình cũng lưu hành ờ khoảng khí phận vô hình, cái thủy khí vô hình lại lưu hành ở trong mạch hữu hình. Thủy theo kinh mà xuất hiện ở trên dưới, mà thủy khí cũng theo kinh mà lưu ở trong mạch. Cho nên, về chứng phù thũng ở Đại phúc, đó là do con đường “xuất, nhập, nội, ngoại” cùa thủy; còn thờ suyễn không thể nằm, đó là do “thủy khí nghịch lên ở trong mạch”.

(4) về phương pháp thích, có thích ở bì, nhục, cân, cốt sâu nông khác nhau. Bệnh có phù trầm nên thích có thiển, thâm. Bốn mùa cũng vậy, phải theo khí sâu nông để dùng châm sâu nông. Như trên đây là thích ờ nông.

(5) về mùa thu muôn vật đều “sái”, cái khí thanh tú sắp thắng viêm nhiệt. Dương khí mới “giáng” và lưu ờ cái Phủ nó hợp. Còn cái Âm khí cùa Tàng mới sinh mà chưa thịnh, về tiết Lập thu, Thái âm thấp Thổ chủ khí, cho nên

thấp khí mới nhiễm vào thân thể, nhưng vì Âm khí chưa thịnh nên chưa có thể dùng châm đề thích vào sâu, chỉ thích ờ Du thượng để tà bò cái thấp cùa Thái âm, thích ờ Hợp để làm “hư” bớt cái tà ở dưcmg Phù.

Trở lên nói về thích chứng phong thủy 57 Du, mà lại có sự phân biệt của bốn mùa.

Ở đất là hành Thủy, ờ trời là khí hàn; hàn cực thì sinh nhiệt. Vậy nhiệt sinh ra bời hàn. Nên bài này gọi là: Thủy nhiệt huyệt luận.

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN

 

Bài trướcChữa động kinh bằng châm cứu dùng huyệt nào?
Bài tiếp theoĐIỀU KINH LUẬN THIÊN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.